Tang diệp là gì? Tác dụng dược lý và cách sử dụng như thế nào?

Tang diệp hay dân gian thường gọi là lá cây dâu tằm, thông thường mọi người chỉ biết đến công dụng của nó là dùng để nuôi tằm dệt lụa, tuy nhiên cây tang diệp được xem là một vị thuốc quý trong đông y.

Thông tin tang diệp

1/ Tên gọi, chủng loại
Tên gọi khác: tầm tang, mạy môn, dâu cang, nham tang.

Tên khoa học: Morus alba L.

Họ: cây tang diệp thuộc họ dâu tằm (Moraceae)

2/ Đặc điểm sinh thái
Mô tả

Tang diệp là lá của cây dâu tằm có thân gỗ cao từ 2 – 3 m. Lá cây có hình bầu dục mọc so le với nhau, đầu lá nhọn hoặc hơi tù. Mặt trên lá có màu lục vàng hoặc nâu vàng nhạt, mặt dưới lá có màu nhạt hơn, có lông tơ trên gân lá. Cuống lá hơi tròn hoặc bằng, mép lá có răng cưa to.

Hoa đực sẽ mọc thành bông, có lá đài và 3 hoặc 4 nhi. Hoa cái cũng mọc thành bông hoặc khối hình cầu có 4 lá đài. Quả mọc trong các lá đài có màu đỏ khi chín sẽ đen sẫm lại dùng để ăn, ngâm rượu hoặc làm thuốc.

Phân bố

Cây thường sống ở những vùng ẩm và nhiều ánh sáng, trên thế giới cây được trồng nhiều nhất ở Trung Quốc. Tại Việt Nam cây được trồng rải rác khắp nơi để nuôi tằm hoặc làm thuốc. Cây thường ra hoa vào tháng 4 – 5 và ra quả vào tháng 5 – 7.

3/ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận sử dụng: lá cây dâu tằm dùng để làm thuốc hoặc nuôi tằm dệt lụa.

Thu hái: lá cây được thu hoạch vào mùa thu khi trời có xương. Chỉ thu hoạch những lá bánh tẻ (lá không quá già cũng không quá non), thu hoạch những lá có màu xanh, không bị úa vàng, không sâu, không vụn nát.

Chế biến: lá sau khi hái về đem đi rửa sạch, để cho thật ráo nước và phơi trong bóng râm để lá không bị khô giòn.

Bảo quản: để tang diệp ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không được phơi ở nơi nắng gắt và làm vụn lá.

Tang diệp hay dân gian thường gọi là lá cây dâu tằm
Tang diệp hay dân gian thường gọi là lá cây dâu tằm

4/ Thành phần hóa học

Tang diệp chứa các thành phần hóa học sau:

Thành phần bay hơi như tinh dầu.
Thành phần không bay hơi gồm protein, carbohydrat, flavonoid, coumarin, vitamin…
Các flavonoid: rutin, quercetin, moracetin, quercitrin, isoquercitrin.
Các dẫn chất coumarin: umbeliferon, scopoletin, scopolin.
Các vitamin B, C, D, caroten.
Các sterol:β-sitosterol, campesterol, β-sitosterol glycosid, β- ecdyson và inokosterol.
Các axit hữu cơ: oxalic, malic, tartric, citric, fumaric, palmitic và ester ethyl palmitat.
5/ Tính vị, quy kinh
Tang diệp có vị ngọt, đắng và tính hàn. Quy kinh can và phế

Công dụng của tang diệp (lá dâu)

Lá dâu còn gọi tang diệp, là lá của cây dâu tằm, loại cây được nhân dân ta nuôi trồng từ lâu đời để nuôi tằm. Lá dâu là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền, vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can. Có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh phế chỉ khái. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, khát nước khô miệng.

Tác dụng của tang diệp (lá dâu)

1. Tán nhiệt, giải biểu

Dùng nước tang cúc bao gồm: lá cây dâu tằm 12g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, bạc hà 4g, cam thảo 4g, hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, lô căn 20g. Sắc lấy nước uống. Dùng cho các chứng cảm mạo phong nhiệt mới phát, miệng khát, rêu lưỡi hơi vàng hoặc ho do phong ôn.

2. Mát gan, sáng mắt: chứng phong nhiệt ở kinh can, mắt đỏ sưng đau

Bài 1: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, thảo quyết minh 8g. Sắc lấy nước uống. Trị viêm màng tiếp hợp, mắt đỏ sưng đau.

Bài 2: lá cây dâu tằm 63g, mang tiêu 12g. Sắc lá dâu lấy 500ml nước, bỏ bã, hoà tan mang tiêu, rửa mắt khi còn ấm. Trị đau mắt hột, đau mắt, ngứa mắt.

3. Mát phổi, dịu ho do phong nhiệt, đờm vàng đặc hoặc ho khan không đờm

Dùng Thang tang hạnh: tang diệp 8g, hạnh nhân 12g, bối mẫu 8g, đậu xị 4g, chi tử bì 8g, lê bì 8g, sa sâm 8g. Sắc lấy nước uống. Giúp trị ho khan không đờm do khí hanh mùa thu, đau đầu, phát sốt, lưỡi đỏ.

4. Hạ huyết áp:

Bao gồm: tang diệp 20g, tang chi 20g, sung uý tử 20g, thêm 1.000ml nước, sắc lấy 600ml. Sau đó, ngâm rửa chân 30-40 phút trước khi ngủ.
7/ Liều dùng và cách dùng
Thông thường lá cây dâu tằm dùng để sắc nước uống mỗi ngày từ 8 – 12 gram.

8/ Bài thuốc từ tang diệp

Chữa trị ho, sốt

Áp dụng cho bệnh nhân viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản nhẹ.

Dùng các nguyên liệu 12g tang diệp, 12g cúc hoa, 12g khổ hạnh nhân, 12g liên kiều, 4g bạc hà, 8g cát cánh, 4g cam thảo sống, 6g lô căn đem đi sắc nước uống.

dùng để sắc nước uống
dùng để sắc nước uống

Chữa trị phế nhiệt

Bài thuốc được sử dụng cho ho khan đờm ít vàng.

Đem các nguyên liệu sau đây sắc nước uống để chữa bệnh: tang diệp 8 – 12g, hạnh nhân 8 – 12g, sa sâm 12 – 16g, thổ bối mẫu 8 – 12g, đạm đậu xị 8 – 12g, sơn chi bò 8 – 12g, vỏ lê 8 – 12g.

Chữa viêm màn tiết hợp, mắt sưng đỏ đau

Bài thuốc 1: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, quyết minh tử 8g, sài hồ 12g, xích thược 12g, đăng tâm, 2 – 4g đem đi sắc nước uống mỗi ngày.

Bài thuốc 2: đem 40g lá cây dâu tằm sắc nước sau đó chắt lấy nước bỏ bã, cho thêm 12g mang tiêu vào hòa tan với nước vừa sắc đem đi rửa mắt hột, mắt đỏ.

Chữa cao huyết áp

Đem mỗi thứ 20g gồm tang diệp, tang chi, sung úy sắc với 1 lít nước, đến khi nước cạn còn khoảng 600ml thì để ấm và đem ra ngâm chân từ 30 -40 phút trước khi đi ngủ.

Chữa đau đầu, hoa mắt, chóng mặt

Chuẩn bị nguyên liệu gồm 12g cúc hoa, 12g tang diệp, 12 – 20g mè đen, đơn bì 12g, đơn sâm 12g, xích bạch thược 10 -12g, sài hồ 12g, làm hoàn 8 -12g đem đi sắc nước uống.

Tán nhiệt giải biểu

Bài thuốc sau được dùng chữa trị các triệu chứng cảm mạo phong nhiệt mới phát, miệng khát, rêu lưỡi hơi vàng, ho phong ôn.

Đem 12g tang diệp, 12g cúc hoa, 12g liên kiều, 4g bạc hà, 4g cam thảo, 12g hạnh nhân, 8g cát cánh, 20g lô căn sắc nước uống mỗi ngày.

Chữa chứng phong nhiệt kinh can, mắt đỏ sưng đau

Bài thuốc chữa trị viêm màng tiết hợp, đau mắt đỏ : tang diệp 12g, cúc hoa 12g, thảo quyết minh 8g đem sắc nước uống.

Bài thuốc chữa trị đau mắt hột, ngứa mắt: sắc 63g tang diệp với 500ml nước sau đó bỏ bã, lấy nước thuốc vừa sắc được hòa tan với 12g mang tiêu đem đi rửa mắt.

9/ Lưu ý khi sử dụng tang diệp

Những người bị bệnh hư hàn không nên sử dụng tang diệp để chữa trị bệnh.

Trên đây là những thông tin tham khảo về cây tang diệp, nếu bạn muốn sử dụng lá cây dâu tằm để chữa trị bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *