Ta bắt gặp trong Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh một thế giới đấy bất ngờ và thi vị non trẻ với những suy ngẫm giản dị thôi nhưng gần gũi đến lạ. Câu chuyện của Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh có chút này chút kia, để ai soi vào cũng thấy mình trong đó, kiểu như lá thư tình đầu đời của cu Thiều chẳng hạn… ngây ngô và khờ khạo.
Nhưng Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh hình như không còn trong trẻo, thuần khiết trọn vẹn của một thế giới tuổi thơ nữa. Cuốn sách nhỏ nhắn vẫn hồn hậu, dí dỏm, ngọt ngào nhưng lại phảng phất nỗi buồn, về một người cha bệnh tật trốn nhà vì không muốn làm khổ vợ con, về một người cha khác giả làm vua bởi đứa con tâm thầm của ông luôn nghĩ mình là công chúa,… Những bài học về luân lý, về tình người trở đi trở lại trong day dứt và tiếc nuối.
Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh lắng đọng nhẹ nhàng trong tâm tưởng để rồi ai đã lỡ đọc rồi mà muốn quên đi thì thật khó.
Cuốn sách này là truyện dài mới nhất của nhà văn vừa nhận giải văn chương ASEAN Nguyễn Nhật Ánh – đã được Nhà xuất bản Trẻ mua tác quyền và giới thiệu đến độc giả cả nước.
Nội dung sách Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh
Cuốn sách viết về tuổi thơ nghèo khó ở một làng quê, bên cạnh đề tài tình yêu quen thuộc, lần đầu tiên Nguyễn Nhật Ánh đưa vào tác phẩm của mình những nhân vật phản diện và đặt ra vấn đề đạo đức như sự vô tâm, cái ác. 81 chương ngắn là 81 câu chuyện nhỏ của những đứa trẻ xảy ra ở một ngôi làng: chuyện về con cóc Cậu trời, chuyện ma, chuyện công chúa và hoàng tử, bên cạnh chuyện đói ăn, cháy nhà, lụt lội,…
“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” hứa hẹn đem đến những điều thú vị với cả bạn đọc nhỏ tuổi và người lớn bằng giọng văn trong sáng, hồn nhiên, giản dị của trẻ con cùng nhiều tình tiết thú vị, bất ngờ và cảm động trong suốt hơn 300 trang sách. Cuốn sách, vì thế có sức ám ảnh, thu hút, hấp dẫn không thể bỏ qua.
Truyện kể về giai đoạn mà đời người ai cũng từng trải qua nhưng đôi khi trong cuộc sống bộn bề với cơm áo gạo tiền và những nỗi lo không đặt hết tên, chúng ta đã ít nhiều quên mất nó từng tồn tại, đó là: Tuổi thơ.
Review
Tuổi thơ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh không giống như bây giờ – khi người ta có nhiều thứ để chơi và nhiều nơi để chọn như ra công viên nước lướt ván hoặc đắm mình trong các game online hiện đại. Tuổi thơ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh là khi bạn còn hòa mình với thiên nhiên, khi bạn thấy góc vườn nhà mình sao rộng thế và là khi bạn “mặc nguyên quần áo dầm mưa ngoài trời” hay “bứt lá, lượm nắp keng chơi bày hàng hay lùng sục các bờ hào tìm hoa dủ dẻ”.
Đọc Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh làm cho tôi nhớ về một cuốn phim đen trắng. Xưa lắm! Và nhớ lắm! Mượn giọng kể của “tôi”, Nguyễn Nhật Ánh vẽ một bức tranh về thân phận con người trong kiếp sống qua lăng kính trẻ thơ. Đó là chuyện gia đình nhân vật chính với ông bố ham làm vè “Trúng số cứ tưởng trúng bom/ Hết ôm cây cột tới ôm nợ nần” nhưng vì cuộc sống mưu sinh, phải xa gia đình, lên thành phố kiếm việc. Người mẹ cũng theo xe tải đi buôn củi, cốt chỉ để cho mâm cơm trong nhà có thêm phần thịt cá.
Kết
Đó còn là mối tình bị cấm đoán giữa chị Vinh và chú Đàn, vì “tay chú bị cuốn vào cối xay mía, dập nát, bác sĩ phải cưa bỏ”. Cũng có thể đó là tình cảnh nhà con Mận: ba bị bệnh, mẹ mở tiệm tạm hóa nhưng rồi một hôm, bị cháy rụi. Hay đó là “tiếng thởi dài sầu não” của ông Tám Tàng khi đứa con gái đang tuổi lớn bỗng dở dở ương ương sau một tai nạn khi coi xiếc… Những phận người tưởng chừng như bế tắc, cùng quẫn nhưng vẫn tìm được lối ra (một cách nào đó) bằng nghị lực và bằng hai chữ có sức nặng: Tình thương!
Reviews
There are no reviews yet.