Tiểu buốt nguyên nhân triệu chứng và điều trị như thế nào hiệu quả?

Tiểu buốt (khó tiểu) là triệu chứng đau đớn, khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu. Cơn đau này có thể bắt nguồn từ bàng quang, niệu đạo hoặc vùng đáy chậu. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu bên ngoài cơ thể. Ở nam giới, khu vực giữa bìu và hậu môn được gọi là đáy chậu. Ở phụ nữ, đáy chậu là khu vực giữa hậu môn và phần mở đầu của âm đạo.

Những dấu hiệu và triệu chứng của tiểu buốt là gì?

Dựa vào nguyên nhân gây tiểu buốt, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng khác ngoài đau khi đi tiểu. Các triệu chứng có thể bao gồm:

Nhiễm trùng đường tiết niệu thấp (viêm bàng quang). Đi tiểu thường xuyên, có sự thôi thúc đi tiểu mãnh liệt, mất kiểm soát bàng quang, đau ở phần phía trước bụng dưới (gần bàng quang), nước tiểu đục có mùi nồng hoặc thậm chí có máu;

Nhiễm trùng đường tiểu trên (viêm bể thận). Đau ở phần lưng trên, sốt cao kèm theo ớn lạnh, buồn nôn và nôn, nước tiểu đục, đi tiểu thường xuyên, có sự thôi thúc đi tiểu mãnh liệt;

Tiểu buốt (khó tiểu)
Tiểu buốt (khó tiểu)

Viêm niệu đạo. Có chất dịch từ niệu đạo, mẩn đỏ xung quanh phần đầu của niệu đạo, đi tiểu thường xuyên, tiết dịch âm đạo. Người có quan hệ tình dục với người bị mắc bệnh viêm niệu đạo thường sẽ không có triệu chứng;

Viêm âm đạo. Đau, nhức hoặc ngứa ở âm đạo, âm đạo thay đổi bất thường hoặc có mùi hôi tiết ra từ âm đạo, đau hoặc khó chịu khi giao hợp tình dục.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi thấy những dấu hiệu nào thì cần đi khám ngay?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên
dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên

Nguyên nhân nào gây ra chứng tiểu buốt?

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng tiểu buốt. Ở phụ nữ, nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Ở nam giới, viêm niệu đạo và ung thư tuyến tiền liệt là nguyên nhân thường gặp nhất làm bạn bị tiểu buốt.

Các nguyên nhân khác gây ra bệnh tiểu buốt bao gồm:

Sỏi bàng quang;

Bệnh Chlamydia;

Viêm bàng quang;

Các loại thuốc, chẳng hạn như những người sử dụng thuốc trong điều trị ung thư, có tác dụng phụ gây kích thích bàng quang;

Bệnh Herpes sinh dục;

Không lấy băng vệ sinh khỏi âm đạo;

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng tiểu buốt
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng tiểu buốt

Vừa trải qua thủ thuật đường tiết niệu, trong đó có sử dụng các dụng cụ tiết niệu để xét nghiệm hoặc điều trị;

Nhiễm trùng thận;

Sỏi thận;

Nhiễm trùng hoặc viêm tuyến tiền liệt;

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs);

Dị ứng với xà phòng, nước hoa và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác;

Hẹp niệu đạo;

Viêm niệu đạo hoặc nhiễm trùng niệu đạo;

Viêm ống dẫn trứng;

Viêm âm đạo hoặc nhiễm trùng âm đạo;

Nhiễm nấm men (âm đạo).

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải chứng tiểu buốt?

Chứng tiểu buốt phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Ở nam giới, chứng tiểu buốt phổ biến hơn ở những người đàn ông lớn tuổi.
Bạn có thể kiểm soát chứng tiểu buốt bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới
phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu buốt?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh tiểu buốt, chẳng hạn như:

Có nhiều bạn tình;

Quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh;

Ăn các loại thực phẩm có tính axit cao;

Uống nhiều cà phê, rượu, v.v.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu buốt tiểu rắt

Các biến chứng của bệnh tiểu buốt tiểu rắt dựa vào nguyên nhân gây bệnh

Tiểu buốt tiểu rắt do viêm đường tiết niệu

Viêm bể thận cấp

Suy thận cấp

Nhiễm trùng huyết

Đối với phụ nữ mang thai nếu bị viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến sảy thai, nhiễm trùng sơ sinh,…

Tiểu buốt tiểu rắt do viêm bàng quang

Nhiễm trùng thận, suy thận

Tiểu ra máu gây thiếu máu

Tăng nguy cơ vô sinh , hiếm muộn

Tiểu buốt tiểu rắt do bệnh lậu

Các biến chứng
Các biến chứng

Do nhiễm trùng

Viêm tinh hoàn

Viêm khung chậu

Nhiễm trùng có thể lan rộng khắp cơ thể

Chảy dịch trực tràng do nhiễm lậu qua đường trực tràng

Viêm amidan, kích thích họng do nhiễm lậu qua đường miệng

Viêm mắt do niêm mạc mắt tiếp xúc với vi khuẩn lậu

Tiểu buốt tiểu rắt do viêm tuyến tiền liệt

Nhiễm khuẩn huyết dễ dẫn đến tử vong

Viêm nội mạc cơ tim

Viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn

Bí đái cấp, áp xe tuyến tiền liệt

Những tác hại của tiểu buốt ra máu

Không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tâm lý người bệnh:

Tâm lý lo sợ, thậm chí là nỗi kinh hoàng mỗi lần đi tiểu tiện, ảnh hưởng đến cuộc sống công việc hàng ngày.

Buốt rát, đau khi quan hệ ảnh hưởng đến đời sống tình dục.

Không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
Không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe

Gây ra tình trạng tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày khi cố nhịn tiểu, từ đó mắc các bệnh lý như bàng quang, sỏi thận

Là biểu hiện các bệnh lý nguy hiểm như viêm tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, ung thư âm đạo, nên cần phải điều trị sớm

Bệnh nếu điều trị càng sớm sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, hay bị choáng, sức khỏe bị ảnh hưởng, cơ thể mệt mỏi do mất máu quá nhiều.

Đe dọa tính mạng người bệnh nếu bệnh nhân mắc chứng rối loạn chảy máu khiến máu không thể ngừng.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng tiểu buốt?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ xem lại tiền sử sức khỏe của bạn, đặt ra các câu hỏi về sức khỏe tổng thể và những lần bị tiểu buốt trước đây. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn thông tin về số lần đi tiểu, tiền sử tình dục và các mối quan hệ xã hội.

Tùy vào thông tin tiền sử bệnh mà bác sĩ sẽ lập ra phương pháp xét nghiệm vật lý phù hợp với bạn. Việc kiểm tra thường sẽ bao gồm khám bụng, khám cơ quan sinh dục ngoài và khám phụ khoa cho phụ nữ.

đặt ra các câu hỏi về sức khỏe tổng thể
đặt ra các câu hỏi về sức khỏe tổng thể

Bác sĩ sẽ yêu cầu lấy mẫu nước tiểu của bạn.Sau đó, họ sử dụng que thử nước tiểu để kiểm tra và tìm ra nguyên do gây ra chứng tiểu buốt. Phương pháp xét nghiệm bằng que thử này sẽ giúp phát hiện vi khuẩn và máu (phổ biến ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu).

Tiếp theo, mẫu nước tiểu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm, tại đó các chuyên viên xét nghiệm sẽ kiểm tra mẫu nước tiểu dưới kính hiển vi (để xác định xem có máu hoặc các tế bào máu trắng hay không), kiểm tra thành phần nước tiểu để xem vi khuẩn có phát triển hay không (việc này giúp xác nhận xem có phải bạn mắc chứng tiểu buốt do vi khuẩn hay không cũng như xác định được các vi khuẩn gây ra chứng tiểu buốt).

Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng tiểu buốt?

Việc điều trị tiểu buốt phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:

Viêm bàng quang và viêm bể thận. Các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra được chữa khỏi bằng cách uống thuốc kháng sinh. Chuyên viên y tế sẽ đưa thuốc kháng sinh vào tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch) đối với bệnh nhân bị viêm bể thận nặng với tình trạng sốt cao, ớn lạnh và nôn mửa;

Viêm niệu đạo. Viêm niệu đạo được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Các loại kháng sinh được sử dụng tùy thuộc vào loại nhiễm trùng gây ra viêm niệu đạo;

Viêm âm đạo. Bệnh nhiễm trùng do Trichomonas và viêm âm đạo do vi khuẩn gây ra được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nhiễm nấm men được điều trị bằng thuốc kháng nấm ở dạng thuốc viên, thuốc hình con nhộng hoặc kem thoa âm đạo.

Nếu bạn thường quan hệ tình dục và đang được điều trị bệnh tiểu buốt gây ra bởi bệnh lây truyền qua đường tình dục thì bạn tình của bạn cũng phải được điều trị.

bệnh nhân bị viêm bể thận
bệnh nhân bị viêm bể thận

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng tiểu buốt?

Bạn sẽ có thể kiểm soát chứng tiểu buốt nếu áp dụng các biện pháp sau:

Không dùng các chất tẩy rửa có mùi thơm và đồ trong nhà để giảm nguy cơ kích ứng. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để giữ an toàn cho mình và bạn tình. Điều chỉnh chế độ ăn uống để loại bỏ thức ăn và nước uống gây kích thích bàng quang;

Tránh một số chất kích thích, bao gồm rượu, cà phê, thức ăn cay, trái cây và nước trái cây, các sản phẩm từ cà chua và chất làm ngọt nhân tạo. Theo như lưu ý từ Viện nghiên cứu quốc gia về các chứng bệnh tiểu đường, tiêu hóa và thận (NIDDK – Mỹ), một số loại thực phẩm nhất định có thể gây kích thích bàng quang;

Tránh các loại thực phẩm có tính axit cao để bàng quang có thời gian phục hồi. Trong thời gian điều trị, bạn nên có chế độ ăn nhạt.

Bạn sẽ có thể kiểm soát chứng tiểu buốt
Bạn sẽ có thể kiểm soát chứng tiểu buốt

Chú ý:

Việc điều trị tiểu buốt bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc.

Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.

Các sản phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị tiểu buốt đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ. Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm nổi tiếng do các đơn vị uy tín sản xuất. 

Ích Tiểu Vương

Ích tiểu vương là sản phẩm hỗ trợ dành cho đối tượng có triệu chứng rối loạn chức năng bàng quang, giảm tiểu són, tiểu nhiều ngày và đêm là những bệnh thuộc hệ thống sinh dục. Để kiểm soát tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu són thì điều cần thiết là tăng cường sức khỏe của cơ bàng quang, tăng cường chức năng bàng quang.


Mua ngay

Niệu Bảo

Thực phẩm chức năng Niệu Bảo tăng cường giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ miễn dịch, làm giảm các triệu chứng : tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, bí tiểu, nóng trong, giúp giảm nguy cơ tái bệnh đường tiết niệu mạn tính các bệnh về nam khoa, sinh lý nam.

Sản phẩm Niệu Bảo có chứa Kim ngân hoa, Kim tiền thảo, là những dược liệu vừa giúp lợi tiểu, kháng khuẩn, vừa có tác dụng “làm mát”, khiến cho người bệnh đi tiểu dễ dàng hơn, giảm bớt cảm giác đau buốt khi đi tiểu.


Mua ngay

Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới hoặc nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *