Bàng quang tăng hoạt nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là tình trạng tiểu gấp, có hoặc không kèm theo són tiểu gấp, thường kèm theo tiểu nhiều lần và tiểu đêm… nếu không có nhiễm trùng tiểu hoặc các bệnh lý rõ ràng khác.

Bàng quang tăng hoạt là gì?

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm, thường gây ra cảm giác mắc tiểu đột ngột, cần phải đi tiểu ngay, nếu nhịn tiểu có thể bị són tiểu.
Hội chứng bàng quang kích thích là tình trạng tiểu gấp, có hoặc không kèm theo són tiểu gấp, thường kèm theo tiểu nhiều lần và tiểu đêm… mà không có nhiễm trùng tiểu hoặc các bệnh lý rõ ràng khác.
Hội chứng bàng quang tăng hoạt tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho bệnh nhân, gây trở ngại trong sinh hoạt, học tập và công tác hàng ngày. Đồng thời, bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng tới tâm lý, đặc biệt là những bệnh nhân trẻ.
Hiện nay, trên thế giới có hàng triệu người mắc chứng bệnh này. Tuy nhiên, hơn 50% người bệnh phải âm thầm chịu đựng tình trạng này trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm do tâm lý xấu hổ, e ngại không muốn đến bệnh viện để điều trị.

Nguyên nhân gây ra hội chứng bàng quang tăng hoạt là gì?

Nguyên nhân của hội chứng bàng quang tăng hoạt chưa được hiểu biết đầy đủ. Các cơ chóp bàng quang dường như trở nên tăng hoạt và co thắt dù bạn không muốn nó xảy ra.

Thông thường, cơ bàng quang giãn ra khi bàng quang đầy nước tiểu và co thắt lại gây cảm giác muốn đi tiểu khi nước tiểu chứa đầy hơn một nửa bàng quang. Hầu hết mọi người có thể giữ được nước tiểu khá dễ dàng cho đến khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, ở những người bị bàng quang tăng hoạt, cơ bàng quang dường như gửi thông điệp sai lệch đến bộ não. Và dẫn đến bàng quang có thể cảm thấy đầy nước tiểu hơn là thực tế.

Bàng quang co thắt quá sớm khi chưa thật đầy nước tiểu và khi bạn không muốn. Điều này làm cho bạn đột ngột muốn đi vào nhà vệ sinh. Trên thực tế, bạn ít có sự kiểm soát khi bàng quang co thắt để đi tiểu.

Hội chứng bàng quang tăng hoạt
Hội chứng bàng quang tăng hoạt

Trong hầu hết các trường hợp,

lý do tại sao bàng quang bị tăng hoạt là chưa được biết rõ và tình trạng này sau đó được gọi là hội chứng bàng quang tăng hoạt. Các triệu chứng có thể trở nên trầm trọng hơn khi bạn bị căng thẳng hoặc do caffeine có trong trà, cà phê, đồ uống có ga, và rượu (xem bên dưới).

Trong một số trường hợp, các triệu chứng của OAB phát triển như là một biến chứng của bệnh liên quan đến thần kinh hoặc não, ví dụ:

Sau một cơn đột quỵ.
Với bệnh Parkinson.
Với bệnh xơ cứng rải rác.
Sau chấn thương tủy sống.
Ngoài ra, các triệu chứng tương tự có thể xảy ra nếu bạn bị nhiễm trùng nước tiểu hoặc sỏi bàng quang.

Nói đúng ra, những bệnh trên không được phân loại trong hội chứng bàng quang tăng hoạt vì chúng có nguyên nhân đã biết.

Những người dễ có nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến hội chứng bàng quang tăng hoạt. Có những dấu hiệu này sẽ là nguyên nhân chính của bàng quang tặng hoạt

Lớn tuổi
Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới
Bệnh lý thần kinh: Parkinson, đột quỵ, …
Bệnh lý đường tiết niệu: sỏi bàng quang, phì đại lành tính tuyến tiền liệt, …
Mang thai nhiều lần

Triệu chứng bệnh Bàng quang tăng hoạt cần lưu ý

Người bệnh thường than phiền với bác sĩ về tình trạng tiểu gấp, thường có cảm giác bất chợt muốn đi tiểu, không nhịn tiểu được và cần phải đi tiểu ngay. Đây là nguyên nhân và dấu hiệu chính của bàng quang tặng hoạt cần lưu ý.

Đôi lúc người bệnh than phiền són tiểu theo sau cảm giác tiểu gấp.

Ngoài ra nhiều người bệnh than phiền phải đi tiểu nhiều lần (trên 8 lần) trong ngày tính từ lúc thức dậy cho đến lúc đi ngủ hoặc phải thức dậy ban đêm từ một lần trở lên để đi tiểu mà sau đó khó ngủ trở lại gây khó chịu cho người bệnh. Đây là nguyên nhân chính của bàng quang tăng hoạt cần lưu tâm.

Bàng quang tăng hoạt là căn bệnh gây cho chúng ta nhiều ảnh hưởng. Nó không những gây ảnh hưởng về sức khỏe, công việc mà còn cả tâm lí. Hãy đọc kĩ bài viết các dấu hiệu và nguyên nhân chính của bàng quang tăng hoạt để hiểu kĩ về bệnh. Nắm rõ nguyên nhân và dấu hiệu giúp ta phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Nhờ đó, dễ dàng hơn trong việc chưa trị dứt điểm căn bệnh này.

Biến chứng bàng quang tăng hoạt

Người ta vẫn thường nói một cách ẩn ý đầy tế nhị thế này “Tôi phải đi giải quyết nỗi buồn đã”. Nhưng đến khi bạn bị mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt rồi ý thì câu nói ấy sẽ đơn thuần mà hiện hữu luôn với nghĩa đen của nó đấy.

Việc đi tiểu của bạn sẽ thực sự trở thành nỗi buồn bởi hội chứng bàng quang kích thích vốn là điểm đến của một loạt các triệu chứng đầy phiền hà như tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm và có hoặc không triệu chứng tiểu gấp không kiểm soát.

Hãy tưởng tượng mà xem, bạn sẽ thấy một chuỗi các rắc rối khi mà bàng quang tăng hoạt khiến bạn cả ngày cứ ra ra vào vào nhà vệ sinh hoài ít thì cũng phải đến 8 lần như thế. Trước hết, công việc của bạn sẽ bị gián đoạn và theo đó là hiệu quả làm việc bị giảm sút. Rồi khi bạn có cuộc họp hay một cuộc gặp gỡ quan trọng nào đó mà tiểu tiện cứ vô duyên chen ngang thì thật cũng không hay chút nào.

Đấy là còn chưa kể tới bạn còn bị tiểu gấp nữa.

Nhà vệ sinh ở xa nơi làm việc hoặc là công việc của bạn yêu cầu sự di chuyển liên tục thì sẽ khó để bạn kìm hãm được cảm giác mót tiểu của mình mà tiểu són ra quần. Thậm chí, dù nhà vệ sinh có gần ngay đó thì bạn cũng sẽ chẳng kịp vào và tè ngay ra quần nếu bạn có triệu chứng tiểu gấp không kiểm soát.

Chúng đều là những vấn đề khá tế nhị mà nên sẽ dễ hiểu thôi khi bàng quang tăng hoạt khiến bạn thu mình lại hơn, ngại giao tiếp và ngại chốn đông người. Lâu dần, bạn có thể gặp các vấn đề về tâm lý như trầm cảm hay tự kỷ,…
Không những thế, hội chứng bàng quang kích thích còn làm gián đoạn giấc ngủ của bạn bởi triệu chứng tiểu đêm của nó. Mà ngủ không ngon giấc, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, kém tập trung…và lâu dần bạn có thể bị rối loạn giấc ngủ.

Như vậy, bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?

Bàng quang tăng hoạt sẽ tạo sự nguy hiểm cho công việc và các mối quan hệ xã hội bạn. Còn nhìn chung, bàng quang tăng hoạt thường không đe dọa gì đến tính mạng của bạn cả.
Cách chẩn đoán
Phân tích mẫu nước tiểu
Bác sĩ sẽ thu thập và kiểm tra xem mẫu nước tiểu của bạn có dấu hiệu nào bất thường hay không từ đó đưa ra nhận định và đưa ra kết luận cho bạn.

Nội soi bàng quang

Sử dụng thiết bị nội soi để nội soi bàng quang của bạn. Điều này giúp bác sĩ xác định xem các bàng quang của bạn có dấu hiệu nào bất thường như khối u hay sỏi.

Đo lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang

Xét nghiệm này sẽ cho biết bàng quang bạn có rỗng hoàn toàn sau khi đi tiểu hay không. Nếu lượng nước tiểu còn đọng lại nó có thể gây ra triệu chứng giống như bàng quang tăng hoạt.

Do lượng nước tiểu và tốc độ lúc bạn đi tiểu bằng thiết bị chuyên dụng sẽ cho kết quả xem bạn có mắc phải bàng quang tăng hoạt.

Phân tích áp lực trong bàng quang
Bằng một thử nghiệm chuyên môn, bác sĩ sẽ đo được áp lực của bàng quang và khu vực xung quanh khi làm đầy bàng quang. Nếu bàng quang chịu áp lực nhỏ hoặc các cơ thắt không tự nguyện, bàng quang cứng thì bạn đã mắc phải bàng quang tăng hoạt.

Sau khi thực hiện một trong những cách chuẩn đoán trên, bác sĩ sẽ sử dụng kết quả này để phân tích và đưa ra phác đồ điều trị cho bạn.

Điều trị bàng quang tăng hoạt như thế nào?

1/ Can thiệp bằng hành vi

Can thiệp bằng hành vi giúp kiểm soát được bàng quang tăng hoạt. Những phương pháp này mang lại hiệu quả cao và đặc biệt không có tác dụng phụ.

Vật lý trị liệu sàn chậu

Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu giúp ích cho sàn chậu và bàng quang giúp người mắc phải bàng quang tăng hoạt có thể kiểm soát được việc đi tiểu khẩn cấp, tần suất đi tiểu và tiểu đêm.

Kiểm soát cân nặng

Thừa cân cũng là một tác nhân gây ảnh hưởng đến bàng quang. Vì vậy nếu bạn đang thừa cân hãy giảm cân để có thể giảm được các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Thiết lập lịch trình đi vệ sinh

Tập thói quen đi vệ sinh theo lịch trình đã được lập sẵn sẽ giúp bạn kiểm soát được số lần đi tiểu, thời gian đi,…thay vì phải chờ đợi khi nào có cảm giác buồn tiểu mới đi.

Sử dụng miếng lót thấm nước

Để tránh được những trường hợp bị són tiểu không mong muốn, bạn hãy sử dụng một miếng lót hoặc miếng thấm để bảo vệ quần áo không bị ướt và tránh được những sự cố không mong muốn khi hoạt động.

Tập luyện cho bàng quang

Tập luyện cho bàng quang có khả năng giữ được nước tiểu lâu hơn. Bằng cách bạn thắt chặt cơ sàn chậu để giữ nước tiểu khoảng 30 phút ở những lần đầu và dần dần tăng thời gian lên để bàng quang có thể thích nghi được.

2/ Sử dụng thuốc

Các loại thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt thường có hai tác dụng là giảm các triệu chứng và giảm các cơ thôi thúc, tiểu không tự chủ. Những loại thuốc này gồm:

Tolterodine (Detrol, Detrol LA).
Oxybutynin (Ditropan XL).
Oxybutynin trong miếng dán da (Oxytrol).
Gel oxybutynin (Gelnique, Gelnique 3%).
Trospio (Sanctura).
Solifenacin (Vesicare).
Darifenacin (Enablex).
Mirabegrón (Myrbetriq).
Thuốc giun đũa (Toviaz).
Khi dùng thuốc này thường gây ra các tác dụng phụ như khô mắt, khô miệng. Vì vậy, khi dùng thuốc bạn nên nhai kẹo không đường để giảm khô miêng và dùng thuốc nhỏ mắt để giảm khô mắt.

3/ Tiêm bàng quang

Phương pháp này sử dụng độc tố onabotulinic loại A để tiêm vào các mô bàng quang với liều lượng nhỏ sẽ có hiệu quả trong việc điều trị chứng tiểu không tự chủ nghiêm trọng.

Thông thường nó sẽ có tác dụng kéo dài khoảng sáu đến 8 tháng vì vậy bạn phải tiêm thêm lần nữa sau thời gian trên.

Khi lựa chọn phương pháp này rất có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng bí tiểu.

4/ Kích thích thần kinh

Phương pháp này làm thay đổi tín hiệu của dây thần kinh đến bàng quang giúp cải thiện các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt.

Kích thích thần kinh được thực hiện bằng cách đặt một điện cực nhỏ dưới da mông hoặc bụng dưới để gửi các xung giúp điều chỉnh các tín hiệu cho bàng quang.

5/ Phẫu thuật

Đây là phương pháp được sử dụng sau cùng nếu như các phương pháp khác đều không hiệu quả.

Phẫu thuật để tăng khả năng của bàng quang
Bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng một đoạn ruột để làm ống thông thay thế cho bàng quang. Sau đó tạo một lỗ mở trên thành bụng để nước chứa nước tiểu.

Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang
Đây là lựa chọn cuối cùng được bác sĩ chỉ định vì bàng quang tăng hoạt nghiêm trọng và để lại nhiều biến chứng không thể sử dụng các phương pháp khác. Phẫu thuật sẽ cắt bỏ toàn bộ bàng quang, thay vào đó là một túi da để thay thế bàng quang chứa nước tiểu.

chỉ nên dùng nước lọc
chỉ nên dùng nước lọc

Nên làm gì khi bị bàng quang tăng hoạt?

Để đầy lùi tình trạng bàng quang tăng hoạt người bệnh nên có một chế độc sinh hoạt tốt, sử dụng thực phẩm an toàn,… Một số lời khuyên cho người bị bàng quang kích thích:

Không sử dụng các đồ uống có ga vì sẽ làm nặng thêm các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt, gây kích thích các cơ bàng quang.
Chỉ nên uống đủ số lượng nước cần thiết cho người bị bàng quang kích thích, uống quá nhiều nước làm gia tăng tần suất đi tiểu.
Cafein có thể làm tăng các triệu chứng bàng quang kích hoạt vì vậy không nên sử dụng.
Không dùng các thực phẩm gây kích ứng như cam, quýt, cà chua, thực phẩm cay, chất tạo ngọt, đồ uống có cồn,…
Các loại tinh dầu như dầu ngọc lan tây, dầu hoa oải hương, dầu bí ngô có khả năng làm dịu các dây thần kinh và cơ bắp.
Nên thực hiện và duy trì các bài tập cơ sàn chậu để luyện tập cho bàng quang.
Duy trì cân nặng ở mức độ ổn định.
Bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, cuộc sống của người bệnh vì vậy hãy tìm hiểu bệnh để phát hiện và điều trị sớm nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống và sức khỏe tốt nhất

Chú ý:

Việc điều trị bệnh đường tiểu bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc.

Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.

Các sản phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị bệnh đường tiểu đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ. Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm nổi tiếng do các đơn vị uy tín sản xuất. 

Ích Tiểu Vương

Ích tiểu vương là sản phẩm hỗ trợ dành cho đối tượng có triệu chứng rối loạn chức năng bàng quang, giảm tiểu són, tiểu nhiều ngày và đêm là những bệnh thuộc hệ thống sinh dục. Để kiểm soát tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu són thì điều cần thiết là tăng cường sức khỏe của cơ bàng quang, tăng cường chức năng bàng quang.


Mua ngay

Niệu Bảo

Thực phẩm chức năng Niệu Bảo tăng cường giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ miễn dịch, làm giảm các triệu chứng : tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, bí tiểu, nóng trong, bàng quang kích thích giúp giảm nguy cơ tái bệnh đường tiết niệu mạn tính các bệnh về nam khoa, sinh lý nam.

Sản phẩm Niệu Bảo có chứa Kim ngân hoa, Kim tiền thảo, là những dược liệu vừa giúp lợi tiểu, kháng khuẩn, vừa có tác dụng “làm mát”, khiến cho người bệnh đi tiểu dễ dàng hơn, giảm bớt cảm giác đau buốt khi đi tiểu.


Mua ngay

Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới hoặc nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Bài viết cùng chuyên mục

  • Logo Avado
    Tất cả
  • Logo Avado
    Chưa phân loại