Cách phân biệt và sử dụng cà gai leo hiệu quả ai cũng có thể thực hiện

Cây cà gai dây có nhiều tác dụng, nhất là đối với những người bệnh gan. Tuy nhiên, để những sử dụng cà gai leo phát huy hiệu quả cao nhất, người dùng cần sử dụng đúng cách và đúng trường hợp.

Cây cà gai leo có nhiều tác dụng
Cây cà gai leo có nhiều tác dụng

Cách sử dụng cà gai leo

Cây cà quýnh không sử dụng cho tất cả mọi đối tượng, có những đối tượng không nên sử dụng cà gai leo. Do vậy, người dùng cần xác định mình thuộc nhóm đối tượng được dùng hay không.
Sử dụng cà gai leo cho người uống rượu nhiều, bị ngộ độc do rượu.
Dùng cho người mắc các bênh như ho, hen suyễn, cảm cúm.
Dùng cho người bị viêm gan virus, xơ gan, gan nhiễm mỡ, men gan tăng cao.
Dùng cho người bị mề đay, mẩn ngứa.
Dùng cho người ăn uống kém, khó tiêu hóa.

Hướng dẫn cách sử dụng cà gai leo an toàn, hiệu quả

Để sử dụng cà gai leo được cả cành hiệu quả, người dùng cần tuân thủ theo những cách sử dụng hiệu quả nhất dưới đây.

cách sử dụng cà gai leo hiệu quả nhất dưới đây
cách sử dụng cà gai leo hiệu quả nhất dưới đây

Cách sơ chế cà gai leo

Cà gai dây sau khi thu hái sẽ được rửa sạch đất cát, bụi bẩn. Lưu ý rửa sạch lá, bởi bề mặt dưới lá cà gai dây có lớp lông màu trắng nhạt bám bụi.
Cà gai dây rửa sạch, cắt lá, thân và rễ thành từng khúc nhỏ. Nếu điều kiện thời tiết tốt, nắng to thì đem phơi đến khi khô. Nếu độ ẩm cao, không có nắng thì đem cà gai dây sao khô trên lửa nhỏ.

Sử dụng cà gai leo Thu hái, sơ chế cà gai dây đúng cách.

Cách sắc nước sử dụng cà gai leo.

Rửa sạch 50g cà gai dây khô, sau đó cho vào ấm đun cùng 1 lít nước. Đun đến khi sôi thì để lửa nhỏ trong khoảng 10 phút thì tắt bếp. Chắt nước sắc cà gai leo và chia làm nhiều phần uống trong ngày.

chia làm nhiều phần uống trong ngày
chia làm nhiều phần uống trong ngày

Cách nấu cao cà gai leo để sử dụng

Ngoài cách sử dụng cà gai leo phơi khô, sắc nước, người dùng có thể nấu cao cà gai dây để sử dụng tiện lợi hơn. Tuy nhiên nấu cao cà gai leo khá phức tạp, cần nhiều thời gian và công đoạn khác nhau.
Cao cà gai dây được nấu từ cây cà gai dây, thành phẩm thường có dạng sệt. Khi sử dụng chỉ cần lấy khoảng 2g cao cà gai dây pha với 200ml nước.
Cao dược liệu là các chế phẩm được điều chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể tích nhất định các dịch chiết thu được từ dược liệu. Với thể tích nhỏ, đặc, cao dược liệu thường chứa hàm lượng dược chất lớn. Qua đó, giúp người dùng chỉ cần dùng với liều lượng nhỏ mà vẫn có tác dụng điều trị rất tốt. Ngoài vấn đề bảo quản thì có thể nói cao là dạng sử dụng tối ưu nhất của các dạng bào chế cổ truyền.

Cách bảo quản cây cà quýnh khô như thế nào?

Cà gai leo sau khi sấy hoặc phơi khô thì cần được bảo quản bằng túi nilon buộc kín và để ở nơi thoáng mát. Khi sử dụng cà gai leo nên dùng găng tay lấy cà gai leo khô sau đó lại buộc kín miệng túi để tránh ẩm mốc.

buộc kín miệng túi để tránh ẩm mốc
buộc kín miệng túi để tránh ẩm mốc

Cách sử dụng cà gai leo cho từng trường hợp bệnh

Mỗi trường hợp bệnh khác nhau sẽ có những cách sử dụng cà gai leo khác nhau. Dưới đây là một số cách uống cà gai leo mà người dùng có thể tham khảo để áp dụng sao cho phù hợp.

Giải rượu, giải độc gan bằng cà gai leo

Theo kinh nghiệm dân gian, sử dụng cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. Lấy 100g cà gai dây (bao gồm thân, lá, rễ) khô sắc với 400ml nước đun còn 150ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm.
Ngoài ra, có thể dùng 50g cây cà gai toàn cây khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước. Dùng bài thuốc này sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, bảo vệ tốt tế bào gan.
Sử dụng có tác dụng bảo vệ tế bào gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ cà gai dây thì sẽ tránh được say.

Sử dụng cà gai leo nhấm rễ cà gai dây thì sẽ tránh được say
Sử dụng cà gai leo nhấm rễ cà gai dây thì sẽ tránh được say

Giải độc rắn cắn bằng cà gai leo

Lấy 20gr rễ hoặc thân, lá của cây cà gai dây rửa sạch. Sau đó giã nát chúng rồi vắt nước uống. Sử dụng phần bã thuốc đắp lên vết thương.
Sử dụng cà gai leo chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi
Nguyên liệu:
Cà gai leo: 10g;
Dây gấm: 10g;
Thổ phục linh: 10g;
Kê huyết đằng: 10g;
Lá lốt: 10g;

Cách làm:

Sao vàng các nguyên liệu trên, sắc uống ngày 1 thang. Kiên trì uống liên tục từ 10 – 30 thang sẽ có hiệu quả.
Chữa dị ứng, ho gà, hen suyễn nhờ cà gai leo
Sử dụng 16 – 20gr cà gai dây (rễ hoặc thân, lá) sắc uống mỗi ngày.

Cà gai điều trị các bệnh về gan (viêm gan, xơ gan)

Dùng 35g rễ hoặc thân lá cà gai dây, sắc với 1 lít nước. Đun đến khi còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày. Cách này giúp hạ men gan, giải độc gan rất tốt.

Người dùng có thể uống nước cà gai dây trong ngày thay cho trà hoặc nước lọc. Tuy nhiên cần lưu ý liều lượng cà gai dây dùng trong 1 ngày đối với 1 người là 50g. Không nên sử dụng quá nhiều.

Ngoài cách sử dụng sắc nước nói trên, người dùng có thể hãm cà gai leo khô với nước sôi giống như hãm trà. Cách dùng cà gai leo hãm nước uống đơn giản và tiết kiệm thời gian.

Sử dụng cà gai leo để chữa bệnh như thế nào?

Phần nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn cách sử dụng cà gai leo thế nào hiệu quả nhất

chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn cách sử dụng
chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn cách sử dụng

Sử dụng cà gai leo chữa bệnh viêm gan B hiệu quả

Theo tài liệu nghiên cứu của Viện Dược liệu Trung ương cùng kết quả lâm sàng của bệnh nhân viêm gan B, sử dụng cà gai leo là một vị thuốc tốt cho gan, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.

Đề tài “cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” do TS. Nguyễn Thị Minh Khai chủ nhiệm đã chứng minh cà gai leo là dược liệu có tác dụng bảo vệ gan, hạ men gan và ngăn chặn sự phát triển của bệnh xơ gan.

Định lượng cà gai leo phù hợp nhất với người mắc các bệnh về gan khoảng 50 – 60g/ người/ ngày. Người dùng có thể thực hiện theo 2 cách là hãm nước hoặc sắc uống.

Theo đánh giá của Tiến Sĩ Nguyễn Nọc Quang (Chủ nhiệm khoa truyền nhiễm của BV TƯ Quân đội 108) trên bệnh nhân bị viêm gan, đặc biệt là viêm gan B mạn tính. Kết quả, sau 3 – 6 tháng sử dụng, 100% bệnh nhân đều hết các triệu chứng của bệnh.

Cách dùng cà gai leo mát gan, giải độc cơ thể

Sử dụng 50g cà gai dây khô, rửa sạch bằng nước. Sau đó tráng cà gai dây khô với nước sôi (giống như tráng chè). Cuối cùng đổ vào ấm 700ml nước vừa đun sôi, hãm trong 30 phút.
Nên dùng nước hàng ngày thay nước lọc. Lưu ý để ấm nước cà gai leo trong bình ủ để giữ nhiệt.

Lưu ý để ấm nước cà gai leo trong bình ủ để giữ nhiệt
Lưu ý để ấm nước cà gai leo trong bình ủ để giữ nhiệt

Lưu ý khi sử dụng cà gai leo

Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không nên cho sử dụng cà gai leo. Bởi trong thành phần cà gai dây có chứa hàm lượng một số chất không tốt cho cơ thể trẻ nhỏ. Cơ thể trẻ nhỏ 6 tuổi không thích nghi được với các dược chất này. Nếu cố dùng sẽ ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng của trẻ. Vì vậy các bậc phụ huynh lưu ý không được tùy tiện cho trẻ sử dụng cà gai dây.

Phụ nữ mang thai hoặc đang con bú không được sử dụng, nếu có nhu cầu sử dụng cần được thăm khám và tư vấn từ các bác sĩ.
Người dùng có thể uống nước cà dây mỗi ngày để cải thiện làn da mụn.

Người dùng không nên quá lạm dụng để chữa bệnh hoặc làm đẹp. Việc lạm dụng cà gai dây không những không đem lại tác dụng như ý muốn mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngoài ra, đối với bệnh nhân đang điều trị theo phương pháp Tây y thì không nên tự ý bỏ thuốc Tây để sử dụng các chế phẩm, nước sắc từ cây cà dây. Bởi các chế phẩm từ cà gai dây chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Việc kết hợp hai phương pháp sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm nhanh hơn.

Bài thuốc chữa bệnh từ cà gai leo

Ngoài những cách sử dụng cà gai leo đã kể trên, người dùng có thể sử dụng cây và cành kết hợp với nhiều vị thuốc khác như: giảo cổ lam, cây dừa cạn, sáp ong, lá lốt, bán chi liên… để chữa bệnh.

Bài thuốc chữa viêm gan từ cà dây

Nguyên liệu của bài thuốc này bao gồm:
Cà gai leo (thân, rễ, lá): 30g;
Cây dừa cạn: 10g;
Cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu): 10g.

Cách làm 1:

Cho tất cả các nguyên liệu trên vào sao thật vàng.
Sau đó sử dụng cà gai leo mỗi ngày dùng một lượng khoảng 40g để sắc uống thay nước lọc.

sắc uống thay nước lọc
sắc uống thay nước lọc

Cách làm 2:

Dùng 35g rễ hoặc thân lá cà gai leo sắc với 1 lít nước.
Đun cho đến khi cạn còn 300ml thì dừng lại.
Chia phần nước thành 3 lần trong ngày giúp hạ men gan, giải độc gan.
Bài thuốc chữa phong thấp từ cây cà gai dây

Nguyên liệu của bài thuốc này bao gồm:

Rễ và lá cà gai leo;
Rễ cỏ xước;
Cỏ chân chim;
Râu mấu;
Rễ tầm xuân;
Râu đau xương;

Cách làm:

Lấy 20g mỗi loại nguyên liệu trên sắc với 2 lít nước. Hoặc sao lên rồi mới sắc nước uống.
Đun cạn còn 1 lít hoặc 0,5 lít là dùng được.

Sử dụng cà gai leo kết hợp với các vị thuốc khác có tác dụng điều trị nhiều căn bệnh khác nhau.

Bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ sử dụng cà gai leo

Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Cà gai leo: 30g;
Giảo cổ lam: 30g;
Cách làm:
Cà gai leo và giảo cổ lam lấy mỗi loại 30g.
Hãm cà gai dây cùng giảo cổ lam với 1 lít nước vừa đun sôi.
Sử dụng cà gai leo, giảo cổ lam mỗi ngày, dùng liên tục trong 1 tháng giúp giảm mỡ máu, men gan cao.

Cây cà gai leo giúp chữa sưng mộng răng

Nguyên liệu bao gồm:
Hạt cà gai dây tán nhỏ: 4g;
Sáp ong: 2g;
Cách làm:
Trộn đều 2 nguyên liệu trên rồi bỏ vào đồ đồng (hoặc giấy bạc). Mang đốt lấy khói xông vào chân răng (Trong Bách Gia Trân Tàng dạy).

Trộn đều 2 nguyên liệu trên rồi bỏ vào đồ đồng
Trộn đều 2 nguyên liệu trên rồi bỏ vào đồ đồng

Sử dụng cà gai leo sau bao lâu thì có tác dụng?

sử dụng cà gai leo cũng như những vị thuốc thảo dược khác, hiệu quả chữa bệnh sẽ phát huy sau từ 3 đến 6 tháng sử dụng.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả này, người dùng cần kiên trì sử dụng, không bỏ dở, ngắt quãng. Đồng thời, người dùng cần sử dụng đúng thời điểm, liều lượng và phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.
Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp với một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, thăm khám bác sĩ định kỳ. Như vậy, khả năng lành bệnh sẽ cao hơn rất nhiều.

Nhận biết cà gai leo

Cách nhận biết cây cà gai leo giúp người dùng chọn mua sử dụng cà gai leo thật. Việc này hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả và cải thiện tích cực hơn.

Phân biệt cà gai leo thật với cà gai dại

Người ta thường nhầm lẫn cà gai leo với các loài cà dại khác như: Cà dại hoa, cà độc dược… Dưới đây là hướng dẫn nhận biết các loại cây này.

Cây cà gai leo như thế nào?

Mọc thành bụi, bò dưới đất hoặc leo lên các vật thể xung quanh;
Thân cây có lông trắng, nhiều gai nhọn.
Lá mọc đối xứng, hình trứng hoặc thuôn dài. Mặt trên lá màu tím xanh thẫm;
Hoa mọc thành cụm. Thời điểm ra hoa từ tháng 4 đến tháng 5. Kết quả khoảng tháng 7 đến tháng 9.
Quả khi chín có màu đỏ mọng, bóng bẩy.
Cà gai leo có hai loại: Loại hoa trắng, dây nhỏ và loại hoa tím, dây lớn. Người ta thường dùng cây cà gai hoa trắng làm thuốc hơn loại hoa tím.

Cây cà gai dại

Tuy có hình dáng tương đối giống nhau nhưng nếu để ý kỹ, bạn vẫn có thể phân biệt được cây thật và dại. Khi mua, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm khác biệt sau:
Thân cây cà dại, độc thường cao hơn cà gai leo thật. Chúng thường mọc đứng, thân cây cao từ 2 đến 3m. Trong khi cà gai dây thật chỉ cao 0.6 đến 1m.
Lá cây cà dại to hơn, có chiều dài từ 5 đến 10cm (cà gai dây là 3 – 4cm).
Quả cà dại khi chín màu vàng, đường kính 10 – 15mm, lớn hơn cà gai dây (5 – 7mm).
Dù cây cà gai dây bán ở đâu, người dùng cũng cần nhận biết rõ ràng các đặc điểm để tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng.

nhận biết rõ ràng các đặc điểm để tránh mua phải hàng giả
nhận biết rõ ràng các đặc điểm để tránh mua phải hàng giả

Nhận biết cà gai leo với cà gai độc, cà gai Tàu

Ngoài loại cà gai dại, nhiều người thường nhầm lẫn cà gai leo với loại cà Tàu hoặc cả độc dược. Việc sử dụng phải cà gai độc dược, cà gai tàu rất nguy hiểm. Bởi chúng không có tác dụng đối với sức khỏe mà còn gây hại cho gan. Người dùng cần lưu ý các đặc điểm dưới đây để phân biệt chúng với cà gai leo.

Đặc điểm cà gai leo Tàu

Toàn thân cây và lá cà tàu có màu xanh lục nhạt, phiến lá to rộng gần giống các loại cà cho ăn quả. Toàn thân, cây và cuống và gân lá cả hai phía trên dưới đều có nhiều gai nhọn sắc.
Cụm hoa tán ngoài lách lá mọc thành chùm 3 – 5 cái, cánh hoa màu trắng hoặc xanh lục nhạt 5 cánh rời hình sao rộng 2cm. Tiểu nhị vàng, bao phấn dài 8 – 9 cm.
Quả không có lông tròn, có bớt rằn xanh, khi chín màu vàng tươi đường kính 2,5 – 3 cm.

Đặc điểm của cây cà độc dược

Thân: Thân thảo cao tầm 2m, phần gốc hóa gỗ, cành non có màu xanh lục hoặc tím
Lá: Mọc so le hình trứng;
Hoa: Hoa to, có hình giống hoa rau muống;
Quả: Tròn, có gai nhọn;
Cây cà độc dược có nhiều độc tố và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người đúng như tên gọi của nó vì vậy cần cẩn trọng khi sử dụng. Nếu sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *