Glocom bệnh dù nguy hiểm nhưng vẫn kiểm soát được khi biết cách

Chắc chắn rất nhiều người rất lo lắng và hoang mang khi mắc bệnh glocom vì phải chung sống với nó suốt đời. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để bạn có thể kiểm soát bệnh hiệu quả và lấy lại niềm vui trong cuộc sống.

Bệnh glocom (tăng nhãn áp hoặc cườm nước) là một tình trạng sức khỏe ở mắt khiến bạn mất dần thị lực. Việc điều trị bệnh glocom không thể chữa khỏi bệnh mà chỉ giúp giảm áp lực trong mắt, từ đó ngăn ngừa mất thị lực. Việc sống chung với bệnh glocom có vẻ rất khó khăn, nhưng nếu nắm rõ những cách kiểm soát bệnh, bạn có thể sống thoải mái và không lo ngại bệnh tái phát.

Bạn nên làm gì Glocom khi thị lực thay đổi?

Một số người mắc bệnh glocom sẽ có thị lực kém, khiến họ gặp khó khăn trong các công việc hàng ngày. Do đó, họ phải bắt buộc dùng kính đeo hoặc kính áp tròng để cải thiện thị lực. Ngoài ra, các vấn đề khác cũng liên quan đến thị lực kém như mất độ nhạy tương phản, gặp khó khăn khi liếc nhìn, nhạy cảm với ánh sáng và suy giảm thị lực (khả năng nhìn rõ đồ vật).

Khi nhận thấy bất kỳ thay đổi về thị lực, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đo nhãn áp mỗi tuần hoặc mỗi tháng cho đến khi áp lực mắt được kiểm soát. Thậm chí, khi nhãn áp đã ở mức an toàn, bạn vẫn cần đến bác sĩ kiểm tra vài lần mỗi năm.

Kiểm soát tốt bệnh glocom
Sau quá trình điều trị bệnh glocom, người bệnh vẫn cần phải dùng thuốc để kiểm soát áp lực trong mắt ở mức an toàn. Ngoài ra, lối sống cũng góp phần rất lớn trong quá trình quản lý bệnh. Sau đây, Avado sẽ gợi ý cho bạn một số cách giúp sống chung với bệnh glocom suốt đời.

Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

thuốc nhỏ mắt điều trị bệnh glocom

Tất cả các thuốc đều có tác dụng phụ. Đặc biệt, khi phải sử dụng trong thời gian dài, các tác dụng phụ này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường khi bạn dùng thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể chỉ định các thuốc khác để điều trị các triệu chứng này.

Bạn nhớ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nên uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Nếu lo sợ quên liều, bạn có thể cài nhắc nhở trên điện thoại.

Khi đi du lịch hoặc đi chơi xa, bạn nên mang thuốc nhiều hơn dự định để phòng trường hợp mất thuốc.

Bạn cũng cần tìm hiểu kỹ về các loại thuốc mình đang dùng để nhận biết các dấu hiệu bất thường là do tác dụng phụ của thuốc hay là triệu chứng bệnh tiến triển.

Bên cạnh đó, nếu bạn cần phải điều trị một tình trạng sức khỏe khác, hãy chắc chắn cho bác sĩ biết về việc đang sử dụng các thuốc điều trị tăng nhãn áp. Bạn cần phải thật cẩn thận khi sử dụng các thuốc steroid vì có thể mắc các tác dụng phụ nguy hiểm.

Nếu cảm thấy các thuốc bạn đang dùng không có hiệu quả hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, bạn hãy thông báo với bác sĩ. Họ có thể điều chỉnh thời gian dùng thuốc hoặc thay một loại thuốc khác cho bạn.

Sau đây là một số lưu ý khác khi bạn dùng thuốc điều trị bệnh glocom:

Nếu bác sĩ chỉ định dùng thuốc 2 lần/ngày, nghĩa là thời gian dùng thuốc phải cách nhau 12 tiếng, ví dụ như 7 giờ sáng và 7 giờ tối.
Để thuốc ở những nơi dễ nhìn thấy trong nhà và luôn mang thuốc khi ra ngoài.
Không để thuốc nhỏ mắt  ở nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp và tránh xa tầm tay của trẻ em.
Báo với bác sĩ nếu thuốc khiến bạn bị dị ứng hoặc gặp khó khăn trong sử dụng chúng.
Bạn nên nhỏ mắt khi đang nằm ngửa hoặc ngồi với đầu ngửa ra sau để thuốc không chảy ra ngoài.
Nếu phải sử dụng nhiều loại thuốc với liều lượng và thời gian dùng khác nhau, bạn hãy viết tất cả ra một mẩu giấy nhỏ và luôn mang bên mình.

Nhỏ mắt khi bị glocom
Nhỏ mắt khi bị glocom

Thay đổi lối sống

Lối sống cũng góp phần quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát bệnh glocom. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn có thể sống vui vẻ với bệnh:

Luôn vệ sinh mắt sạch và tránh để mắt tiếp xúc với các chất kích thích, như khói, bụi hoặc hóa chất…
Không dụi mắt mặc dù một số thuốc điều trị có thể khiến mắt ngứa hoặc mờ.
Nếu đã từng mổ mắt, bạn cần đeo kính bơi khi đi bơi, kính râm khi ra ngoài hoặc kính bảo hộ khi chơi các môn thể thao đối kháng.
Bên cạnh sức khỏe mắt, bạn cũng cần chăm sóc sức khỏe tổng thể bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, không hút thuốc, không dùng nhiều caffeine và duy trì trọng lượng khỏe mạnh. Nếu phải tập các bài tập cường độ mạnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
Chia nhỏ lượng nước uống mỗi ngày để tránh tình trạng cơ thể giữ nước.
Ăn ít muối để cơ thể không giữ nước.
Bệnh glocom có thể khiến người bệnh rất khó chịu, nhưng nếu tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, chắc chắn bạn sẽ có thể sống chung với căn bệnh này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *