Hạ huyết áp là gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

Bệnh hạ huyết áp hay còn gọi tụt huyết áp là tình trạng giảm huyết áp đột ngột dưới 90/60 mmHg. Hạ huyết áp làm cho thể tích máu giảm do sự co bóp của tim không đủ mạnh.

Số đo huyết áp biểu hiện qua hai con số: số đầu là số đo huyết áp tâm thu hay huyết áp của các động mạch khi tim đập và bơm máu, số thứ hai là số đo huyết áp tâm trương hay huyết áp của các động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa hai lần đập.

Bạn bị hạ huyết áp khi số đo nhỏ hơn 90/60, nghĩa là huyết áp tâm thu bằng hoặc nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương bằng hoặc nhỏ hơn 60 mmHg.

Hạ huyết áp là triệu chứng của nhiều bệnh và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là người cao tuổi. Tuy nhiên, tập thể dục thường xuyên, đứng quá lâu hoặc thậm chí đứng lên từ đang ngồi hoặc đang nằm có thể làm giảm huyết áp của bạn. Tình trạng này được gọi là hạ huyết áp tư thế.

Triệu chứng thường gặp

Bệnh hạ huyết áp hay còn gọi tụt huyết áp
Bệnh hạ huyết áp hay còn gọi tụt huyết áp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hạ huyết áp là gì?

Bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng sau:

Chóng mặt hay nhức đầu;

Đầu óc quay cuồng;

Ngất;

Thiếu tập trung;

Mờ mắt;

Buồn nôn;

Da lạnh, ẩm, tái nhợt;

Thở nhanh, nông;

Mệt mỏi;

Trầm cảm;

Khát nước.

Hạ huyết áp mạn tính không có triệu chứng hầu như không nghiêm trọng. Nhưng đột ngột giảm huyết áp có thể dẫn đến suy nguồn cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng, đặc biệt là não. Thể tích máu giảm gây ra tổn thương đa cơ quan.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi thấy những triệu chứng nào thì cần phải đi khám ngay?

Trong hầu hết trường hợp, hạ huyết áp không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều người có số đo huyết áp thấp nhưng vẫn cảm thấy khỏe mạnh. Đôi khi bạn cảm thấy đầu óc quay cuồng và chóng mặt nhưng nếu các triệu chứng không ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày thì bệnh không đến mức nghiêm trọng.

Tuy nhiên, bạn nên gặp bác sĩ nếu bị hạ huyết áp vì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Hãy đến gặp bác sĩ hoặc y tá

Nếu bạn có bất cứ triệu chứng sau đây:

Chóng mặt hay cảm thấy như muốn chết khi bạn đứng lâu (>5 giây);

Tim đập nhanh, mạnh hay không đều;

Mờ mắt;

Buồn nôn;

Nóng bức;

Đổ mồ hôi quá nhiều;

Đầu óc quay cuồng.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh hạ huyết áp?

Có rất nhiều nguyên nhân gây hạ huyết áp như:

Không đủ dịch trong động mạch của bạn, xảy ra nếu bạn mất máu hoặc mất nước. Bạn có thể trở nên mất nước nếu không uống đủ nước, bị tiêu chảy hoặc ói mửa nặng, đổ mồ hôi rất nhiều;

Tim không bơm máu đủ mạnh;

Các dây thần kinh và kích thích tố trong cơ thể kiểm soát các mạch máu không làm việc hiệu quả;

Mang thai;

Các vấn đề nội tiết như tuyến giáp kém hoạt động (suy giáp), bệnh tiểu đường hoặc đường huyết thấp (hạ đường huyết);

Say nắng hoặc sốc nhiệt;

Một số loại thuốc không cần kê toa;

Một số loại thuốc kê toa điều trị bệnh cao huyết áp, trầm cảm hoặc bệnh Parkinson.

Ở một số bệnh nhân, bệnh hạ huyết áp thường đi kèm theo một vấn đề khác, chẳng hạn như:

Bệnh tiểu đường;

Bệnh Parkinson;

Suy tim;

Loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường);

Giãn nở các mạch máu;

Bệnh gan một số trường hợp, huyết áp có thể tụt đột ngột. Trong những trường hợp này, nguyên nhân có thể là:

Mất máu do chảy máu;

Nhiệt độ cơ thể thấp;

Nhiệt độ cơ thể cao;

Bệnh cơ tim gây suy tim;

Nhiễm trùng huyết;

Mất nước nghiêm trọng từ nôn mửa, tiêu chảy hoặc sốt;

Phản ứng với thuốc hoặc rượu;

Sốc phản vệ.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh hạ huyết áp?

Bệnh hạ huyết áp rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, người già và phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những người khác.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh hạ huyết áp?

Nguy cơ tăng và hạ huyết áp thường tăng theo tuổi tác. Lưu lượng máu đến cơ tim và não bộ giảm dần theo tuổi tác, thường là kết quả của sự tích tụ mảng xơ vữa trong các mạch máu. Ước tính 10% đến 20% số người trên 65 tuổi có hạ huyết áp.

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, nitrat và thuốc giãn mạch;

Tiền sử mất dịch (nôn mửa, tiêu chảy, hạn chế dịch, sốt);

Tiền sử suy tim sung huyết, tiểu đường, bệnh ác tính, nghiện rượu;

Dấu hiệu bị các bệnh thần kinh như Parkinson, đau thần kinh ngoại vi, chứng loạn thần kinh sinh dưỡng gia đình (chẳng hạn như đáp ứng đồng tử bất thường).

Tác hại của hạ huyết áp

– Khi bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh hạ huyết áp?

Hiện có một số xét nghiệm có thể giúp bác sĩ hoặc y tá tìm ra các triệu chứng do hạ huyết áp gây nên. Xét nghiệm phổ biến nhất là đo huyết áp và đếm mạch trong khi bạn ngồi hoặc nằm và sau đó đo lại sau khi bạn đứng dậy. Các xét nghiệm khác có thể bao gồm:

Xét nghiệm máu để xem bạn có bị thiếu máu hay không;

Xét nghiệm máu để kiểm tra độ cân bằng về mặt hóa học của máu và lượng dịch trong cơ thể bạn;

Các xét nghiệm để kiểm tra hoạt động của tim.

Xét nghiệm máu để kiểm tra độ cân bằng
Xét nghiệm máu để kiểm tra độ cân bằng

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh hạ huyết áp?

Hạ huyết áp không gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng nào hoặc chỉ gây ra các triệu chứng mức độ nhẹ, chẳng hạn như các đợt ngắn chóng mặt khi đứng và hiếm khi cần phải điều trị.

Đầu tiên, các bác sĩ hoặc y tá sẽ xác định liệu bệnh có phải được gây ra bởi bất kỳ loại thuốc mà bạn uống hay không. Nếu đúng như vậy, bác sĩ có thể đổi thuốc hoặc giảm liều lượng cho bạn. Nếu bệnh biểu hiện một số triệu chứng, bác sĩ sẽ lựa chọn các điều trị thích hợp nhất dựa vào nguyên nhân gây bệnh thường cố gắng để giải quyết vấn đề sức khỏe cơ bản.

Tùy thuộc vào tuổi của bạn.

tình trạng sức khỏe và loại hạ huyết áp bạn bị, bạn có thể điều trị bằng cách:

Tăng lượng muối trong chế độ ăn uống. Hãy nhớ kiểm tra với bác sĩ trước khi thực hiện vì natri dư thừa có thể dẫn đến suy tim, đặc biệt là ở người lớn tuổi;

Uống nhiều nước. Điều này sẽ làm tăng thể tích máu và chống mất nước;
Mang bao vớ;

Dùng thuốc. Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị hạ huyết áp xảy ra khi bạn đứng dậy (hạ huyết áp tư thế).
Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh hạ huyết áp

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Đứng lên từ từ và cho thời gian để cơ thể của bạn thích ứng: đặc biệt quan trọng khi bạn bước ra khỏi giường vào buổi sáng. Bắt đầu bằng cách ngồi và chờ một lát. Sau đó xoay chân ra khỏi thành giường và chờ một lát. Khi đứng, đảm bảo rằng bạn có thể giữ chặt cái gì đó để phòng khi chóng mặt;

Tránh việc chạy, đi bộ đường dài hoặc làm bất cứ điều gì mất rất nhiều năng lượng trong thời tiết nóng bức. Những điều này có thể làm cho chứng hạ huyết áp tư thế nghiêm trọng hơn;

Đảm bảo uống đủ nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng;

Nằm ngủ kê gối: nâng đầu cao hơn tim một chút;

Mặc vớ;

Tránh uống nhiều rượu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chú ý:

Việc điều trị huyết áp thấp bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc.

Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.

Các sản phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị giảm huyết áp đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ. Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm nổi tiếng do các đơn vị uy tín sản xuất. 

Hồng Mạch Khang

Hồng Mạch Khang là sản phẩm hỗ trợ giúp bổ máu, hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn, nâng huyết áp, giảm nhanh các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng ngất, mệt mỏi, chán ăn, da xanh, chân tay lạnh, mất ngủ, hay quên, khó tập trung do huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu, suy nhược cơ thể, rối loạn tiền đình.


Mua ngay

Viên ngậm Thanh dương

Viên ngậm Thanh dương dùng cho người bị bệnh huyết áp thấp mãn tính
Người bị mệt mỏi, run rẩy, ớn lạnh, vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai do giảm huyết áp
Người bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, kém ăn.


Mua ngay

Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới. Nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *