Rối loạn mỡ máu nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị hiệu quả.

Hội chứng chuyển hóa bao gồm béo phì và rối loạn mỡ máu rất phổ biến ở phương Tây. Đây là nguồn gốc của rất nhiều bệnh như đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Với sự phát triển của kinh tế và việc du nhập của thức ăn nhanh, ngày càng nhiều người bị mắc hội chứng chuyển hóa tại các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh. Không có thời gian cho tập luyện thể thao hoặc lối sống thụ động, hút thuốc lá cũng góp phần làm tăng đáng kể bệnh lý “thời đại” này.

Tìm hiểu chung

Rối loạn mỡ máu là bệnh gì?

Chất béo cùng với protein (chất đạm) và carbohydrate (chất đường bột), là ba thành phần chính của các tế bào sống. Cholesterol và triglycerides là chất béo trong cơ thể và có vai trò cung cấp năng lượng.

Rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ chất béo trong máu quá cao hay quá thấp. Những loại rối loạn mỡ máu phổ biến nhất bao gồm:

Tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL – cholesterol hay cholesterol xấu);

Giảm nồng độ lipoprotein tỉ trọng cao (HDL – cholesterol hay cholesterol tốt);

Tăng nồng độ triglyceride.

Triệu chứng thường gặp

rối loạn mỡ máu rất phổ biến ở phương Tây.
rối loạn mỡ máu rất phổ biến ở phương Tây.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn mỡ máu là gì?

Rối loạn mỡ máu không gây ra bất kì triệu chứng và chỉ có xét nghiệm máu mới có thể phát hiện ra tình trạng này.

Khi thấy những triệu chứng nào cần đi khám ngay?

Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn muốn làm xét nghiệm cholesterol. Bạn cần tìm hiểu kỹ độ tuổi phù hợp cho lần xét nghiệm đầu tiên và kiểm tra lại 5 năm một lần.

Nếu kết quả xét nghiệm không nằm trong mức bình thường hoặc có bệnh sử gia đình về rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch hoặc các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc, tiểu đường hoặc huyết áp cao, bác sĩ có thể khuyên bạn nên kiểm tra thường xuyên hơn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn mỡ máu?

Rối loạn mỡ máu có thể do cả hai nhóm yếu tố thay đổi được và không thể thay đổi được góp phần gây ra.

Các yếu tố có thể kiểm soát (có thể thay đổi), bao gồm:

Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều chất béo không bão hòa và đường đơn, bị béo phì và ít vận động;

Một số thuốc, như estrogen, thuốc trị HIV, cũng có thể làm tăng nồng độ triglyceride.

Các yếu tố không thể kiểm soát (không thay đổi được) bao gồm di truyền; bệnh sử gia đình, đặc biệt nếu bệnh tim mạch xảy ra ở những thành viên trẻ hơn trong gia đình (dưới 55 tuổi ở nam và ở nữ là dưới 65).

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh rối loạn mỡ máu?

Rối loạn mỡ máu là tình trạng cực kì phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải rối loạn mỡ máu, chẳng hạn như:

Tiểu đường: đường huyết cao góp phần làm tăng LDL – cholesterol và giảm HDL-cholesterol. Đường huyết cao cũng làm tổn hại niêm mạc mạch máu;

Gia đình có người thân bị bệnh tim mạch trước tuổi 50 tuổi ở nam hay 60 tuổi ở nữ;

Bệnh sử gia đình liên quan đến mỡ trong máu;

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành (ví dụ như hút thuốc lá, tăng huyết áp, béo phì);

Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng: ăn nhiều chất béo bão hòa từ các sản phẩm động vật và chất béo trans có trong bánh quy;

Béo phì;

Chu vi vòng eo lớn: nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu bạn là đàn ông và có chu vi vòng eo trên 102 cm hoặc phụ nữ có vòng eo ít nhất 89 cm;

Ít tập thể dục;

Hút thuốc lá gây tổn thương các thành mạch máu, gây tích tụ mỡ thành mạch.

gây tích tụ mỡ thành mạch
gây tích tụ mỡ thành mạch

Hậu quả rối loạn mỡ máu

Nếu như trước đây, người ta chỉ đề cập đến rối loạn mỡ máu ở tuổi từ 60 trở lên thì hiện nay, ngay từ tuổi trên 20 đã nhiều người mắc bệnh. Hậu quả trực tiếp của rối loạn chuyển hóa lipid máu là biến chứng mạch máu gây xơ vữa động mạch dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, rối loạn mỡ máu còn liên quan đến nhiều các rối loạn chuyển hóa khác.

Bệnh tim mạch

Các dấu hiệu cảnh báo biến cố tim mạch

+ Đau thắt ngực hoặc cảm giác khó chịu vùng ngực

+ Cảm giác khó chịu ở những vị trí khác

+ Khó thở

+ Các dấu hiệu khác

+ Một số trường hợp đau không điển hình hoặc không đau

Có đến 90% trường hợp nhồi máu cơ tim là do biến chứng của mảng xơ vữa.

biến chứng của mảng xơ vữa
biến chứng của mảng xơ vữa

Cao Huyết áp

Tăng mỡ máu gây nên các mảng xơ vữa, khiến lòng mạch hẹp lại, thành mạch kém đàn hồi làm tăng sức đề kháng lên lòng mạch máu. Để cung cấp đầy đủ nhu cầu máu, cơ thể có những đáp ứng như tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim, tăng hấp thu giữ nước trong cơ thể… dẫn đến cao huyết áp.

Đột quỵ

Rối loạn mỡ máu, đặc biệt ở người tăng cholesterol, khiến cho tinh thể cholesterol dễ lắng đọng trong thành mạch, hình thành mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác đến hoặc hình thành ngay tại mạch máu não sẽ làm hẹp lòng mạch, dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn và gây thiếu máu não.

Gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là khi có sự tích luỹ của chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ ràng, mặc dù nó trực tiếp gây suy giảm chức năng gan và làm xơ gan.

Sỏi Mật

Khi lượng cholesterol trong cơ thể gia tăng, nồng độ của chúng trong mật cao, nồng độ muối mật thấp, cùng với sự ứ đọng dịch mật, cholesterol sẽ bị kết tủa trong dịch mật hình thành sỏi mật. Sỏi mật có thể làm viêm túi mật, nguy cơ tắc ống dẫn mật, gây đau bụng, buồn nôn, sốt, vàng da…

Tiểu Đường

Rối loạn mỡ máu kéo theo rối loạn chuyển hóa đường; đồng thời bệnh tiểu đường lâu dần cũng sẽ gây ra rối loạn mỡ máu. Vì vậy, hai bệnh này có liên quan với nhau rất chặt chẽ.

Béo Phì

Bệnh béo phì làm tăng nồng độ triglyceride và LDL-cholesterol, làm giảm nồng độ HDL-cholesterol trong máu.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Xét nghiệm máu là cách duy nhất để chẩn đoán rối loạn mỡ máu
Xét nghiệm máu là cách duy nhất để chẩn đoán rối loạn mỡ máu

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn mỡ máu?

Xét nghiệm máu là cách duy nhất để chẩn đoán rối loạn mỡ máu, giúp kiểm tra mức cholesterol và thường gồm các thông số:

Cholesterol toàn phần;

LDL- cholesterol;

HDL -cholesterol;

Triglycerides.

Để đo chính xác nhất, bạn không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì (trừ nước) trong 9-12 giờ trước khi bác sĩ lấy các mẫu máu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rối loạn mỡ máu?

Biện pháp đầu tiên để chống rối loạn mỡ máu là thay đổi lối sống như tập thể dục và ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn đã thực hiện những điều này và tình trạng mỡ máu vẫn còn, bác sĩ có thể chỉ định thuốc để trị bệnh.

Việc sử dụng thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc khác sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm các nguy cơ mắc bệnh, tuổi tác, sức khỏe hiện tại và tác dụng phụ của thuốc. Một số thuốc điều trị bệnh như:

Statins:

ngăn chặn hoạt chất mà gan cần sử dụng để tổng hợp cholesterol, điều này làm cho gan loại bỏ cholesterol trong máu. Statins cũng có thể giúp cơ thể tái hấp thu mảng xơ vữa lắng đọng trên thành mạch, cải thiện bệnh mạch vành. Các thuốc thuộc nhóm atatins bao gồm atorvastatin (Lipitor®), fluvastatin (Lescol®), lovastatin (Altoprev®), pitavastatin (Livalo®), pravastatin (Pravachol®), rosuvastatin (Crestor®) và simvastatin (Zocor®);

Bile-acid-binding resins: gan sử dụng cholesterol để tạo axit mật, chất cần thiết cho tiêu hóa. Các loại thuốc như cholestyramine (Prevalite®), colesevelam (Welchol®), và colestipol (Colestid®)làm giảm cholesterol gián tiếp bằng cách bám dính vào các axit mật, điều này thúc đẩy gan sử dụng cholesterol dư thừa để tạo axit mật nhiều hơn, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu;

Các chất ức chế hấp thu cholesterol:

ruột non hấp thu cholesterol từ thức ăn và giải phóng nó vào máu. Thuốc ezetimibe (Zetia®) giúp giảm cholesterol trong máu bằng cách hạn chế sự hấp thu cholesterol. Ezetimibe có thể dùng kết hợp với một loại thuốc thuộc họ statins;

Thuốc dạng tiêm: đây là họ thuốc mới có thể giúp gan hấp thụ nhiều LDL-cholesterol hơn nhằm làm giảm lượng cholesterol lưu thông trong máu. Alirocumab (Praluent®) và evolocumab (Repatha®) có thể dùng cho những người có bệnh rối loạn chuyển hóa lipid di truyền có nồng độ LDL rất cao hoặc ở những người có bệnh sử mạch vành, không thể dung nạp statin hoặc thuốc hạ cholesterol khác.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh
thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn mỡ máu?

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng một số ít các sản phẩm từ tự nhiên có hiệu quả làm giảm cholesterol. Theo khuyến nghị của bác sĩ, bạn hãy xem xét bổ sung các sản phẩm làm giảm cholesterol bao gồm:

Lúa mạch;

Beta-sitosterol (trong các thực phẩm bổ sung và một số bơ thực vật);

Blond psyllium (có trong vỏ hạt);

Bột yến mạch (trong bột yến mạch và yến mạch nguyên vẹn);

Sitostanol (có trong các thực phẩm bổ sung và một số bơ thực vật).

Nếu bạn chọn bổ sung chất làm giảm cholesterol, hãy nhớ đến tầm quan trọng của lối sống lành mạnh. Nếu bác sĩ kê toa thuốc để giảm cholesterol, bạn hãy theo chỉ dẫn đó. Hãy cho bác sĩ biết loại chất bổ sung nào bạn đang dùng để có được kết quả điều trị tốt nhất.

Lưu ý

Ngoại trừ trường hợp rối loạn mỡ máu do khiếm khuyết di truyền, các trường hợp rối loạn mỡ máu khác đa phần đều gây ra do béo phì, ít vận động. Do đó, thay đổi lối sống là điều trị đầu tiên khi tiếp cận một bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu. Các bạn có thể bảo vệ sức khỏe của mình chống lại đại dịch béo phì và các bệnh lý chuyển hóa toàn cầu bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh ngay bây giờ.

Hãy nói không với thức ăn nhanh, bỏ thuốc lá, giảm cân nếu béo phì và đều đặn tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Thói quen tốt này nếu được duy trì ngay từ lúc trẻ sẽ giúp phòng tránh được các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì khi lớn tuổi. Khi sử dụng các thuốc điều trị rối loạn mỡ máu, bạn nên tham vấn chi tiết với bác sĩ về thời gian điều trị cũng như tác dụng phụ của thuốc. Hy vọng rằng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây hữu ích cho bạn và gia đình.

Chú ý:

Việc điều trị rối loạn mỡ máu bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc.

Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.

Các sản phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị bệnh mỡ máu đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ.

Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm nổi tiếng do các đơn vị uy tín sản xuất. 

Tiêu biểu là sản phẩm của học viện quân y

Thanh đường Gamosa học viện quân y

Thanh đường Gamosa học viện quân y hỗ trợ đặc trị tiểu đường hiệu quả. Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa. Ban đầu là rối loạn chuyển hóa chất đường sẽ kéo theo các rối loạn chuyển hóa lipid (chất béo) rối loạn mỡ máu, protein (chất đạm).


Mua ngay

Tam Thất Tỏi Đen Học Viện Quân Y

Tam thất Tỏi đen giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường tiêu hóa, nâng cao thể trạng. Giúp giảm mỡ máu, ổn định đường huyết, giúp giảm biến chứng bệnh tiểu đường. Giúp phòng ngừa và hạn chế các khối u, u đại tràng, u phì đại lành tuyến tính tuyến tiền liệt, u xơ tử cung, u xơ tuyến vú. Giúp tăng sức đề kháng, hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố độc hại.


Mua ngay

Và các sản phẩm khác được các đơn vị sản xuất uy tín hàng đầu trong nước như IMC

LipidCleanz

Một ưu điểm nổi bật là Lipidcleanz không gây tác dụng phụ, giúp hỗ trợ giảm mỡ máu hiệu quả mà không gây mệt mỏi như các loại thuốc điều trị máu nhiễm mỡ. Ngoài ra, sản phẩm còn là lựa chọn thích hợp cho người bị gan nhiễm mỡ, thừa cân, béo phì.


Mua ngay

Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới. Nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Bài viết cùng chuyên mục

  • Logo Avado
    Tất cả
  • Logo Avado
    Chưa phân loại