Thăng ma là vị thuốc gì? Công dụng và cách dùng như thế nào?

Thăng ma là vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Dược liệu Cimicifuga dahurica này có vị đắng, tính hơi hàn, tác dụng hành ứ huyết, tăng dương, vận kinh, năng giải Tỳ Vị,… nên được ứng dụng trong bài thuốc chữa mụn nhọt sưng đau, dạ dày nóng, viêm họng, chân răng đỏ,…

Tên tiếng Việt: Thăng ma

Tên khoa học: Cimicifuga dahurica (Turcz.) Maxim.

Họ: Ranunculaceae

Công dụng: Đau nhức răng, loét mồm, sốt rét, sởi, đậu mùa, bạch đới.

Những vị thăng ma thường gặp là:

Thiên thăng ma-(Rhizoma Cimicifugae heracletfoliae) là. thân rễ khô của cây đại tam diệp thăng ma (Cimicifuga heracleifolia Komar.), thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).
Bắc thăng ma-(Rhizoma Cimicifugae dahuricae)-là thân rễ khô của cây bắc thăng ma hay đông bắc thăng ma-(Cimicifuga dahurica Maxim.) thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).
Tây thăng ma-Còn gọi là lục thăng ma hay xuyên thăng ma (Rhizoma Cimicifugae foetidae) là thân rễ khô của cây thăng ma (Cimicifuga foetida L.) thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).
Quảng đông thăng ma – (Radix Serratulae) là rễ khô của thăng ma (Serratula sinensis Moore.) thuộc họ Cúc Asteruceae (Compositae).

A. Mô tả cây Thăng ma

Vị Cimicifuga dahurica hiện nay chủ yếu vẫn phải nhập của Trung Quốc, chúng tôi mô tả ở đây để chú ý phát hiện, hoặc để tránh nhầm lẫn.
Cây đại tam diệp thăng ma (Cimicifuga heraceifolia) là một cây sống lâu năm, thân mọc thẳng đứng, cao từ 1-1,5m, nhẵn hoặc có ít lông mềm. Lá kép 2 hay 3 lần lông chim, lá có cuống dài, lá chét cũng có cuống, cuống lá chét giữa dài hơn các lá chét bên, mặt lá đều có lông mềm trắng, phiến lá chét hình trứng dài 9-11cm, rộng 5-9cm, phiến lá chét nhiều khi (nhất là lá chét giữa) lại chia thùy, mép phiến lá có răng cưa to. Lá phía ngọn thường nhỏ hơn, cuống lá cũng ngắn hơn. Cụm hoa chùm; hoa màu vàng trắng. Quả kép với 3-5 lá noãn rời nhau.

Cây bắc thăng ma (Cimicifuga dahurica)

cũng là một cây sống lâu năm, thường chỉ cao lm, trên thân có lông mềm, lá cũng kép 2 đến 3 lần lông chim, lá chét giữa thường có cuống, còn lá chét 2 bên thường không cuống. Cụm hoa chùm, nhưng hoa dơn tính, khác đại tam diệp Cimicifuga dahurica có hoa lưỡng tính. Quả kép có 5 lá noãn.
Câv thăng ma (Cimicifuga foetida) cũng là một cây sống lâu năm, cao 1-2m, lá kép nhiều lần lông chim (khác những loài Cimicifuga dahurica kể trên). Cụm hoa hình chùy, hoa lưỡng tính, màu trắng. Quả kép, trên mặt có lông.
Cây thăng ma đầu (Serratula sinensis) là một cây sống lâu năm, lá mọc so le, nguyên, mép có răng cưa, dàí 10-18cm, rộng 4,5-7cm, lá dưới có cuống dài, phía trên có cuống ngắn hơn. Hoa hình đầu, lưỡng tính, màu trắng. Quả bế hình thoi, một đầu nhọn.

Thăng ma là vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc
Thăng ma là vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc

B. Phân bố, thu hái và chế biến Thăng ma

Như trên đã nói, vị Cimicifuga dahurica hiện nay chủ yếu nhập của Trung Quốc. Trong số Cimicifuga dahurica nhập của Trung Quốc, nhiều nhất là loại bắc thăng ma chủ yếu sản suất ở Hắc Long Giang, Hà Bắc, Nội Mông, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, sau đến Quảng Đông Cimicifuga dahurica chủ yếu sản xuất ở Quảng Đông, Quảng Tây. Ngoài ra có một số ít thiên Cimicifuga dahurica chủ yếu sản xuất ở Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang và tây thăng ma chủ yếu sản xuất ở Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Vân Nam.
Đối với thiên Cimicifuga dahurica, bắc Cimicifuga dahurica và tây Cimicifuga dahurica người ta đào thân rễ vào mùa thu, phơi khô nửa chừng thì đem đốt cháy lớp rễ con rồi tiếp tục phơi cho thật khô, đối với Quảng Đông Cimicifuga dahurica, người ta đào rễ vào mùa hạ và mùa thu, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hay sấy khô là được.

C.Thành phần hoá học Thăng ma

Trong vị thăng ma Cimicifuga foetida người ta đã chiết ra được chất đắng gọi là ximitin (cimitin) với công thức thô là C20H34O7, ximitin là một chất bột màu vàng nhạt, vị đắng, tan trong axeton, cồn metylic, cồn etylic, clorofoc, không tan trong nước, ête, benzen và ête dầu hoả, độ chảy 169°C, đến 175°C thì phân giải. Theo Orêkhov thì trong thăng ma Cimicifuga foetida mọc ở Liên Xô cũ (Xibêri) có chứa một ít ancaloit.
Các loài Cimicifuga dahurica khác chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

D.Tác dụng dược lý Thăng ma

Độ độc của Cimicifuga dahurica: Dùng ximitin tiêm tĩnh mạch cho chuột với liều 100mg cho chuột 10g vẫn không thấy hiện tượng trúng độc.
Người uống quá liều thì có hiện tượng bắp thịt mềm sìu, đầu váng mắt hoa, mạch và hơi thở giảm xuống, dạ dày bị kích thích đến gây nôn nửa kịch liệt, nếu quá liều nhiều quá thì choáng váng, nhức đầu, suy nhược và phát cuồng nhẹ.

E. Công dụng và liều dùng

Thăng ma chỉ mới thấy dùng trong phạm vi đông y.

Tính chất của Cimicifuga dahurica theo tải liệu cổ của đông y là vị ngọt cay hơi đắng, tính bình và hơi độc vào 4 kinh tỳ vị phế và đại trường có năng lực thăng thanh, giáng trọc (đưa cái trong lên trên, hạ chất đục xuống), tán phong giải độc, là thuốc thăng để và chữa phong nhiệt: Thường dùng làm thuốc giải độc. trừ ôn dịch, chướng khí, trúng độc mà sinh đau bụng, sốt rét, lở cổ họng.

Ngày dùng 4-10g dưới dạng thuốc sắc để uống hay súc miêng.
Kiêng kỵ
Theo trung dược học:

+ Phàm các chứng thổ huyết, chảy máu cam, ho nhiều đờm, âm hư hỏa vượng, thận kinh bất túc, khí nghịch, nôn mửa, tim hồi hộp, đánh trống ngực, sợ sệt, điên cuồng: không nên dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Thương hàn mới phát ở Thái dương, đậu chẩn thấy ngọn, hạ nguyên không đủ, âm hư hỏa đờm: cấm dùng (Đắc Phối Bản Thảo).

+ Sởi đã mọc và suyễn đầy, khí nghịch: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Vị thuốc Thăng ma

1. Tính vị
Theo Thang Dịch Bản Thảo, Cimicifuga dahurica có tính hơi hàn và vị hơi đắng. Tuy nhiên theo Dược Tính Luận, dược liệu này lại có khí thăng, vị ngọt, đắng và cay.

2. Qui kinh
Qui vào kinh túc Thái âm Tỳ, thủ Thái âm Phế, Dương minh Vị và Dương minh Đại trường.

3. Cách dùng

Có thể dùng dược liệu ở dạng bôi ngoài hoặc ngậm, sắc uống. Nếu dùng uống, chỉ nên sử dụng 4 – 8g/ ngày.

Một số bài thuốc từ dược liệu Thăng ma

Cimicifuga dahurica được sử dụng trong bài thuốc chữa mụn nhọt, lở miệng, viêm họng, quai bị,…

1. Bài thuốc trị ngực đầy, hơi thở ngắn

Chuẩn bị: Cát cánh 8g, hoàng kỳ 20g, tri mẫu 8g và Cimicifuga dahurica 4g.
Thực hiện: Đem các vị rửa sạch, bỏ vào ấm và sắc lên uống.

2. Bài thuốc trị chân răng sưng đau, chảy máu, nhọt trong miệng và nóng dạ dày

Chuẩn bị: Sinh địa 1g, thăng ma 4g, hoàng liên 1g, đơn bì 2g và quy thân 1g.
Thực hiện: Cho các vị vào ấm, đổ một lượng nước vừa phải và sắc uống trong ngày.

3. Bài thuốc trị tỳ và tâm có hư nhiệt (biểu hiện: lưỡi rụt, miệng lở, má sưng, đau,…)

Chuẩn bị: Thược dược 30g, Cimicifuga dahurica 30g, chi tử 30g, thạch cao 60g, hạnh nhân 24g, sài hồ 30g, đại thanh 24g, mộc thông 30g, hoàng kỳ 24g.
Thực hiện: Đem các vị thuốc đi tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 12g sắc với 5 lát gừng tươi. Nước sắc chia thành 2 – 3 phần và dùng hết trong ngày.

4. Bài thuốc trị chứng u vú và vú sưng đau ở phụ nữ

Chuẩn bị: Qua lâu nhân 12g, thăng ma 8g, cam thảo và thanh bì mỗi thứ đều 8g.
Thực hiện: Sắc uống khi còn nóng.

5. Bài thuốc trị thời khí ôn dịch (biểu hiện: sang chẩn mới phát, chân đau, mỏi, bứt rứt, đau đầu, sốt nhẹ, người mệt mỏi,…)

Chuẩn bị: Cát căn 600g, chích cam thảo 400g, bạch thược 400g và Cimicifuga dahurica 400g.
Thực hiện: Tán bột các dược liệu, sau đó dùng 12g sắc với 1.5 chén nước. Bỏ bã và uống nóng.

6. Bài thuốc trị cấm khẩu

Chuẩn bị: Liên nhục (bỏ tim sen và sao vàng hơi cháy) 30 hạt, thăng ma (sao qua với giấm) 4g và nhân sâm 12g.
Thực hiện: Đem dược liệu sắc với 1 chén nước, còn lại khoảng ½ chén, uống khi còn nóng.

7. Bài thuốc trị chứng thương hàn không giảm khi dùng phép thổ và phép phát hãn

Chuẩn bị: Cimicifuga dahurica, chích cam thảo và huyền sâm mỗi thứ 20g.
Thực hiện: Thái nhỏ các thảo dược và trộn đều. Mỗi lần sử dụng khoảng 20g đem sắc với nước uống.

8. Bài thuốc trị lở loét và nổi mụn nhọt trong miệng

Chuẩn bị: Đại thành, Cimicifuga dahurica và hoàng bá, mỗi thứ một ít.
Thực hiện: Ngậm trực tiếp cho tinh chất tiết ra và thẩm thấu vào vùng lở loét, sau đó bỏ bã.

Cimicifuga dahurica
Cimicifuga dahurica

9. Bài thuốc trị thương hàn

Chuẩn bị: Độc tất 40g, thường sơn 40g và thăng ma 40g.
Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, sau đó dùng 16g sắc với nước. Dùng nước sắc uống khi đói, nếu bị ói sau khi dùng thuốc nên uống lại ngay sau đó.

10. Bài thuốc trị họng đau, mặt đỏ và nôn ra máu/ mủ

Chuẩn bị: Hùng hoàng 20g, miết giáp (miếng to bằng bàn tay), đương quy 80g, cam tgair 80g, thục tiêu 40g và thăng ma 80g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống, khi ra hết mồ hôi sẽ khỏi.

11. Bài thuốc trị nhọt sưng đau

Chuẩn bị: Giấm và Cimicifuga dahurica.
Thực hiện: Mài Cimicifuga dahurica với giấm, sau đó thoa trực tiếp lên vùng tổn thương.

12. Bài thuốc trị chảy máu ở miệng và nóng dạ dày

Chuẩn bị: Hoàng liên 1.5g, thăng ma 4g, quy thân 1.5g, mẫu đơn bì 2g và sinh địa 1.5g.
Thực hiện: Đem dược liệu nghiền thành bột, có thể sắc hoặc hãm uống như trà.

13. Bài thuốc trị sởi

Chuẩn bị: Xích thược 6g, cam thảo 2g, thăng ma 4g và cắt căn 12g.
Thực hiện: Đem các dược liệu sắc thành nước uống.

14. Bài thuốc trị quai bị

Chuẩn bị: Cam thảo 6g, sài hồ 6g, thăng ma 8g, thạch cao 16g, cát canh 8g, ngưu bàng 12g, hoàng cầm 8g, cát căn 12g, thiên hoa phấn 8g, liên kiều 8g.
Thực hiện: Cho tất cả các dược liệu vào ấm, đổ nước đầy và sắc uống.

15. Bài thuốc trị đau răng và nhiễm trùng họng cấp tính

Chuẩn bị: Thăng ma 6g.
Thực hiện: Sắc đặc và ngậm trong miệng khi nước còn ấm.

16. Bài thuốc trị cổ họng lở loét và miệng nổi nhiệt

Chuẩn bị: Đại thành, hoàng bá và thăng ma mỗi thứ 5g.
Thực hiện: Sắc đặc và ngậm trong miệng, khi nước nguội có thể nuốt chậm.

17. Bài thuốc trị tiêu chảy kéo dài, sa tử cung/ trực tràng/ dạ dày

Chuẩn bị: Sài hồ 6 – 10g, hoàng kỳ 20g, Cimicifuga dahurica 4 – 6g, bạch truật 12g, chích cam thảo 4g, bạch truật 12g, trần bì 6g và đương quy 12g.
Thực hiện: Đem các dược liệu sắc thành nước uống.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Thăng ma

Những đối tượng không nên dùng dược liệu này:

Người có âm hư hỏa vượng
Chảy máu cam, thổ huyết và ho có đờm
Nôn mửa
Thận kinh bất túc
Thương hàn mới phát ở thái dương
Sởi đã mọc hết
Hen suyễn
Ngoài ra cần chú ý phân biệt với loại Cimicifuga dahurica họ Cúc (Serratura chinensis). Dược tính của hai loại thực vật này khác nhau, vì vậy khi lựa chọn nguyên liệu cần phải thận trọng.

Thăng ma là dược liệu quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc từ y học cổ truyền. Tuy nhiên tình trạng tùy tiện áp dụng những bài thuốc này có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe và kết quả điều trị. Vì vậy bạn cần tham vấn y khoa nếu có mong muốn sử dụng dược liệu này để chữa bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Bài viết cùng chuyên mục

  • Logo Avado
    Tất cả
  • Logo Avado
    Chưa phân loại