Khổ sâm là loại sâm gì? Công dụng và cách dùng như thế nào?

Khổ sâm còn có tên gọi khác là dã hòe, cây cù đèn, khể cốt, khổ sâm bắc, tên khoa học là Sophora flavescens Aiton (Sophora angustifolia Sieb et Zuce.) thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Cây dã hòe có mặt nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ân Độ, vùng ven biển Thái Bình Dương. Tại nước ta, cây khổ sâm bắt đầu được trồng tại Sa Pa vào những năm 1960.

Khổ sâm cho lá – cây thuốc nam chữa đau dạ dày hiệu quả: dã hòe là cây thuốc nam đa công dụng, cây đặc biệt có tác dụng tốt đối với các chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa và dạ dày.

Tên khoa học của khổ sâm cho lá là Cronton tonkinensis Gagnep, họ thầu dầu. Cây khổ sâm cho lá, hay còn gọi khổ sâm Bắc bộ, cây cù đèn, cây co chạy đón (dân tộc Thái)…

Lá cây dã hòe có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, sát khuẩn…Dùng điều trị ung nhọt, kiết lỵ, viêm loét dạ dày hành tá tràng, chốc đầu, đầy bụng, khó tiêu…

Khổ sâm là cây gì?

Cây khổ sâm ( cây cù đèn hay cây dã hòe ) là cây thuốc nam có nhiều tác dụng chữa bệnh. Và mùa thu và mùa xuân, người ta thường đào cây dã hòe để lấy rễ, rửa sạch, phơi khô để làm thuốc. Lá cây cù đèn có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp, sát khuẩn, lợi niệu. Trong y học cổ truyền lá cây cù đèn được sử dụng để điều trị: rối loạn nhịp tim, nhiệt lỵ, tiện huyết, xích bạch đới, thấp chẩn, mụn nhọt, lở ngứa…

Đặc điểm cây khổ sâm

Dã hòe là loại cây có hình trụ tròn dài, trên to, dưới nhỏ, thường chia thành trục, dài 70 – 100 cm, đường kính 1 – 2cm.
Bên ngoài cây cù đèn là lớp vỏ mỏng, màu vàng nâu, thường bị nứt cuộn ra phía ngoài, dễ bóc, chỗ bị bóc vỏ mầu vàng bóng, hơi sáng, nhìn rõ vân dọc.
Lá kép lông chim lẻ mọc so le.
Rễ mỏ thuôn dài. Loại rễ to khá già, thường có kẽ nứt.
Hạt hình cầu giống quả trứng, có màu nâu đen.
Mùa hoa vào tháng 5-7, mùa quả tháng 7-9.
Cây cù đèn được bán trên thương trường là những miếng dầy hình tròn hoặc hình bầu dục, dầy khoảng 0,3 – 1cm, phần vỏ chỗ mặt cắt ngang và phần gỗ trung tâm phân từng tầng rất rõ, phần gỗ có vòng tròn rất rõ, xuất hiện 2-4 lớp vân vòng, vân nhỏ hình hoa cúc.
Các miếng khể cốt tuy mỏng nhưng rất cứng, khó bẻ gẫy, mặt gẫy mầu trắng vàng, ở giữa nhạt hơn, không mùi, vị đắng rất lâu.

Tác dụng của cây khổ sâm

Theo Đông y, Khổ sâm có vị đắng, tính hàn, quy kinh. Có tác động vào Tâm, Phế, Thận, Đại tràng. Giúp thanh nhiệt táo thấp, khu phong, sát trùng, lợi niệu, chủ trị các chứng hoàng đản, tả lỵ, bạch đới, tiểu tiện khó, ngứa ngoài da, phong hủi thường dùng làm thuốc bổ đắng, thuốc lợi niệu, thuốc dùng ngoài.

Khổ sâm sấy khô
Khổ sâm sấy khô

Chống rối loạn nhịp tim

Cây dã hòe có tác dụng chống rối loạn nhịp tim, làm hạ thấp nhịp tim, tăng lưu lượng máu động mạch vành, chống thiếu máu cơ tim, làm hạ lipid máu, chống xơ vữa động mạch. Đồng thời làm tăng thời gian dẫn truyền tim và làm giảm tính kích thích cơ tim. Tác dụng này không bị ảnh hưởng bởi atropin hay tác nhân beta – adrenergic.
Tác dụng cây khổ sâm chữa đau bụng, kiết lỵ
Cây khổ sâm có tác dụng chữa đau bụng, kiết lỵ rất hiệu quả. Dân gian thường sử dụng loại lá cây này để điều trị các bệnh về đường ruột.
Công dụng của cây khổ sâm giúp trị các bệnh ngoài da, bệnh vẩy nến
Cây cù đèn có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn B, tụ cầu vàng, các loại nấm ngoài da. Vì vậy thường được dùng để điều trị các loại bệnh nổi mẩn ngứa ngoài da rất hiệu quả.

Chống ung thư và miễn dịch

Lá cây cù đèn có tác dụng chống ung thư là do một hợp chất polysaccharid (SFPW1) có trong dã hòe có tác dụng giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Cây khể tốt có rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Tốt cho người có hệ tiêu hóa kém, đau bụng đi ngoài, đau bụng không rõ nguyên nhân. Kết hợp với các loại thảo dược khác sẽ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh viêm loét dạ dày và điều trị bệnh vẩy nến rất hiệu quả.

Cách dùng cây khổ sâm chữa rối loạn nhịp tim

Lá dã hòe đem tán nhuyễn, thêm ít mật để vo thành những viên thuốc mềm, chia làm 2 lần mỗi lần uống khoảng 10g. Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp ổn định nhịp tim và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cách sử dụng cây khổ sâm chữa viêm loét dạ dày tá tràng
Sử dụng 12g lá khổ sâm, 40g lá khôi, 20g bồ công anh, 12g uất kim, 12g hậu phác, 8g ngải cứu, 8g cam thảo. Sắc uống, tán bột, mỗi ngày pha 30g với nước đun sôi, khuấy đều và uống hoặc nấu cao pha siro uống sẽ giúp điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Cách sắc nấu cây khổ sâm chữa bệnh đau bụng đi ngoài, chữa lỵ
Hái một nắm lá cây cù đèn và lá phèn đen, đem rửa sạch, bỏ vào ấm đất, sắc uống hàng ngày như nước chè. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các vị thuốc như lá mơ lông, lá rau sam, lá cây cù đèn, nhọ nồi, cỏ sữa,… mỗi thứ 10g, sắc uống ngày 1 thang.

Cây dã hòe nhiều tác dụng
Cây dã hòe nhiều tác dụng

Cách nấu uống cây khổ sâm khô trị ngứa ngáy và bệnh vảy nến

Để điều trị khắp mình nổi mẩn ngứa: Dùng lá cây cù đèn, kinh giới, lá đắng cay, lá trầu không, nấu nước xông và tắm rửa. Hoặc để đặc trị bệnh vẩy nến thì có thể sử dụng: Khể tốt15g, Huyền sâm 15g, Kim ngân 15g, Sinh địa 15g, quả Ké 10g, tán bột làm thành viên, ngày uống 20-25g.

Lưu ý:
– Cơ thể bị suy nhược, táo bón không dùng được, dùng liều cao gây buồn nôn, nhức đầu, khi ngừng thuốc sẽ tự hết các triệu chứng trên.
– Tránh nhầm lẫn hai cây cùng tên khổ sâm cho lá này với cây khổ sâm (tên khoa học Sophora flavescens) cho rễ dùng làm thuốc.
– Không dùng khổ sâm với lê lô, thận trọng đối với bệnh nhân tỳ, vị hư hàn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Bài viết cùng chuyên mục

  • Logo Avado
    Tất cả
  • Logo Avado
    Chưa phân loại
nut mes nut zalo