Bệnh chàm nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Bệnh chàm (eczema) gây ra tình trạng ban đỏ, ngứa ngáy, đau rát vô cùng khó chịu. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, mà còn khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp. Việc nhận biết chính xác các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh chàm hiệu quả.

Chàm eczema là gì? 

Bệnh chàm (eczema) thường xuất hiện với tình trạng da bị viêm đỏ, nổi mụn nước do các tác nhân nội và ngoại sinh. Bệnh có tính chất mãn tính thường biến triển theo từng đợt và dễ tái phát. Eczema gây cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy, mất thẩm mỹ và bất tiện trong sinh hoạt.

Bệnh chàm được phân loại gồm:

Chàm tiếp xúc:

Vị trí xuất hiện ở phần da hở tiếp xúc với dị nguyên. Các vết chàm thường có hình của vật tiếp xúc như hình quai dép, dây đồng hồ, vòng tay, kính mắt,… Các vết tổn thương da màu đỏ, hơi phù nề, trên bề mặt có mụn nước,…

Chàm thể địa:

Đây là thể thường gặp của bệnh, các triệu chứng xuất hiện khác nhau ở từng lứa tuổi. Với trẻ sơ sinh bệnh hay xuất hiện ở vùng trán, có hình móng ngựa hoặc cánh bướm, có mụn nước xuất hiện trên bề mặt, dễ vỡ, chảy dịch, đóng vảy tiết.

Chàm đồng tiền:

Các vết tổn thương trên da có hình tròn hoặc oval. Ở thể này các triệu chứng xuất hiện là các vết đỏ, tiết dịch, mụn nước ở mặt duỗi tay, chân…

Chàm bã nhờn:

Vị trí xuất hiện nhiều ở da đầu, mặt (lông mày, quanh mắt, mũi, các nếp nhăn quanh mũi, sau tai,…) Tổn thương có màu đỏ, đóng vảy mỡ.

Bệnh chàm (eczema) không có tính truyền nhiễm. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Nghiên cứu cho thấy có đến gần 15% trẻ sơ sinh mắc bệnh. Người bệnh cũng như cha mẹ có con bị bệnh cần chú ý các nguyên nhân và triệu chứng bệnh để có cách xử lý kịp thời, hạn chế sự phát triển của bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm tay chân

Theo các chuyên gia da liễu thì bệnh chàm ở tay châm có thể bị do các nguyên nhân sau đây

Do cơ địa: Bệnh chàm tay chân có tính chất di truyền cho nên nếu trong gia đình có người bị bệnh chàm hay đã từng bị bệnh chàm thì những thế hệ sau có nguy cơ mắc phải bệnh này cũng cao.

Các rối loạn hoạt động của cơ thể như rối loạn chức năng bài tiết, tiêu hóa, rối loạn thần kinh, rối loạn nội tiết cũng là nguyên nhân gây ra bệnh chàm.

Ngoài ra, những người từng mắc các bệnh như các bệnh về thận, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm tai… cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Do tiếp xúc với các chất độc hại

Nguyên nhân tiếp theo gây ra bệnh chàm tay chân thường là những người thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại như xi măng, cao su, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, hoặc các đồ dùng sinh hoạt dễ gây dị ứng như quần áo, chăn màn, hay giày dép, khăn len… cũng có nguy cơ bị bệnh chàm.

Nguyên nhân bị bệnh chàm tay chân cũng có thể do người bệnh ăn phải các thức ăn lại hay dị ứng với một số thức ăn như tôm, cuam cá biển, mực, đồ ăn cay nóng… Hoặc thiếu hụt vitamin do chế độ ăn hàng ngày thiếu cân bằng.

Thói quen dùng nhiều đồ tanh như hải sản, tôm, cua, ốc, cá và bia rượu cũng là nguyên nhân chủ yếu nhất.

Do sức đề kháng cơ thể yếu:

Bị chàm tay chân cũng có thể do nguyên nhân sức khỏe của ban nếu sức khỏe và khả năng đề kháng của bạn suy yếu cũng có thể khiến bệnh chàm dễ phát sinh và nhanh chóng lây lan.

Nhưng có một số dạng chàm cũng có thể gặp ở người trưởng thành

Vệ sinh cá nhân kém tác động mạnh mẽ đến da gây ra bệnh chàm tay chân

Thường xuyên hút thuốc là, uống nhiều bia rượu cũng là 1 trong số nguyên nhân gây ra bệnh chàm

Những yếu tố nguy cơ nào gây bệnh chàm?

Các yếu tố không thể thay đổi được như di truyền trong gia đình, chủng tộc, tuổi tác, giới tính. Các yếu tố có thể thay đổi được là lối sống, các bệnh khác, sức khỏe, tình cảm. Trẻ em có nguy cơ bị rối loạn này nếu phụ huynh đã từng bị bệnh này hoặc bệnh dị ứng như hen suyễn hay sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng).

Nếu cả cha và mẹ bị viêm da dị ứng, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên. Mặc dù một số người phát triển triệu chứng da rất nhanh, nhưng có khoảng một nửa số trẻ em dị ứng viêm da lại xuất hiện sau khi bị sốt cỏ khô hoặc hen suyễn. Yếu tố môi trường cũng có thể gây ra các triệu chứng của viêm da dị ứng ở bất cứ thời điểm nào.

Triệu chứng bệnh chàm

Đối với trẻ em bệnh thường khởi phát cấp tính sau khi trẻ tiếp xúc với dị nguyên dị ứng như thức ăn, lông động vật, phấn hoa…Các tổn thương do bệnh chàm không khó để nhận ra vì nó thường xuất hiện bên ngoài da, dễ nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng do vị trí và đặc điểm tính chất của bệnh nên người bệnh thường có cảm giác khó chịu, thiếu tự tin khi giao tiếp.

Đặc điểm của tổn thương của bệnh chàm có thể thay đổi tùy từng lứa tuổi nhưng tổn thương cơ bản đặc trưng và điển hình bệnh này đầu tiên trên da xuất hiện những đám đỏ, ngứa hoặc sẩn ngứa, sau đó tiến triển thành những mụn nước nông, xuất tiết và đóng vảy tiết, các mụn nước có thể vỡ ra do ko để ý hoặc chăm sóc không kỹ nên rất dễ bị nhiễm khuẩn.

Biểu hiện bên ngoài

Người bệnh chàm thường khó chịu bởi triệu chứng ngứa và nó thường nặng lên khi trên da bài tiết nhiều mồ hôi. Đa số chúng thường xuất hiện ở má, hai bên cổ, các nếp gấp như khuỷu tay, khoeo, cổ tay, cổ chân, mi mắt, vùng quanh mắt, mu bàn tay, mu bàn chân, ở người lớn còn gặp ở vú.

Ngoài ra, bệnh còn có các biểu hiện khác như da khô, da lòng bàn tay, bàn chân dày, da vẽ nổi trắng, viêm kết mạc mắt. Khi có các triệu chứng cảu bệnh chàm kể trên chúng ta hãy đến các cơ sở chuyên khoa để được khám và làm thêm các xét nghiệm cần thiết để loại trừ và chẩn đoán bệnh, tránh trường hợp tự xử trí và dùng thuốc không đúng làm bệnh nặng lên và bị bội nhiễm.

Triệu chứng bệnh chàm
Triệu chứng bệnh chàm

Những biến chứng gì có thể xảy ra khi mắc bệnh chàm?

Da của bệnh nhân viêm da dị ứng thiếu protein chống nhiễm trùng, khiến da dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Nhiễm nấm cũng khá phổ biến ở những người bị viêm da dị ứng.

Nhiễm trùng do vi khuẩn: Nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng do viêm da dị ứng là thực địa da hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn như staphylococcus aureus.

Nhiễm virus: Bệnh nhân viêm da dị ứng rất dễ bị nhiễm virus trên da. Ví dụ, khi bị nhiễm virus herpes simplex sẽ gây ra bệnh da nghiêm trọng gọi là viêm da dị ứng do eczema herpeticum.

Các vấn đề về giấc ngủ: Các vấn đề liên quan đến giấc ngủ rất phổ biến ở bệnh nhân. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi, gây khó tập trung học hành và làm việc.

Mất tự tin: Chàm dị ứng có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của cả người lớn và trẻ em. Trẻ em rất khó để vượt qua căn bệnh, rất dễ dẫn đến tự ti, mặc cảm. Trẻ có thể bị trêu chọc, bắt nạt.

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh chàm?

Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng. Mỗi người có các triệu chứng khác nhau và có thể thay đổi theo thời gian. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử để:

Tìm hiểu về các triệu chứng của bạn

Biết khi nào triệu chứng xảy ra

Loại trừ các bệnh khác

Tìm nguyên nhân làm xuất hiện các triệu chứng.

Bác sĩ cũng có thể hỏi về:

Các thành viên khác trong gia đình có bị dị ứng không?

Bạn có bị bệnh khác như sốt cỏ khô hoặc hen suyễn hay không?

Bạn có ở gần các chất gây kích ứng da không?

Bạn có các vấn đề giấc ngủ không?

Bạn có từng dùng các loại thực phẩm có thể dẫn đến bùng phát bệnh không?

Bạn có đang điều trị bệnh da nào khác không?

Bạn có sử dụng steroid hoặc thuốc trị bệnh chàm nào không?

Những xét nghiệm nào khác có thể chẩn đoán bệnh?

Hiện chưa có xét nghiệm nào được dùng để chẩn đoán bệnh. Nhưng bạn có thể xét nghiệm dị ứng bởi một bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia dị ứng (bác sĩ dị ứng).

Những phương pháp nào điều trị bệnh chàm?

Mục tiêu điều trị viêm da dị ứng là chữa lành da và ngăn chặn bùng phát. Bác sĩ sẽ giúp bạn:

Xây dựng thói quen chăm sóc da tốt

Tránh nguyên nhân gây bùng phát

Điều trị khi triệu chứng xảy ra.

Bạn và các thành viên gia đình nên theo dõi các thay đổi trên da để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thuốc viêm da dị ứng bao gồm:

Kem da hoặc thuốc mỡ kiểm soát sưng và giảm các phản ứng dị ứng

Corticosteroid

Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn

Thuốc kháng histamine gây buồn ngủ, giúp ngăn ngừa gãi ban đêm

Thuốc ức chế hệ miễn dịch.

Phương pháp điều trị khác bao gồm:

Liệu pháp chiếu sáng

Kết hợp liệu pháp chiếu sáng và thuốc psoralen


Chăm sóc da giúp chữa lành da và giữ cho da khỏe mạnh

Tránh các dị ứng nguyên. Trong đó, cần tránh một số thực phẩm khi trẻ bị chàm.

Bạn có thể kiểm soát bệnh chàm như thế nào?

Để biết làm gì khi mắc bệnh chàm, giúp giảm ngứa và làm dịu da bị viêm, bạn hãy thử các biện pháp tự chăm sóc sau:

Uống thuốc dị ứng hoặc thuốc chống ngứa

Thoa kem chống ngứa hoặc calamin lotion vào vùng da bị ảnh hưởng

Dưỡng ẩm da ít nhất hai lần một ngày

Tránh làm trầy xước da

Đặt gạc mát lên da

Tắm nước ấm. Rắc vào nước tắm loại soda làm bánh, bột yến mạch chưa nấu chín hoặc bột yến mạch keo – loại một bột yến mạch xay nhuyễn dùng để tắm. Ngâm mình trong 10 đến 15 phút, sau đó lau khô và bôi thuốc dạng kem, kem dưỡng ẩm hoặc cả hai

Chọn sữa tắm dịu nhẹ không có thuốc nhuộm hay nước hoa và luôn tắm sạch xà phòng

Sử dụng máy tạo độ ẩm. Không khí nóng, khô trong phòng có thể làm khô da nhạy cảm và làm ngứa, bong tróc trầm trọng thêm
Mặc quần áo cotton mịn, mát mẻ

Điều trị căng thẳng

Chú ý đến chế độ ăn uống cho trẻ bị chàm.

Chú ý:

Việc điều trị bệnh tự miễn bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc.

Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.

Các sản phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị bệnh tự miễn đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ. Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm nổi tiếng do các đơn vị uy tín sản xuất. 

Eczestop:

Kem dưỡng Eczestop làm ẩm, mềm da, giúp làm sạch bề mặt da, làm sạch vi khuẩn, dùng làm sạch da trong các trường hợp tổ đỉa, chàm, ezema và các bệnh ngoài da. Giúp làm sạch bề mặt da, sát khuẩn, tăng tái tạo tế bào da trong các trường hợp: da bị kích ứng, mụn nước, ngứa, các thể bệnh eczema như viêm da dị ứng.


Mua ngay

Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới hoặc nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *