Thông tin Đẳng sâm
Tên gọi khác: Bạch đảng sâm, Đảng sâm, Lộ đảng sâm, Tây đảng sâm, Điều đảng sâm, Đông đảm sâm. Tên khoa học: Codonopsis pilosula Họ: Hoa chuông (Campanulaceae) Ở Việt Nam, trong thời gian 1961-1985 viện Dược liệu đã phát hiện Đảng sâm ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc, còn ở phía Nam, chỉ có ở khuvực Tây nguyên. Vùng phân bố tập trung nhất ở các tỉnh Lai châu, Sơn la, Lào cai, Hà giang, Cao bằng, Lạng sơn, Gia lai, Kon tum, Quảng nam, Đà nẵng, Lâm đồng. Tên khoa học: Codonopsis pilosula (Franch) Nannf. Họ khoa học: Họ Hoa Chuông (Campanulaceae). (Mô tả, hình ảnh cây đẳng sâm, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)Mô tả:
Cây đẳng sâm là một cây thuốc quý, dạng cây cỏ, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Rễ hình tru dài, đường kính có thể đạt 1,5-2cm, phân nhánh, đầu rễ phình to có nhiều vết sẹo lồi của thân cũ, thường chỉ có một rễ trụ mà không có rễ nhánh, càng nhỏ về phía đuôi, lúc tươi màu trắng, sau khô thì rễ có màu vàng, có nếp nhăn. Thân mọc thành từng cụm vào mùa xuân, bò trên mặt đất hay leo vào cây khác, thân màu tím sẫm, có lông thưa, phần ngọn không lông. Lá mọc cách hình trứng hay hình trứng tròn, đuôi lá nhọn, phần gần cuống hình tim, mép nguyên, màu xanh hơi pha vàng, mặt trên có lông nhung, mặt dưới mầu trắng xám nhẵn hoặccó lông rải rác, dài 3-8cm, rộng 2-4cm. Hoa màu xanh nhạt, mọc riêng lẻ ở kẽ nách lá, có cuống dài 2-6cm, đài tràng hình chuông, gồm 5 phiến hẹp, 5 cánh có vân màu tím ở họng, lúc sắp rụng trở thành màu vàng nhạt, chia làm 5 thùy, nhụy 5, chỉ nghụy hơi dẹt, bao phấn đính gốc.Quả bổ đôi, hình chùy tròn, 3 tâm bì, đầu hơi bằng, có đài ngắn, lúc chín thì nứt ra. Có nhiều hạt màu nâu nhẵn bóng.
Phân bố
Mọc nhiều Tại Trung Quốc, cây Đảng sâm phần lớn cũng còn mọc hoang dại nơi sản xuất chính hiện nay là ở tỉnh Tứ Xuyên, Cam Túc, Sơn Tây, Vân Nam, Thiểm Tây, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Hồ bắc, Quý Châu, Hà Nam, Ninh Hạ, Thanh Hải, Liêu Ninh.Thu hái, sơ chế:
Vào mùa đông, lúc cây đã úa vàng, rụng lá hoặc tới đầu xuân năm sau lúc cây chưa đâm chồi nảy lộc là có thể thu hoạch. Tốt nhất là thu hoạch vào nửa tháng trước sau tiết Bạch lộ, lúc này phẩm chất Đảng sâm tốt nhất, sản lượng cao. Đào rễ phải dài sâu trên 0,7m, vì rễ rất dài, không làm trầy xát. Rửa sạch đất cát, phân loại rễ to nhỏ để riêng. Lộ đảng sâm thì chia ra làm 4 loại: gìa, to, vừa, nhỏ (gìa có đường kính trên 10mm, vừa có đường kính trên 7mm, nhỏ đường kính 5mm)] phơi riêng trên gìan từng loại đến lúc nào rễ bẻ không gãy là đạt bó từng bó đem phơi. Làm vậy khi khô rễ vẫn mềm, phẳng, vỏ không bị bong và cứng lại. Nhiều nơi lấy lạt hoặc chỉ xâu rễ thành chuỗi ở đầu củ đem treo ở nơi thoáng gió, phơi khô rồi cuộn lại thành bó. Phần dùng làm thuốc: Rễ.Phân loại dược liệu:
- Tây đảng sâm: Khô, nhiều chất đường, đầu và đuôi đều tròn, màu vàng hay màu xám, thịt màu xám vàng, có vân tròn dạng phóng xạ, đường kính 13mm trở lên không bị mọt, không bị móc, không lẫn rễ con.
- Đông đảng sâm: Khô, chất đường tương đối ít, đầu và đuôi tròn ít nếp nhăn, vỏ màu vàng xám hay màu nâu xám, thịt màu trắng vàng, thoáng có vân tròn dạng phóng xạ, đường 10mm trở lên không có dầu tiết, không bị sâu mọt, không bị biến chất.
- Lộ đảng sâm: Khô, nhiều đường mềm rễ dài, vỏ màu vàng hay màu vàng xám, thịt màu vàng nâu hay màu vàng, đường kính trên 10mm không có dầu tiết, không bị sâu mọt, không bị biến chất.
- Điều đảng sâm: Khô, có chất đường, hình trụ tròn, vỏ khô màu vàng, thịt màu trắng hay màu vàng trắng, đường kính 12mm trở lên, không có dầu tiết ra, không mọt và bị biến chất.
- Bạch đảng sâm: Khô, tương đối cứng, ít đường, hình dạng rễ không thống nhất, vỏ màu vàng xám hay màu trắng vàng, thô mập, đường kính 10mm trở lên, không bị sâu mọt.
Bào chế đẳng sâm
+ Theo Trung quốc: Thu hái xong, phơi âm can, lăn se cho vỏ dính vào thịt, khi dùng, sao với đất hoàng thổ hay với cám cho thuốc hơi vàng xong bỏ đất hoặc cám chỉ lấy Đảng sâm (Trung Dược Đại Từ Điển). + Theo Việt Nam: Rửa sạch bụi bặm, ủ nước một đêm, hoặc đồ thấy bốc hơi là được, khi mềm, bào mỏng 1-2 ly, tẩm nước gừng để khỏi nê Tỳ và bớt hàn, thường có người sao qua để dùng (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Thành phần hóa học đẳng sâm
Dược liệu Đẳng sâm chứa những thành phần có lợi sau: Theo Thái Định Quốc, Trung Thảo Dược 1982, 13 (10): 442 Furctose Inulin. Theo Trung Dược Học Alcaloid Scutellarein Glucoside Sucrose Glucose Inulin. Theo Trương Tư Cự, Trung Thảo Dược 1987, 18 (3): 98 CP1, CP2, CP3, CP4. Theo Wan Zhengtao và cộng sự, Sinh Dược Học Tạp Chí (Nhật Bản) 1988, 42 (4): 339 Syringin N-Hexyl b-D-Glucopyranoside Ethyl a-D-Fructofuranóide Glucose Galactose, Arabinose Mannose Xylose Rhamnose. Theo Hàn Quế Nhự, Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1990, 15 (2): 105 Tangshenoside I. Theo Quách Ác Kiện, Bắc Kinh Trung Y Học Viện Học Báo 1988, 11 (4): 43 Choline.Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại Tác dụng tăng sức (theo Trung Dược Học) Chống mệt mỏi, giúp động vật tăng sự thích nghi khi tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao. Trong thí nghiệm với súc vật, dược liệu Đẳng sâm có tác dụng trên cả hai mặt ức chế và hưng phấn của vỏ não. Lượng dịch chiết xuất thô của dược liệu có tác dụng làm tăng sự thích nghi trong trạng thái thiếu dượng khí ở chuột nhắt. Tác dụng đối với hệ tiêu hóa (theo Trung Dược Học) Lượng dịch của dược liệu Đẳng sâm có tác dụng làm tăng trương lực của hồi tràng trong thí nghiệm với chuột Hà Lan cô lập. Hoặc khi bắt đầu thì giảm, sau đó tăng cường độ co bóp lớn hơn, tần số giảm dần và chậm đi, thời gian kéo dài. Trương lực sẽ tăng lên khi nồng độ thuốc tăng lên. Tác dụng đối với hệ tim mạch (theo Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng) Cao lỏng Đẳng sâm, chiết xuất cồn tiêm tĩnh mạch thỏ và chó gây mê có tác dụng tác động và làm hạ áp trong thời gian ngắn. Trong thí nghiệm với mèo gây mê, khi tiêm tĩnh mạch bằng chiết xuất dược liệu với liều dùng 2 gram/kg có tác dụng tác động và tăng cường độ co bóp của tim. Đồng thời làm tăng lưu lượng máu cho chân, não và nội tạng.
Tác dụng Đẳng sâm đối với máu và hệ thống
Cồn, nước và nước sắc Đẳng sâm có khả năng làm tăng số lượng huyết sắc tố, hồng cầu. Đồng thời làm giảm số lượng bạch cầu. Trong đó lượng tế bào lâm ba giảm, lượng bạch cầu trung tính tăng. (theo Trung Dược Học) Uống hoặc tiêm dung dịch Đẳng sâm 20% (4ml/1kg thể trọng) vào mạch máu làm tăng hồng cầu, làm giảm bạch cầu. (theo Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng) Bổ huyết. (theo Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng) Làm tăng lượng đường huyết ở thỏ bình thường Tác động và ức chế hiện tượng đường huyết tăng lên do tiêm dung dịch 10% Diuretin (4ml/kg cơ thể) bằng dung dịch tiêm Đẳng sâm lên men và chưa lên men. (theo Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc việt Nam) Tiêm mạch máu dung dịch Đẳng sâm 20% được chết xuất bằng rượu và nước làm hạ huyết áp. (theo Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc việt Nam) Làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. (theo Trung Dược Học) Tác động và làm ức chế hệ thần kinh trung ương. (theo Chinese Hebral Medicine) Hóa đàm, kháng viêm, chỉ khái (giảm ho). (theo Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng)Các thí nghiệm đẳng sâm
Làm hưng phấn tử cung cô lập trong thí nghiệm với chuột cống, làm tăng trương lực ở cổ tử cung, phát triển nội mạc tử cung kiểu Progesteron nhưng ở mức độ nhẹ, tăng tiết sữa ở súc vật mẹ trong thời gian cho con bú, nâng cao đường huyết, nâng cao Corticosterone trong huyết tương. (theo Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng) Trong thí nghiệm In Vitro, dược liệu có tác dụng kháng khuẩn ở các mức độ khác nhau trên nhiều loại vi khuẩn. Đó là: Trực khuẩn bạch cầu, Não mô cầu khuẩn, Tụ cầu khuẩn vàng, Trực khuẩn và Phó trực khuẩn đại tràng, Trực khuẩn lao ở người. (theo Trung Dược Học) Cây đảng sâm được ví là nhân sâm của người nghèo. Vì nó là loài cây có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người mà giá thành rẻ hơn nhiều so với nhân sâm. Cho nên hiện nay nó được sử dụng rất phổ biến. Người ta thường dùng đảng sâm bằng cách ngâm rượu, đun nước uống… Tuy nhiên, không được dùng tùy tiện, tràn lan, mà nên dùng theo liều lượng từ lời khuyên bác sĩ hoặc những người có kiến thức chuyên môn.Cách dùng và liều dùng
Dược liệu chủ yếu được dùng ở dạng sắc với liều dùng 8 – 20g/ ngày.
Bài thuốc chữa bệnh từ đẳng sâm
Đẳng sâm có tác dụng chữa nhiều bệnh lý và được dùng thay thế cho nhân sâm khi chữa suy nhược cơ thể- Bài thuốc khai thanh tâm, bổ nguyên khí, thanh phế kim và tráng gân cơ
- Bài thuốc trị thoát giang, lỵ, tiêu chảy và khí bị hư
Bài thuốc trị khí huyết đều suy
- Bài thuốc trị tỳ vị bất hòa và trung khí suy nhược
- Bài thuốc trị mệt tim, ê ẩm và người gia suy yếu lâu ngày
- Bài thuốc trị đại tiện lỏng, mệt mỏi và ăn uống không ngon
Bài thuốc trị đau lưng, tiểu nhắt, mệt mỏi, đau gối do thận hư suy
- Bài thuốc trị tử cung xuất huyết
- Bài thuốc trị cơ thể suy nhược, ho và hư lao
- Bài thuốc trị huyết áp cao ở bệnh nhân cơ tim
Bài thuốc trị huyết áp thấp
- Bài thuốc trị miệng lở loét ở trẻ nhỏ
- Bài thuốc trị suy nhược thần kinh
- Bài thuốc trị lao phổi và viêm phế quản mãn tính Chuẩn bị: Tang diệp 12g, mạch môn 12g, hồ ma nhân 6g, tỳ bà diệp nướng mật 6g, đảng sâm 12g, thạch cao 12g, a giao 8g, hạnh nhân 6g.
- Bài thuốc trị miệng sinh nhọt, Tỳ Vị hư yếu