Bí tiểu nguyên nhân triệu chứng và phương pháp điều trị như thế nào?

Bình thường cơ thể con người có thể đi tiểu một cách tự chủ, có sự kết hợp hài hòa giữa hoạt động co bóp của bàng quang và giãn nở của cổ bàng quang. Bí tiểu là tình trạng bàng quang chứa đầy nước tiểu nhưng không đi tiểu được hoặc đi tiểu nhưng bàng quang không rỗng hoàn toàn và người bệnh thường xuyên cảm thấy muốn đi tiểu.

Bí tiểu chủ yếu gặp ở người lớn, bao gồm cả nam và nữ, trong đó tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn gấp 10 lần so với phụ nữ, nhất là nam giới trong độ tuổi từ 40 – 80 tuổi.

Bí tiểu được chia làm 2 loại, bao gồm:

Bí tiểu mãn tính: bí tiểu diễn ra trong một thời gian dài. Người bệnh đi tiểu được nhưng bàng quang không hết nước tiểu. Bí tiểu mãn tính không có biểu hiện rõ ràng trong thời kỳ ban đầu, nhiều người bệnh không để ý sẽ không phát hiện tình trạng bất thường. Bí tiểu mãn tính có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bí tiểu cấp tính: tình trạng bí tiểu diễn ra đột ngột. Người bệnh muốn đi tiểu nhưng không thể đi được. Bí tiểu cấp tính gây tức bụng, đau bụng dưới. Người bệnh không được giải phóng nước tiểu kéo dài có thể ảnh hưởng tới tính mạng, cần đến bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt.

Triệu chứng bí tiểu

Tùy thuộc vào dạng kích hoạt mà hiện tượng bí tiểu có thể xuất hiện với những triệu chứng khác nhau.

Với chứng bí tiểu cấp tính thường đi kèm với những biểu hiện sau:

Không có khả năng đi tiểu
Đau đớn vùng chậu, niệu đạo
Đau dữ dội, khó chịu ở bụng dưới
Còn với bí tiểu mãn tính, triệu chứng có thể không rõ ràng. Biểu hiện có thể là:

Tần suất đi tiểu khoảng hơn 8 lần/ngày.
Gặp khó khăn khi bắt đầu tiểu, dòng nước tiểu yếu hay gián đoạn
Cần đi tiểu khẩn cấp nhưng lại rất ít khi thành công
Vẫn muốn đi tiểu ngay cả khi vừa tiểu xong
Không cảm nhận được khi bàng quang đầy
Khó chịu nhẹ, liên tục ở đường tiết niệu và bụng dưới
Có xu hướng tiểu đêm nhiều lần
Áp lực tăng lên ở vùng bụng, không tự chủ với việc đi tiểu

Bí tiểu chủ yếu gặp ở người lớn
Bí tiểu chủ yếu gặp ở người lớn

Nguyên nhân bí tiểu

Bí tiểu thường do những nguyên nhân bệnh lý gây nên:

Dị vật ở bàng quang:

Có thể do sỏi hoặc cục máu từ trên thận xuống, hoặc sinh ngay tại bàng quang, gây chít hẹp đường tiểu khiến người bệnh không đi tiểu được hoặc khó đi tiểu.

Ung thư bàng quang:

đây là nguyên nhân bí tiểu rất hiếm gặp. Chỉ xuất hiện khi khối u to có thể làm tắc lỗ niệu đạo, nếu hẹp nhiều có thễ gây bí đái. Soi bàng quang sẽ thấy khối u hay nằm ở vùng cổ bàng quang.

Nhiễm trùng đường tiết niệu:

như viêm bàng quang, viêm niệu đạo…là nguyên nhân gây bí tiểu ở nữ giới thường gặp nhất là khi đã có quan hệ tình dục thì khả năng nhiễm trùng tiết niệu càng cao. Tình trạng viêm nhiễm gây sưng và rát tại vị trí viêm, gây bít tắc đường tiết niệu gây bí tiểu ở phụ nữ. Trong trường hợp này, nước tiểu thường đục, mùi khai nồng khó chịu, người bệnh có cảm giác buốt khi đi tiểu.

Hẹp niệu đạo:

Sự thắt nghẹt hay tắc nghẽn do hẹp niệu đạo là một trong những nguyên nhân bí tiểu. Nam giới có thể có niệu đạo bị hẹp, thường do sẹo sau khi bị thương ở dương vật. Nhiễm trùng thường ít gây ra tắc nghẽn niệu đạo.

Do bệnh tiền liệt tuyến:

Đây là nguyên nhân bí tiểu ở nam giới tuổi trung niên, bí tiểu ở người già. Tiền liệt tuyến to lên sẽ đè bẹp niệu đạo, gây bí đái. Tiền liệt tuyến to hơn do hai nguyên nhân u xơ tuyến tiền liệtvà viêm tuyến tiền liệt.
Do các khối u ở tiểu khung: Ung thư trực tràng, ung thư cổ tử cung,ung thư thận tử cung,v.v…khi di căn vào tiểu khung, có thể đè vào vùng cổ bàng quang gây bí đái.

Do các tổn thương thần kinh trung ương:

Bệnh ở tuỷ sống: Chấn thương, gãy cột sống, đứt ngang tuỷ, lao cột sống, u tuỷ viêm tuỷ,…đều có thể nguyên nhân bí tiểu. Và bệnh ở não và màng não: Viêm não, apxe não, chảy máu não, nhũn não, viêm màng não,…đều có thể gây bí tiểu.

Chứng táo bón:

Phân cứng trong trực tràng có thể đẩy bàng quang sát vào niệu đạo, làm cho niệu đạo bị chèn ép, nhất là có sự kết hợp sa trực tràng thì đây chính là một trong những nguyên nhân gây bí tiểu đáng chú ý nhất.
nguyên nhân gây bí tiểu do táo bón

Sa bàng quang và sa trực tràng:

Sa bàng quang là hiện tượng xuất hiện khi thành giữa bàng quang và âm đạo yếu đi và làm cho bàng quang ngả về phía âm đạo. Vị trí bất thường của bàng quang có thể làm cho nước tiểu khó được đẩy hết ra khỏi bàng quang, gây ra các rối loạn tiểu tiện trong đó có chứng bí tiểu.
Ngoài ra bí tiểu sau phẫu thuật, sau mổ cũng rất hay gặp do một số nguyên nhân khác nhau như bàng quang không nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy gây bí tiểu gây ra chứng bí tiểu,bí tiểu do thuốc gây tê tủy sống chứa hai hoạt chất Bupivacain + Fentanyl (thuộc nhóm opioid) có tỷ lệ gây bí tiểu 10-15% sau mổ.
Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bí tiểu?

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây bí tiểu cấp tính như:
Nam giới lớn tuổi và sự gia tăng của u xơ tiền liệt tuyến lành tính
Nam giới lớn tuổi với tuyến tiền liệt to
Sỏi đường tiết niệu có thể tìm thấy ở thận, niệu quản hoặc trong bàng quang
Sự hiện diện của sa bàng quang ở nữ giới: sa bàng quang là tình trạng phồng lên của bàng quang đè lên âm đạo
Sự hiện diện của sa trực tràng ở nữ giới: sa trực tràng là tình trạng phồng lên của trực tràng đè lên âm đạo
Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát có thể gây ra tình trạng hẹp niệu đạo
Tiểu đường
Chấn thương tủy sống

Tác hại bí tiểu

Bí tiểu có cảm giác rất khó chịu, đau, rát bàng quang, đặc biệt khi có kèm theo viêm cấp hoặc mạn tính bàng quang, vì vậy, sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh (buồn tiểu nhưng không tiểu được, nhất là ban đêm gây mất ngủ kéo dài và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nếu bí tiểu không được thông tiểu hoặc bí tiểu tái phát nhiều lần làm ứ đọng nước tiểu, từ đó có thể làm viêm nhiễm bàng quang, gây viêm ngược dòng, viêm thận và ảnh hưởng lớn đến chức năng thận, thậm chí gây suy thận.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bí tiểu?

Bác sĩ thường có thể chẩn đoán bí tiểu chỉ bằng cách thu thập bệnh sử chi tiết, gồm các triệu chứng và thực hiện khám thực thể bộ phận sinh dục và trực tràng.

Khi bác sĩ cần thêm thông tin, họ có thể sử dụng một trong các xét nghiệm hoặc thủ thuật sau đây:

Mẫu nước tiểu hoặc mẫu máu
Đo lượng nước tiểu còn sót lại sau khi đi tiểu (PVR)
Soi bàng quang
Siêu âm và chụp CT
Xét nghiệm niệu động học
Điện cơ đồ

Những phương pháp nào dùng để điều trị bí tiểu?

Điều trị bí tiểu mãn tính hoặc dạng cấp tính phát triển thành mãn tính phụ thuộc vào nguyên nhân. Đối với nam giới có tuyến tiền liệt phì đại, một số loại thuốc nhất định có thể được sử dụng giúp thu nhỏ lại. Các thuốc điều trị bí tiểu bao gồm thuốc ức chế alpha và các chất ức chế men 5-alpha (finasteride và dutasteride). Ngoài ra, phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt hoặc giảm kích thước của nó có thể được lựa chọn.

Cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo là loại phẫu thuật phổ biến nhất khi vấn đề gây ra bởi tuyến tiền liệt phì đại. Trong khi phẫu thuật, bác sĩ đặt một dụng cụ qua ống thông. Bác sĩ luồn ống lên niệu đạo và lấy đi một phần của tuyến tiền liệt. Có nhiều cách khác để điều trị vấn đề này mà không cần đến phẫu thuật, bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng như vi sóng và laser để phá vỡ sự tắc nghẽn.

Cần xét nghiệm để xác định nguyên nhân
Cần xét nghiệm để xác định nguyên nhân

Đối với phụ nữ bị bí tiểu do sa bàng quang hoặc sa trực tràng

, trường hợp nhẹ hoặc vừa phải có thể được điều trị bằng các bài tập tăng cường cơ sàn chậu. Họ cũng có thể được điều trị bằng cách đặt một chiếc nhẫn được gọi là vòng nâng âm đạo để hỗ trợ bàng quang. Bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp estrogen nếu bạn đã mãn kinh. Phẫu thuật có thể được yêu cầu cho các trường hợp nặng hơn để nâng bàng quang hoặc trực tràng chảy xệ.

Đối với niệu đạo bị hẹp, bác sĩ có thể chỉ định mở niệu đạo bằng ống thông và bóng. Bác sĩ phẫu thuật dùng dao hoặc tia laser di chuyển qua niệu đạo, thực hiện một vết cắt để mở đoạn hẹp. Ống đỡ (ống lưới) cũng có thể giúp mở niệu đạo bị hẹp ở nam giới.

Nếu bí tiểu do vấn đề liên quan đến thần kinh, bạn có thể tự đặt ống thông tiểu tại nhà.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý bí tiểu?

Bí tiểu cấp tính cần được thoát nước ngay lập tức, do đó bạn cần gặp bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu của bệnh viện. Bạn có thể thử vài cách rất hạn chế ở nhà, nhưng không nên trì hoãn đến bệnh viện nếu bị đau. Hãy thử ngồi trong bồn tắm đầy nước ấm để thư giãn cơ sàn chậu hoặc mở nước trong phòng tắm để kích thích dòng chảy của nước tiểu.

Thảo luận về các loại thuốc kê đơn, cũng như bất kỳ loại thuốc không cần toa mà bạn đang dùng với bác sĩ, để xác định xem một hoặc nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng đi tiểu bình thường của bạn.

Những người bị suy giảm khả năng vận động (ví dụ như sau khi bị bệnh hoặc phẫu thuật với thời gian hồi phục kéo dài) dẫn đến việc không thể đi tiểu có thể được khuyến khích đứng dậy và đi bộ, vì tăng cường hoạt động thuận lợi cho việc đi tiểu.

Quản lý táo bón bằng cách ăn nhiều chất xơ, chất làm mềm phân và thuốc nhuận tràng theo khuyến cáo của bác sĩ.

Chú ý:

Việc điều trị bệnh đường tiểu bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc.

Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.

Các sản phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị bệnh đường tiểu đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ. Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm nổi tiếng do các đơn vị uy tín sản xuất. 

Ích Tiểu Vương

Ích tiểu vương là sản phẩm hỗ trợ dành cho đối tượng có triệu chứng rối loạn chức năng bàng quang, giảm tiểu són, tiểu nhiều ngày và đêm là những bệnh thuộc hệ thống sinh dục. Để kiểm soát tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu són thì điều cần thiết là tăng cường sức khỏe của cơ bàng quang, tăng cường chức năng bàng quang.


Mua ngay

Niệu Bảo

Thực phẩm chức năng Niệu Bảo tăng cường giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ miễn dịch, làm giảm các triệu chứng : tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, bí tiểu, nóng trong, giúp giảm nguy cơ tái bệnh đường tiết niệu mạn tính các bệnh về nam khoa, sinh lý nam.

Sản phẩm Niệu Bảo có chứa Kim ngân hoa, Kim tiền thảo, là những dược liệu vừa giúp lợi tiểu, kháng khuẩn, vừa có tác dụng “làm mát”, khiến cho người bệnh đi tiểu dễ dàng hơn, giảm bớt cảm giác đau buốt khi đi tiểu.


Mua ngay

Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới hoặc nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Bài viết cùng chuyên mục

  • Logo Avado
    Tất cả
  • Logo Avado
    Chưa phân loại