Bài thuốc chữa xơ gan cổ chướng từ thực phẩm và cây cỏ hiệu quả dễ tìm

Hiện nay, các bài thuốc chữa xơ gan cổ chướng được áp dụng khá phổ biến bởi người bệnh. Với ưu điểm các bài thuốc có nguồn gốc tự nhiên, có thể áp dụng lâu dài, bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng một số bài thuốc phổ biến dưới đây.

ưu điểm các bài thuốc có nguồn gốc tự nhiên,
ưu điểm các bài thuốc có nguồn gốc tự nhiên,

Các bài thuốc cổ phương

Bài thuốc chữa Xơ gan cổ chướng 1

Phương pháp điều trị
Ôn trung kiện tì, thanh nhiệt táo thấp.

Bài thuốc chữa xơ gan cổ chướng:
Bạch truật 60g, Phục linh 30g, Trần bì 30g, Khương Bán hạ 30g, Sinh Cam thảo 10g, Tiêu thần khúc 30g, Sinh hương phụ 45g, Khổ sâm 15g, Hoàng liên sao 15g, Cương châm xa 45g (tẩm dấm sao đỏ, tán nhỏ). Các vị thuốc trên sau khi tán thành bột mịn, lấy dấm và nước (mỗi thứ một nửa) trộn thành hồ Thần khúc rồi làm hoàn to bằng hạt ngô đồng, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 70-80 hoàn, uống với nước thuốc sau: Bạch truật 18g, Trần bì 3g, Sinh khương 1 lát, sắc uống. Đối với người bệnh hư nặng, thì bỏ vị Hoàng liên, thêm Hậu phác 15g.

Bài thuốc chữa xơ gan cổ chướng 2

Phương pháp điều trị
Lý khí, hóa ứ, thanh nhiệt, thông phủ.

Bài thuốc chữa xơ gan cổ chướng:
Cù mạch 30g, Phòng kỳ 9g, Tiêu mục 5g, Đình lịch tử 5g, Chế quân 9g, Nga truật 6g, Chỉ xác 5g, Thất tiêu tán 15g, Đào nhân 5g, Đan sâm 15g, Xuyên phác 6g.

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Với bệnh nhân thể hư, thì bỏ Nga truật, thêm Mã tiên thảo 15g. Nếu có tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa thì thêm Đại, Tiểu kế mỗi thứ 30g.

Bài thuốc chữa xơ gan cổ chướng 3

Phương pháp điều trị
Hành khí lợi thủy, thư can giải uất.

Bài thuốc như sau:
Thanh oa tán: ếch 1 con, Sa nhân 6g, Mổ bụng ếch nhét sa nhân vào rồi để ở chỗ râm mát cho khô, sau tán thành bột mịn để dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g, ăn với cháo đường. Mẫu kê sâm kỳ thang: Gà mái đẻ 1 con, Hoàng kỳ 30g, Đảng sâm 30g, Sa nhân 30g. Gà đem vặt lông, mổ bụng, bỏ ruột, giữ lại gan, tim, gói các vị thuốc bằng vải gạc bỏ vào bụng gà, hầm nhỏ lửa cho rừ, bỏ xương và bã. ăn lúc đói, mỗi ngày 2 lần (một thang thuốc trên có thể dùng cho 2-3 ngày). Hàng ngày dùng đồng thời Thanh oa tán và Mẫu kê sâm kỳ thang.

Bài thuốc chữa xơ gan cổ chướng 4

Phương pháp điều trị
Hoại huyết hóa ứ, ích khí kiện tì, lợi thủy tiêu thũng.

Bài thuốc như sau:
Kim tiền thảo 30g, Xa tiền tử 30g, Phục linh bì 30g, (Pháo) miết giáp 10g, Trạch lan 10g, Đại phúc bì 12g, Đan sâm 15g, Trạch tả 15g, Hoàng kỳ 15g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Người tì hư thấp nặng thì thêm Thương truật 10g, Hậu phác 6g, ý mễ 15g; người bị gan uất khí trệ rõ ràng thì bỏ vị Hoàng kỳ, thêm Tứ nghịch tán. Nếu ứ tắc ở “lạc”, đau nhiều bên sườn, gan lách đều to và cứng thì thêm Thổ nguyên, Nga truật, Tam lăng, Hồng hoa; nếu can âm bất túc, trong máu có nhiệt thì thêm Thủy ngưu giác, Sinh địa, Hạn liên thảo, Đan bì; nếu thấp nhiệt đều thịnh thì thêm Long đảm thảo, Bán chi liên, Khổ sâm.

Bài thuốc chữa xơ gan cổ chướng 5

Phương pháp điều trị
Thanh nhiệt, hóa thấp, trục ứ, tiêu thũng.

Bài thuốc như sau:
Miết giáp 30g, Cù mạch 30g, Xa tiền tử 20g, Tam lăng 6g, Nga truật 6g, Phục linh 12g, Trạch tả 18g, Xuyên giáp 6g, Xích thược 10g, Đào nhân 9g, Tiểu kế 30g, Phúc bì 12g, Hồ lô nửa quả. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc từ cây cỏ thiên nhiên chữa tại nhà.

Bài 1

Bài thuốc chữa xơ gan cổ chướng: cây chó đẻ răng cưa còn gọi diệp hạ châu. Cả cây dược liệu khô 100g (tươi 300g).

Quả dứa dại tách ra từng múi dùng khô 100g, dùng tươi 300g.

Cây mã đề, dùng tươi 50g.

Củ tam thất, xay thành bột mịn 6g/ngày chia làm 3 lần

Cây chó đẻ

Cây chó đẻ tốt cho bệnh xơ gan cổ trướng

Cách dùng: Sắc 3 vị thuốc đầu với 2 lít nước còn 1/2 lít. Chia làm 3 lần hòa với bột tam thất 2g mỗi lần – ban ngày uống 2 lần, ban đêm uống 1 lần. Uống liên tục một ngày một thang trong vòng 30 ngày. Ngày thứ 31 có thể bỏ vị mã đề nếu bụng mềm, đi tiểu bình thường, và giảm vị tam thất còn 3g/ngày chia 3 lần hòa thuốc uống.

Quả dứa dại
Quả dứa dại

Bài 2

Nhân trần 20g, thạch hộc 20g, sa sâm 12g, sinh địa 12g, xa tiên 12g, trạch tả 12g, bạch mao căn 12g, hậu phác 6g, bán hạ chế 6 g, chi tử 8g, nước 3 bát sắc uống 1 bát, uống trong ngày một thang

Bài 3

Bài thuốc chữa xơ gan cổ chướng: Thục địa 12g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, trạch tả 8g, đoen bì 8g, phục linh 8g, bạch truật 12g, đương quy 8g, địa cốt bì 12g, bạch mao căn 20g, nước 3 bát sắc uống 1 bát, uống trong ngày một thang

Bài thuốc từ thực phẩm hàng ngày

Thành phần:

– Râu ngô (60g)
– Đậu đỏ (30g)
– Hạt bí đao (15g)

Cách làm:

Cho tất cả nguyên liệu thuốc vào ấm đun, đổ 3 chén nước, sắc đến khi còn 1 chén là dùng được. Một ngày bệnh nhân có thể sử dụng từ 1-2 thang.

Theo chia sẻ của Y sĩ YHCT Tuệ Lâm bài thuốc chữa xơ gan cổ chướng: nêu trên được trích trong y thư cổ truyền được ni sư Diệu Thanh (72 tuổi ở Pháp), gửi tặng để giúp người. Bài thuốc này dùng song song với Tây dược mà không gây tổn hại đến người bệnh, không để lại tác dụng phụ, trái lại, còn hiệp đồng với thuốc tây giúp ích rất nhiều cho người bệnh.

Tác dụng dược lý của 3 vị thuốc

Đậu đỏ:

Trong Đông y, đậu đỏ có tác dụng lợi thủy, hành huyết, tiêu thủng, bài nùng (loại mủ). Nhiều y thư cổ ghi nhận đậu đỏ uống trong (liều 20-40gam/ người/ngày) dùng điều trị chứng thủy thũng cưới khí (phù). Phân tích hóa học cho thấy đậu đỏ có nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể như protit, chất béo, sắt, phottpho, vitaminB…

Râu ngô:

Đây là vị thuốc đa dụng dùng trong nhân dân từ lâu nay. Lúc sinh thời, cố giáo sư Đỗ Tất Lợi (tác giả Y thư Những cây thuôc Việt Nam) cho biết, khoa học hiện đại qua phân chất đã chứng minh vị thuốc râu ngô được y học cổ truyền dùng điều trị các bệnh viêm túi mật, viêm gan gây trở ngại bài tiết… là có cơ sở. Không những thế, với liều dùng 10-20gam/ngày dưới hình thức nấu sôi cô đặc để uống, râu ngô có tác dụng thông tiểu tiện, được dùng trong các bệnh về tim, thận, sỏi thận, tê thấp…

Đây là vị thuốc đa dụng dùng trong nhân dân từ lâu nay
Đây là vị thuốc đa dụng dùng trong nhân dân từ lâu nay

Hạt bí đao:

Vị thuốc cuối cùng trong bài thuốc chữa xơ gan cổ chướng: là Hạt bí đao. Hạt có nguồn gốc từ Ấn Độ, đông y gọi bí đao là đông qua, có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu phù thủng, giải nhiệt, hạt có tác dụng kháng sinh, tiêu độc, trừ giun. Trong Nam dược thần hiệu, danh sư Tuệ Tĩnh có đề cập đến món canh cá chép nấu với bí đao dùng chữa phù toàn thân. Trong Từ điển Cây thuốc Việt Nam (bộ mới – tập 1, trang 153), tiến sĩ Võ Văn Chi có đề cập đến kinh nghiệm dân gian dùng bí đao với đậu đỏ (mỗi thứ 40gam), sắc đặc uống hằng ngày để chữa chứng phù thủng…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *