4 Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ đông y hiệu quả bất ngờ.

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm trong dân gian được lưu truyền nhiều và hiệu quả của những bài thuốc này khiến nhiều người bất ngờ. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian giúp bạn tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà an toàn và hiệu quả. Cùng tham khảo nhé!

Có nên tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà không?

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép lên rễ thần kinh gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Có nhiều cách điều trị khác nhau như tự chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc dân gian, thuốc tân dược, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn mà áp dụng phương pháp phù hợp.

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu

Trở lại với câu hỏi có nên tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà không? Lời khuyên được đưa ra, dù chữa trị tại nhà hay bệnh viện thì người bệnh cũng cần đến cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa để khám và kiểm tra. Từ đó xác định bệnh đang ở giai đoạn nào để có cách điều trị phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất.

Chỉ nên tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng các bài thuốc dân gian khi bệnh ở giai đoạn nhẹ. Khi bệnh tiến triển nặng hoặc không đáp ứng cách điều trị này thì cần được chăm sóc y tế của các bác sĩ chuyên khoa.

Ngải cứu
Ngải cứu

3 bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu hiệu quả nhất

Dùng ngải cứu, lá lốt, xương rồng trị đĩa đệm bị thoát vị là những bài thuốc đem lại hiệu quả cao, đơn giản dễ thực hiện, đã được nhiều người áp dụng thành công.

Ngải cứu hay ngải diệp, nhả ngải, cây thuốc cứu… thuộc loài thân thảo, mọc hoang hoặc đường trồng làm rau ăn. Trong dân gian, ngải cứu được sử dụng để chữa đau bụng, điều kinh, an thai và chữa các bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm rất hiệu quả.

Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm này giúp giảm các cơn đau nhức hành hạ người bệnh nhanh chóng. Để tăng hiệu quả trị bệnh, có thể kết hợp ngải cứu và những vị thuốc khác như vỏ bưởi, mật ong, giấm gạo…

Những cách dùng ngải cứu làm Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm:

Ngải cứu và giấm gạo

Lấy 300g ngải cứu tươi rửa sạch, giã nát. Rồi trộn với 200ml giấm gạo, đem đun nóng. Sau đó, bọc hỗn hợp vào khăn mỏng, xoa dọc vị trí cột sống bị đau nhức trong 15 phút.
Thực hiện xoa bóp bằng ngải cứu và giấm gạo liên tục và đều đặn từ 2 – 3 tuần, những cơn đau nhức thuyên giảm rõ rệt.

Ngải cứu và muối hạt

Dùng một nắm ngải cứu tươi rửa sạch, để ráo, cho vào rang nóng với một nắm muối hạt. Rồi dùng chiếc khăn mỏng bọc hỗn hợp này lại đắp và chườm lên vị trí lưng đau nhức do thoát vị trước khi đi ngủ.

Ngải cứu và mật ong

Sử dụng 1 năm ngải cứu tươi, mật ong nguyên chất 2 thìa và một lượng nước muối pha loãng vừa đủ.
Rửa sạch ngải cứu, rồi giã nát, thêm nước muối pha loãng vào. Chắt lấy nước, bỏ bã. Sau đó, thêm mật ong vào, khuấy đều là uống được. Uống 2 lần/ngày. Sau một thời gian triệu chứng đau nhức do thoát vị được đẩy lùi.

Ngải cứu, vỏ bưởi và vỏ chanh

Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm này cần nguyên liệu như sau:
Ngải cứu khô 200g
Vỏ chanh khô 1kg
Vỏ bưởi khô 2 cái
Rượu trắng 2 lít
Đen tất cả các nguyên liệu trên sao vàng rồi cho vào bình thủy tinh sạch ngâm với rượu trắng. Sau một tháng là có thể sử dụng. Mỗi ngày người bệnh uống 1 ly nhỏ, đều đặn trong 1 – 2 tháng đau lưng, vai gáy, khó chịu do thoát vị giảm hẳn.

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt

Lá lốt không chỉ dùng để chế biến món ăn mà còn là vị thảo dược chữa trị được nhiều bệnh. Nó có tính kháng khuẩn, kháng viêm có tác dụng giảm đau nhức, ngừa viêm nhiễm, tê bì, chữa phong thấp, thoát vị đĩa đệm và các bệnh xương khớp khác hiệu quả.

Người bệnh có thể tham khảo một vài bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt sau:

Lá lốt và đinh lăng

Vị thuốc: Lá lốt gồm thân, rễ, lá 30g, đinh lăng 30g và trinh nữ 30g.
Cách thực hiện: Rửa sạch lá lốt để ráo nước. Cắt khúc lá lốt rồi phơi khô 2 nắng. Đinh lăng và cây tinh nữ phơi khô.
Cho các vị thuốc đã phơi khô trên vào sắc với 1,5 lít nước, dùng uống hàng ngày. Uống trong 7 ngày liên tiếp dừng, theo dõi kết quả.

Lá lốt, cỏ xước, dền gai

Vị thuốc: Lá lốt 30g, cỏ xước 30g, dền gai 30g và cỏ ngươi 30g.

Cách thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc trên, đem phơi khô hoặc sao vàng. Dùng nguyên liệu đã sao vàng sắc thành nước thuốc uống hàng ngày.

Lá lốt sữa bò

Vị thuốc: Một nắm lá lốt và sữa bò tươi 300ml.

Cách thực hiện: Lá lốt rửa sạch thái nhỏ hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Cho nước cốt và sữa vào đun sôi lên là uống được. Mỗi ngày uống 1 – 2 lần. Uống liên tục trong 7 ngày. Chú ý bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm này chỉ dùng khi sữa còn ấm nóng.

Lá lốt, cây chó đẻ, ngải cứu

Vị thuốc: Lá lốt, lá ngải cứu và cây chó đẻ mỗi loại 300g.
Cách thực hiện: Rửa sạch những vị thuốc trên, để ráo nước rồi giã nhuyễn hoặc xay nát. Cho hỗn hợp lên chảo sao lửa nhỏ đến khi nóng cho vào khăn mỏng rồi chườm lên vị trí đau nhức do thoát vị đĩa đệm. Nếu hỗn hợp nguội thì sao nóng lại chườm tiếp.
Thực hiện 2 – 3 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ. Áp dụng cách chữa này sau 1 tuần sẽ thấy tác dụng rõ rệt.

Món ăn từ lá lốt

Bên cạnh những cách trên, có thể sử dụng lá lốt để làm nguyên liệu trong chế biến món ăn như thịt bò xào lá lốt, chả lá lốt, canh gà lá lốt… cũng có tác dụng hỗ trợ trị bệnh hiệu quả.

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng

Trong y học dân gian, xương rồng là cây có tính hàn, vị đắng được dùng để trị táo bón, bệnh đường tiêu hóa, ho và xương khớp, nhất là thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Trong y học dân gian, xương rồng là cây có tính hàn, vị đắng được dùng để trị táo bón, bệnh đường tiêu hóa, ho và xương khớp
Trong y học dân gian, xương rồng là cây có tính hàn, vị đắng được dùng để trị táo bón, bệnh đường tiêu hóa, ho và xương khớp

Xương rồng và muối hạt

Dùng xương rồng 3 cạnh hoặc xương rồng ông.
Cách thực hiện: Lấy 2 – 3 nhánh xương rồng rửa sạch, cạo hết phần cạnh có gai. Rồi đập dập, trộn đều lên với một nắm muối hạt. Sau đó, sao nóng hỗn hợp này trên chảo. Để hỗn hợp nguội bớt, dùng vải sạch bọc lại rồi đắp lên vị trí thoát vị.
Áp dùng bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng này đều đặn hàng ngày. Sau khoảng 2 tuần những cơn đau nhức khó chịu sẽ giảm hẳn.

Đắp xương rồng bẹ

Xương rồng bẹ còn được gọi là xương rồng bà có gai, cây vợt gai, tiên nhân chưởng hoặc gai bàn chải. Cây có tính mát, vị đắng và không độc tính. Nó chứa heterosid flavonic có tác dụng giảm đau, chống viêm khớp và chống co thắt rất tốt.

Cách thực hiện: Lấy 2 – 3 lá xương rồng bẹ, rửa sạch, bỏ hết gai. Ngâm xương rồng vào nước muối pha loãng khoảng 5 phút. Rồi nướng nóng đều 2 mặt, áp trực tiếp lên vị trí cột sống bị thoát vị. Thực hiện cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng này đều đặn trong 15 ngày để đạt được hiệu quả nhất.

Xương rồng, ngải cứu, cúc tần và dây tơ hồng

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm này dùng cây xương rồng bẹ kết hợp với ngải cứu, cúc tần, dây tơ hồng.
Lấy 2 – 3 lá xương rồng bà rửa sạch, loại bỏ gai và lá rồi ngâm vào nước muối loãng vài phút. Các vị thuốc còn lại rửa sạch, để ráo. Sau đó cho tất cả các vị thuốc này vào chảo sao nóng lên dùng để đắp lên vùng xương đau nhức. Đắp 5 – 10 phút. Khi lá bẹ này nguội thì chuyển sang lá khác. Áp dụng liên tục trong 10 ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh giảm hẳn.

Trên đây là những bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu, lá lốt và xương rồng. Mỗi cách sẽ cho hiệu quả khác nhau tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của bạn.

Nhược điểm của Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm dân gian

Bên cạnh những ưu điểm trên, các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cũng tồn tại một số những hạn chế nhất định dưới đây:
– Thời gian điều trị kéo dài, yêu cầu phải kiên nhẫn điều trị trong thời gian dài và liên tục mới phát huy hiệu quả;
– Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa và khả năng thích ứng với thuốc của bệnh nhân;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *