U xơ tuyến tiền liệt (hay còn gọi phì đại tiền tiệt tuyến) là bệnh lành tính và không có mối liên hệ gì tới ung thư. Tuy nhiên, do vị trí tiền liệt tuyến nằm ở ngay cửa ngõ bàng quang, bao quanh niệu đạo nên khi tiền liệt tuyến bị u xơ hoặc tăng kích thước sẽ chèn ép vào bàng quang, niệu đạo dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Phì đại tiền liệt tuyến là gì? Có nguy hiểm không?
Phì đại tuyến tiền liệt hay còn gọi là u xơ tiền liệt tuyến – Đây là sự gia tăng kích thước của tuyến tiền liệt ở nam giới tuổi trung niên, cao niên. Ở độ tuổi trưởng thành kích thước của tuyến tiền liệt ở mức ổn định rộng 4cm, cao 3cm, dày 2,5cm, có khối lượng từ 15-25g. Tuyến tiền liệt có 2 chức năng chính là kiểm soát nước tiểu và tạo ra một số chất có trong tinh dịch để vận chuyển tinh trùng trong quá tình phóng tinh.
Khi người bệnh bị phì đại tuyến tiền liệt thì trọng lượng của nó có thể lên đến hơn 100 gram, lớn hơn gấp 5 lần so với mức bình thường. U xơ tiền liệt tuyến thường diễn biến âm thầm, chỉ khi người bệnh có những triệu chứng bất thường, đi khám mới có thể phát hiện ra bệnh. Khi đó có thể tình trạng rối loạn tiểu tiện kéo dài dẫn đến nhiều biên chứng nguy hiểm, điển hình là SUY THẬN.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết u xơ tiền liệt tuyến
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới đó chính là tuổi tác và hormon nam giới testosterol.
Về tuổi tác: độ tuổi càng cao tuyến tiền liệt càng phát triển. Tuyến tiền liệt dễ bị quá tải với chất thải và độc tố, vi khuẩn và hóa chất. Nam giới có thể bị viêm tấy tuyến tiền liệt khi ở độ tuổi 25, phì đại nhiều hơn ở tuổi 45 và có nguy cơ xuất hiện ung thư khi ở tuổi ngũ tuần.
Về chế độ sinh hoạt: Bệnh u xơ tuyến tiền liệt thường gặp ở những người có cuộc sống căng thẳng, áp lực, stress, thói quen uống nước không đủ, sống trong môi trường bị ô nhiễm, dinh dưỡng đơn điệu và thiếu các thành phần chống lão hóa.
Ngoài ra, việc lạm dụng bia rượu, chất béo động vật và các chất kích thích, từng bị các bệnh về đường tiết niệu, rối loạn nội tiết, bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp… cũng là những bệnh lý gây nên bệnh u xơ tuyến tiền liệt tuyến.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải phì đại tiền liệt tuyến lành tính?
Đây là bệnh thường gặp và chỉ ảnh hưởng đến nam giới, đặc biệt là ở người trên 50 tuổi. Báo cáo đã chỉ ra rằng 50% nam giới trong độ tuổi từ 51 đến 60 sẽ bị phì đại tuyến tiền liệt lành tính, tỉ lệ này lên đến 90% ở những người đã hơn 80 tuổi.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị phì đại tiền liệt tuyến lành tính?
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến phì đại tuyến tiền liệt lành tính, chẳng hạn như:
Tuổi tác. Nam giới dưới 40 tuổi hiếm khi gặp phải các triệu chứng do phì đại tuyến tiền liệt, trong khi khoảng 1/3 nam giới trên 60 tuổi mắc các triệu chứng nặng của bệnh. Tỷ lệ này lên tới 50 phần trăm đối với nam giới trên 80 tuổi.
Tiền sử bệnh của gia đình. Nếu một trong những người thân của bạn mắc bệnh này, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ khá cao.
Chủng tộc. Người da trắng và da đen có nguy cơ cao bị phì đại tuyến tiền liệt. Đàn ông da đen có thể gặp các triệu chứng của bệnh sớm hơn so với người da trắng.
Tình trạng sức khỏe. Nguy cơ mắc bệnh có thể tăng lên khi bạn đang mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, bệnh mạch máu hoặc đang sử dụng các thuốc chẹn beta (thuốc dùng để điều trị cao huyết áp và nhịp tim nhanh).
Rối loạn chức năng cương dương. Còn được gọi là bất lực, đây là tình trạng không thể giữ được sự cương cứng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phì đại.
Lối sống. Béo phì hoặc không hoạt động làm tăng nguy cơ phì đại.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của phì đại tiền liệt tuyến là gì?
Các triệu chứng Phì đại tiền liệt tuyến phổ biến là:
Đi tiểu phải rặn và nước tiểu vẫn còn nhỏ giọt nhiều sau khi đã ngưng tiểu;
Có cảm giác mắc tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm;
Dòng nước tiểu yếu;
Cảm thấy tiểu không hết sau khi tiểu xong;
Cảm thấy buồn tiểu mặc dù mới đi tiểu trước đó không lâu;
Vào ban đêm phải thức dậy để đi tiểu, tiểu thường xuyên, đột ngột buồn tiểu hoặc buồn tiểu không kiểm soát được.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi thấy những triệu chứng nào cần đi khám bác sĩ ngay?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ của bạn nếu bạn có bất kỳ những dấu hiệu Phì đại tiền liệt tuyến sau đây:
Bạn hoàn toàn không thể đi tiểu được;
Bị đau khi đi tiểu;
Sốt trên 38°C, đau nhức cơ thể, ớn lạnh;
Đau lưng dưới mặc dù không bị va chạm trong thời gian gần đây;
Có máu hoặc mủ trong nước tiểu hoặc tinh dịch của bạn;
Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu;
Cảm thấy đau khi xuất tinh;
Khó kiểm soát việc đi tiểu;
Các triệu chứng xuất hiện thường xuyên và kéo dài một vài tuần hoặc một vài tháng.
Biến chứng phì đại tiền liệt truyến
Do tiểu không hết nên có sự tắc đọng vi khuẩn trong bàng quang làm tăng cao nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số bệnh nhân bị chứng tiểu khó, trong đó lượng nước tiểu không thoát đủ và bàng quang bị căng phồng. Nếu không chữa, nó có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận và thận ứ nước.
Bí tiểu hoàn toàn:
Người bệnh cảm thấy đau quặn dữ dội vùng bụng dưới do bí tiểu. Khi gặp triệu chứng Phì đại tiền liệt tuyến này cần đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện để cấp cứu. Thông thường, các bác sĩ sẽ đặt ống senden để thông tiểu cho bệnh nhân.
Nhiễm trùng đường tiết niệu:
Nước tiểu không đào thải được sẽ kéo theo hiện tượng nhiễm khuẩn với các biểu hiện tiểu buốt, nước tiểu đục. Rất nhiều nam giới đã phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tiền liệt tuyến để ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu kéo dài.
Sỏi bàng quang:
Nước tiểu ứ đọng, lắng đọng lâu ngày do không được tiểu hết dẫn đến sỏi bàng quang. Sỏi là nơi chứa nhiều vi khuẩn làm tăng khả năng nhiễm trùng tuyến tiền liệt. Ngoài ra, sỏi còn làm cho tình trạng tắc nghẽn đường tiểu trở nên trầm trọng hơn.
Tổn thương bàng quang:
Nếu bàng quang chứa đầy nước tiểu lâu ngày, các cơ thành bàng quang sẽ bị giãn ra, bị suy yếu và mất dần chức năng. Niêm mạc bàng quang bị tổn thương, tạo thành các hang lồi lõm trong lòng bàng quang. Một số hang có thể biến thành túi thừa bàng quang, các túi này làm tăng thêm khả năng tạo thành sỏi bàng quang.
Suy thận:
Áp lực nước tiểu tăng tác động lên thận sẽ làm giãn đài bể thận, gây thận ứ nước, viêm thận. Nếu diễn biến kéo dài sẽ dẫn đến suy thận và hỏng thận. Ngoài ra, nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng có thể lan đến thận, làm thận bị tổn thương. Đây có thể coi là biến chứng nguy hiểm nhất, làm suy giảm trầm trọng sức khỏe người bệnh, thậm chí dẫn đến tử vong.
Chẩn đoán phì đại tiền liệt tuyến?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán u xơ tiền liệt tuyến bằng cách xem xét các triệu chứng của bạn và khám lâm sàng. Các xét nghiệm khác có thể bao gồm:
Khám hậu môn trực tràng. Bác sĩ sẽ đưa một ngón tay vào trực tràng để ước lượng kích thước của tuyến tiền liệt;
Xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ sẽ phân tích nước tiểu để kiểm tra xem có nhiễm trùng không;
Xét nghiệm máu. Các xét nghiệm máu giúp xác định có vấn đề gì xảy ra với thận hay không;
Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA). PSA là một chất được sản xuất bởi tuyến tiền liệt. Khi nồng độ PSA cao trong máu, đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy tuyến tiền liệt bị phì đại;
Khám thần kinh. Xét nghiệm này có thể xem xét các chức năng của não bộ và hệ thần kinh để kiểm tra xem thần kinh có phải là nguyên nhân gây ra bệnh ở đường tiết niệu;
Soi bàng quang. Bác sĩ sẽ dùng một ống soi có camera ở đầu và đưa vào đường tiểu, phương pháp này cho phép các bác sĩ xem bên trong niệu đạo và bàng quang;
Sinh thiết. Bác sĩ có thể lấy một mẫu mô của tuyến tiền liệt để tìm xem có tế bào ung thư trong đó không;
Kiểm tra niệu động học. Đây là loạt các xét nghiệm để xem cách niệu đạo và bàng quang lưu trữ và thải nước tiểu như thế nào;
Siêu âm qua trực tràng. Siêu âm có vai trò quan sát được tuyến tiền liệt, bàng quang cũng như các bất thường khác trên đường niệu.
Cách điều trị phì đại tuyến tiền liệt phổ biến nhất hiện nay
Điều trị phì đại tuyến tiền liệt nội khoa (tức là điều trị bằng thuốc): Các thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là thuộc nhóm ức chế alpha 1chúng có tác dụng làm giãn cơ trơn tuyến tiền liệt, giãn cơ thành mạch và cổ bàng quang, từ đó hỗ trợ làm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn niệu đạo do phì đại tuyến tiền liệt. Ví dụ alfuzosin, terazosin, doxazosin, prazosin và tamsulosin.
Ngoài ra, còn một số thuốc khác chữa Phì đại tiền liệt tuyến như các thuốc kháng androgen như ức chế men 5-alpha-reductase như finasteride (procascar) và dutasteride thường được dùng phối hợp với thuốc trên để làm giảm triệu chứng. Thuốc có tác dụng hặn những thay đổi nội tiết gây tăng trưởng tuyến tiền liệt, từ đó làm tuyến tiền liệt co lại, không gây phì đại.
Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa (tức là phẫu thuật): Nếu các loại thuốc nêu trên không cho hiệu quả trong việc điều trị phì đại tuyến tiền liệt hoặc bệnh đã có các biến chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên làm phẫu thuật.
Loại phẫu thuật được lựa chọn cần được dựa trên kích thước của tuyến tiền liệt, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và những phương pháp điều trị có sẵn trong khu vực. Hiện nay, phổ biến nhất là áp dụng phương pháp cắt bỏ tuyến tiền liệt bằng nội soi qua đường niệu đạo
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến phì đại tiền liệt tuyến?
Bạn sẽ có thể kiểm soát phì đại tuyến tiền liệt lành tính nếu áp dụng các biện pháp sau:
Cố gắng tiểu hết nước tiểu trong bàng quang. Sau khi tiểu xong, bạn nên chờ một vài phút sau và cố gắng tiểu lại một lần nữa để ra hết lượng nước tiểu còn tồn đọng;
Đi tiểu ngồi thay vì đứng, điều này sẽ giúp nước tiểu ra dễ dàng hơn;
Không nên giảm uống nước để tránh đi tiểu, bởi vì bạn có thể thiếu nước dẫn đến nhiều tình trạng phức tạp khác;
Nếu bạn phải thức dậy vào ban đêm nhiều lần do đi tiểu, bạn có thể ngăn chặn điều này bằng cách hạn chế uống nước vào buổi tối và cố gắng tiểu cho hết nước tiểu khỏi bàng quang trước khi ngủ;
Tránh các loại thực phẩm có chứa caffeine và rượu. Các loại thực phẩm này có thể làm cho bạn đi tiểu thường xuyên hơn;
Tránh các loại thuốc gây khó tiểu như thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi và thuốc dị ứng.
Chú ý:
Việc điều trị phì đại tiền liệt tuyến bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc. Chính vì vậy, điều trị bệnh thoái hóa cột sống thường nghiêng về bảo tồn nhiều hơn. Các bài thuốc Đông y với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.
Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.
Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị khối u đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ. Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm từ những thương hiệu nổi tiếng trong nước cũng như nhập khẩu. Trong đó nổi tiếng hàng đầu như học viện quân y.
Tam Thất Tỏi Đen Học Viện Quân Y
Tam thất Tỏi đen học viện quân y giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường tiêu hóa, nâng cao thể trạng. Giúp giảm mỡ máu, ổn định đường huyết, giúp giảm biến chứng bệnh tiểu đường. Giúp phòng ngừa và hạn chế các khối u, u đại tràng, u phì đại lành tuyến tính tuyến tiền liệt, u xơ tử cung, u xơ tuyến vú. Giúp tăng sức đề kháng, hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố độc hại.
180,000₫ 140,000₫
Mua ngay
Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút mua ngay bên dưới hoặc gọi điện thoại đến số 0966602957 để được các dược sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn miễn phí