Tô mộc là loại thảo dược gì? Tác dụng dược lý và cách dùng như thế nào?

Cây Tô mộc có tên khoa học là Caesalpinia sappan, thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). Trong dân gian, cây còn được biết đến với các tên gọi khác như gỗ vang, vang nhuộm, tô phượng,… Cây chủ yếu mọc hoang trong rừng hoặc được trồng để làm thuốc nhuộm và thảo dược chữa bệnh.

Đặc điểm của cây tô mộc

Tô mộc là cây thân gỗ, cao từ 5 – 10m. Thân cây có gai, gỗ rắn chắc, phần lõi màu nâu đỏ.
Cành non có lông mịn và gai ngắn. Lá kép hình lông chim mọc so le, gồm 12 đôi, mặt trên nhẵn, phía dưới có lông mịn.
Hoa màu vàng, có 5 cánh, mọc thành chùm ở đầu cành.
Quả hình trứng, hơi dẹp, dài từ 7 – 10cm, rộng khoảng 3 – 4cm. Vỏ quả cứng, bên trong chứa 3 hoặc 4 hạt nhỏ màu nâu.
Bộ phận được dùng làm thuốc của cây là gỗ thân và cành. Sau khi chặt thân cây, róc đẽo hết lớp vỏ ngoài và gỗ dác, lấy phần lõi, cưa thành khúc ngắn, phơi khô để dùng dần.

Thành phần dược chất của cây tô mộc

Thành phần dược chất của cây tô mộc hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, theo một số công trình khoa học, cây chứa hàm lượng cao chất tanin, axit gallic, sappanin, brazilin và tinh dầu.
Tác dụng của cây tô mộc
Tác dụng của cây tô mộc chữa bệnh rất hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết. Theo Đông y, cây có vị ngọt, tính bình, không độc, vào 3 kinh tâm, can và tỳ. Cây gỗ vang có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị một số loại bệnh như:
Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh.
Dùng trong trường hợp chảy máu tử cung, xuất huyết sau sinh.
Hành huyết tiêu ứ, giảm sưng đau, chống viêm hiệu quả.
Chữa tiêu chảy, kiết lỵ, đi ngoài ra máu, nhiễm khuẩn đường ruột.
Giúp bổ máu cho phụ nữ sau sinh, giảm tình trạng hoa mắt, chóng mặt.
Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ cho người mới mắc.
Ức chế các vi khuẩn gây bệnh bạch cầu, cúm, ho gà, thương hàn,…

Cây Tô mộc
Cây Tô mộc

Thành phần hóa học Tô mộc

Thành phần hóa học của dược liệu Tô mộc rất đa dạng, gồm:

Tinh dầu
Tanin
Axit galic
Chất sappanin
Chất brasilin
Một chất có tinh thể màu vàng được gọi là Brasilin.
Với kiềm sẽ cho ra màu đỏ, khi thực hiện oxy hóa sẽ cho ra Braseìlin.

Chất Brasilein và Brasilin có cấu tạo tương tự như chất hematein (do hematoxylin oxy hoá) và hematoxylin. Chúng đều là chất màu được chiết xuất từ gỗ cây Hematoxy campechianum L. – một loại dược liệu cùng họ.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Nước sắc của dược liệu có tác dụng ức các chế hoạt động và kháng sinh mạnh đối với vi trùng Staphylococcus 209P. Trong đó vòng vô khuẩn là 1,2cm, Shiga flexneri là 0,7cm, Salmonclla ty phí là 0,4cm, Shigella Sonnei là 0,2cm, Bacillus subtills là 1cm và Shigella dysenteria Shig là 1cm (theo Phòng Đông y thực nghiệm Viện vi trùng Việt Nam – 1961).
Tác dụng kháng sinh của dược liệu không bị dịch tuy tạng, nhiệt, dịch vị phá hủy.
Thành phần brasilein trong dược liệu có khả năng kháng hístamin. Trong thí nghiệm với chuột bạch, nếu tiêm trước chất brasilein vào màng bụng của chuột có thể phòng ngừa được hiện tượng mắt chuột bạch thay đổi do tiêm dung dịch hístamin clohidrat 1,5% (theo M.Gabor – 1951).
Cả hai thành phần brasilin và brasilein bên trong dược liệu đều có khả năng tác động, làm mạnh và kéo dài tác dụng vốn có của hocmon thượng thận so với mẩu ruột cô lập trong thí nghiệm với chuột bạch. Hoặc làm tăng tác dụng của hocmon thượng thận so với tử cung cô lập trong thí nghiệm với thỏ và đối với huyết áp của thỏ (theo M. Gabor, B. Horvath, L. Kiss và z. Dirner – 1952).

Theo thí nghiệm

Trong thí nghiệm trên sinh thiết (coupe microscopique) giữa nước của tổ chức thận và tổ chức thận, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy thành phần brasilin và brasilein có khả năng ức chế men histìdin decacboxylaza (theo M. Gabor, I. Szodady và z. Dirner – 1952).
Theo Diêm Ứng Bổng và Từ Tá Hạ (Trung Hoa y học tạp chí, 1954-1955, 1956)

Khi sử dụng Tô mộc với liều lượng thích hợp, dược liệu có tác dụng làm tăng sự co bóp của tim trong thí nghiệm với ếch cô lập. Áp lực tim ban đầu càng yếu, tác dụng của dược liệu càng rõ.
Trong thí nghiệm với ếch, nước dược liệu có tác dụng làm tăng sự co mạch của huyết quản (phương pháp Treudenberg). Trước khi sử dụng muối nitrit, nếu dùng trước nước dược liệu thì tác dụng giãn mạch của muối nitrit sẽ nhanh chóng thuyên giảm và không xuất hiện nữa.
Nước dược liệu không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của hệ hô hấp và huyết áp ở chó đang bị gây mê. Ngoài ra nếu phối hợp dược liệu với hocmon thượng thận hoặc histamin cũng không xuất hiện tác dụng hiệp đồng.
Trong thí nghiệm với mẫu ruột thỏ cô lập, nước dược liệu không thể tác động. Tuy nhiên dược liệu có thể làm tăng mạnh tác dụng vốn có của hocmon thượng thận đối với mẫu ruột.

Tác dụng ức chế

Nước Tô mộc có một ít tác dụng ức chế khi tác động vào tử cung cô lập trong thí nghiệm với chuột nhắt. Vì thế khi hocmon thượng thận phối hợp với dược liệu sẽ có tác dụng ức chế càng mạnh.
Nước Tô mộc và hematoxylin không giống nhau bởi tựa hồ không có khả năng kháng histamin.
0,2ml dung dịch 20% dược liệu Tô mộc có khả năng tác động và khôi phục các hoạt động của tim trên thí nghiệm với ếch cô lập (phương pháp Straub). Tuy nhiên tác dụng này có thể bị đình lại khi thực hiện tiêm 20% nước sắc của vị thuốc chỉ xác.
Trong thí nghiệm với chuột bạch, chuột nhắt và thỏ, nước dược liệu có tác dụng gây buồn ngủ đối với lượng nhỏ, gây mê đối với lượng lớn và có thể chết đối với lượng lớn hơn. Tác dụng này xảy ra ngay cả khi uống, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch hoặc thụt.
Nước dược liệu có tác dụng đối kháng đối với khả năng làm hưng phấn trung khu thần kinh do chất stricnin hoặc côcain gây ra.
Trong thí nghiệm với tim ếch cô lập, nước Tô mộc có tác dụng khôi phục những hoạt động của tim (phương pháp Straub). Tuy nhiên tác dụng này đã bị quinin clohydrat, pilocacpin, cloralhytdrat, eserin salixylat tác động và làm cho chưa hoàn toàn đình chỉ.
Nước sắc của dược liệu nếu được sử dụng để tiêm vào bụng hoặc tiêm dưới da của chó có thể gây đi tả và nôn mửa.

Theo y học cổ truyền

Chỉ thống giảm sưng
Thúc đẩy kinh nguyệt
Hoạt huyết.

Tính vị
Vị ngọt, mặn, hơi cay và có tính bình.

Qui kinh
Qui vào 3 kinh tâm, can và tỳ.

Liều lượng và cách dùng

Liều lượng
Dùng 3 – 10 gram/ngày.

Cách dùng

Dùng khô hoặc dùng tươi sắc lấy nước uống, nấu thành cao hoặc tán thành bột.

Cây gỗ vang
Cây gỗ vang

Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Tô mộc được liệt kê như sau:

Bài thuốc điều trị bụng đau, kinh bế, phụ nữ huyết trệ (Thông kinh hoàn):

Dùng 6 gram dược liệu Tô mộc, 6 gram hồng hoa, 6 gram xuyên khung, 10 gram đào nhân, 10 gram xích thược, 10 gram ngưu tất, 10 gram qui vỹ, 1,5 gram hổ phách, 15 gram sinh địa, 8 gram ngũ linh chi, 8 gram hương phụ. Mang tất cả vị thuốc rửa rạch, phơi khô. Sau đó tán tất cả nguyên liệu thành bột mịn, trộn đều với hồ và làm hoàn. Cho thuốc vào lọ thủy tinh và bảo quản tại nơi khô ráo. Khi cần lấy 10 gram thuốc uống với nước lọc. Sử dụng 2 – 3 lần/ngày chữa đau bụng kinh cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Bài thuốc điều trị đau bụng thành từng cơn sau khi sinh, kinh nguyệt không đều:

Dùng 10 gram dược liệu Tô mộc, 10 gram sơn tra, 6 gram huyền hồ sách, 8 gram ngũ linh chi, 3 gram hồng hoa, 10 gram đương qui thân. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch. Cho thuốc vào nồi và thực hiện sắc cùng với 600ml nước lọc. Khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại 200ml, tắt bếp, chắt lấy phần nước và chia thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày trong 3 ngày điều trị kinh nguyệt không đều sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm.

Bài thuốc điều trị sinh xong ra huyết nhiều:

Dùng 12 gram dược liệu Tô mộc rửa sạch. Cho dược liệu vào nồi cùng với 200ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại 100ml. Chắt lấy phần nước và chia thành 2 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày trong 3 ngày.

Bài thuốc điều trị bụng đau do huyết ứ:

Dùng 10 gram dược liệu Tô mộc , 10 gram hồng hoa, 10 gram xích thược, 10 gram đương qui. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch. Cho thuốc vào nồi. Rót thêm 600ml nước lọc và thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ trong 20 phút. Tắt bếp, chắt lấy phần nước và chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.

Bài thuốc điều trị té ngã chấn thương tụ máu đau (bát ly tán):

Dùng 15 gram dược liệu Tô mộc, 0,4 gram xạ hương, 4 gram chế phàn mộc miết, 10 gram huyết kiệt, 10 gram nhũ hương, 10 gram một dược, 10 gram đồng tự nhiên, 2 gram đinh hương, 8 gram hồng hoa. Mang tất cả vị thuốc rửa rạch, phơi khô và tán thành bột mịn. Cho bột thuốc vào lọ thủy tinh và bảo quản tại nơi khô ráo. Khi cần lấy 3 – 4 gram bột thuốc uống với rượu. Sử dụng 2 lần/ngày. Người bệnh kiên trì thực hiện bài thuốc trong 3 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.

Bài thuốc giúp cầm máu:

Dùng Tô mộc sấy khô, sau đó tán thành bột. Khi cần, lấy bột thuốc rắc đều vào vết thương để cầm máu.

Với thành phần hóa học và tác dụng dược lý đa dạng, Tô mộc xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Kiêng kỵ khi dùng Tô mộc

Dược liệu Tô mộc chống chỉ định ở phụ nữ mang thai.

Bài viết là thông tin cơ bản về Tô mộc và những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi quyết định đưa dược liệu và những bài thuốc vào quá trình điều trị, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *