Cây sài đất có nhiều tác dụng hay như chữa sốt cao, rôm sảy trẻ em, viêm cơ, viêm tuyến vú, mụn, lở, chàm, viêm bàng quang, ung thư môn vị, viêm chân răng, ho gà, huyết áp cao, ban độc, ho ra máu, phòng bạch hầu, phòng sởi,… Có thể nói loại thảo dược này rất đa tác dụng và đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Vậy cụ thể những tác dụng đó như thế nào, và đặc điểm của sài đất gồm những gì chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Cây sài đất là gì
Còn được gọi với các tên khác như ngổ núi, húng trám, hoa múc, cúc giáp, cúc nháp. Với tên khoa học là Wedelia calendulacea (L.) Less, thuộc họ nhà Cúc Asteraceae.
Mô tả về cây sài đất
Sài đất là loại cây mọc hoang khá quen thuộc với người dân ở vùng nông thôn, dưới đây là một số đặc điểm sinh trưởng cũng như cách thu hái, sơ chế sài đất làm dược liệu để bạn tham khảo:
1. Đặc điểm của cây sài đất
Cây thân thảo, mọc bò dưới đất, chiều dài thân có thể phát triển tới 40cm. Toàn thân cây sài đất màu xanh, bên ngoài bao phủ bằng một lớp lông trắng.
Lá sài đất hình bầu dục, có lông ở cả mặt trên và mặt dưới, mọc đối xưng, mép lá hình răng cưa to. Trên lá có nhiều gân, trong đó gân chính mọc ở giữa lá và nổi rõ ở phía mặt dưới.
Sài đất cho ra hoa ở các nách lá hoặc đầu ngọn cành, hoa chứa nhiều cánh màu vàng tươi
Quả nhỏ, bên ngoài vỏ không có lông
2. Phân bố
Sài đất ưa sống ở nơi ẩm mát. Ở nước ta, loại cây này mọc hoang khắp nơi. Chúng ta có thể tìm thấy sài đất ở ven đường, bờ ruộng hay ven các đồi đất ẩm. Do có hoa màu vàng rất đẹp mắt, sài đất còn được trồng làm cảnh ở các công viên hay công ty, xí nghiệp.
Ngoài Việt Nam, một số quốc gia khác như Ấn Độ hay Malaysia cũng trồng hoặc thu hái cây sài đất về làm thuốc.
3. Bộ phận dùng
Toàn bộ cây sài đất, bao gồm cả rễ, lá và phần thân.
4. Thu hái – Sơ chế:
Sài đất có thể được thu hoạch quanh năm nhưng chủ yếu là vào tháng 4 & 5 vì lúc này cây đang ra hoa và có dược tính tốt nhất. Cây được cắt sát gốc và đem về dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Đối với những cây đã bị cắt, người ta tiếp tục tưới nước và bón phân để cây đâm chồi mới. Sau khoảng nửa tháng lại tiếp tục thu hoạch được.
5. Cách bảo quản
Nếu dùng sài đất dưới dạng tươi, sau khi thu hái về bạn nên dùng ngay. Đối với sài đất khô, cách bảo quản tốt nhất là cho vào bịch ni lông hoặc hộp có nắp đậy kín miệng. Để thuốc nơi khô, thoáng nhằm tránh bị nấm mốc.
6. Thành phần hóa học
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện rất nhiều hợp chất quý trong cây sài đất như:
Tanin
Saponin,
Pectin,
Mucin
Lignin
Cellulose
3,75% chlorophylle
1,14% caroten
3,75% phytosterol
Các chất khác: Dầu hòa tan, hợp chất béo, tinh dầu, muối vô cơ, Wedelolacton
Tác dụng dược lý của sài đất
Về tác dụng kháng sinh trong ống nghiệm là rất thấp: Theo báo cáo của bệnh viện Bắc Giang vào năm 1961 thì: Không có phản ứng với Flexneri, vòng vô khuẩn đối với liên cầu trùng Streptooccus 0,1cm, với Typhi 0,1cm, với bạch cầu trùng 0,2cm, với cầu trùng Staphyllococcus 0,3cm.
Còn trên lâm sàng, sài đất lại thể hiện 2 tác dụng rõ ràng: Giảm sốt, giảm đau và kháng sinh rõ rệt, không có độc tính.
Vào năm 1966, qua theo dõi 21 người bị viêm nhiễm trùng phần mềm (viêm quầng, viêm tấy tỏa lan hay cứ trú, áp xe đầu đinh, hầu hết có sốt) tại bệnh xá Ngô Quyền Hải Phòng, người ta giã nát sài đất đắp lên vùng bị viêm, không uống, không dùng bất kì loại thuốc khác. Kết quả cho thấy khả năng chống viêm rất tốt, biểu hiện sưng nóng đỏ biết mất dần dần, tuy nhiên đối với người bị viêm đã chuyển mưng mủ, áp xe hóa lại không có tác dụng.
Tác dụng chữa bệnh của cây sài đất
1. Chữa sốt cao: Lấy từ 20-50g sài đất mang giã nát, pha với nước sôi để nguội uống, phần bã dùng đắp vào gan bàn chân.
2. Chữa rôm sảy ở trẻ nhỏ: Lấy ngổ núi giã hoặc vò nát, pha nước tắm cho trẻ.
3. Chữa viêm cơ (phần bắp chuối): Lấy 50g sài đất tươi, 20g kim ngân hoa, 20g bồ công anh và 16g cam thảo đất. Tất cả mang sắc thuốc uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang. Có thể kết hợp đắp sài đất tươi giã nát vào chỗ bị sưng đau.
4. Chữa sốt xuất huyết: Lấy 30g húng trám tươi, 20g lá trắc địa (sao đen), 20g kim ngân hoa, 16g hoa hòe (sao cháy), 20g củ sắn dây (hoặc lá) và 16g cam thảo đất. Tất cả sắc thuốc uống trong ngày. Nếu khát nhiều, sốt cao thì bổ sung thêm 20g củ tóc tiên (mạch môn).
Điều trị viêm bàng quang:
Lấy 30g sài đất tươi, 20g mã đề, 20g bồ công anh và 16g cam thảo đất. Tất cả mang sắc thuốc uống trong ngày, uống làm 3 lần.
6. Chữa viêm tuyến vú: Lấy 50g húng trám, 20g kim ngân hoa, 20g thông thảo, 20g bồ công anh và 16g cam thảo đất. Tất cả mang sắc thuốc uống trong ngày, chia thành 3 lần uống.
7. Hỗ trợ điều trị ung thư môn vị: Lấy 30g sài đất, 30g bạch hoa xà thiệt và 30g bán chi liên. Tất cả mang sắc thuốc uống trong ngày, chia thành 3 lần uống.
8. Trị mụn, chàm, lở: Lấy 30g ngổ núi, 10g khúc khắc, 15g kim ngân hoa (hoặc lá), 12g ké đầu ngựa và 16g cam thảo đất. Tất cả mang sắc thuốc uống trong ngày. Có thể kết hợp giã nát sài đất để đắp lên chỗ mụn lở.
9. Chữa viêm chân răng: Lấy 30g sài đất, 15g bán liên biên và 10g huyền sâm. Tất cả mang sắc thuốc uống trong ngày.
Trị ban độc, ban trái ở trẻ em:
Chú ý các dấu hiệu bệnh như sốt về đêm, về chiều, sốt xuất huyết, nhức đầu. Lấy 6g húng trám, 4g cỏ mực, 3 con trùn hổ (chế), 4g bạc hà, 2g thạch cao và 4g nhãn lồng. Cho tất cả vào 600ml nước sắc còn 1/3. Chia ra uống 3 lần trong ngày.
11. Trị ho ra máu, ho gà, áp huyết cao: Lấy từ 15-30g ngổ núi dạng cây khô sắc thuốc uống trong này, uống liên tục 3 ngày.
12. Phòng sởi, bạch hầu: Lấy từ 15-30g ngổ núi dạng cây khô sắc thuốc uống trong này, uống liên tục 3 ngày.
13. Điều trị viêm amidan, viêm phổi: Lấy từ 20-25g cây húng trám khô, cho vào 3 bát nước đun còn 1/3 uống trong ngày.
14. Điều trị bệnh viêm gan, vàng da: Lấy 10g sài đất khô, 10g nhân trần và 5g kim ngân hoa đun nước uống trong ngày.
Trị cảm cúm:
Lấy 30g kim ngân hoa, 3g kinh giới, 3g sài đất, 2g mạn kinh, 3g tía tô, 3g cam thảo đất và 3 lát gừng. Tất cả cho vào 3 bát nước nấu còn 1 chén. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
16. Chữa khạc ra máu: Lấy 30g húng trám, 15g trắc bách diệp, 10g bách hợp và 15g tử chu thảo. Tất cả mang sắc nước thuốc uống trong ngày.
Tiêu độc, thanh nhiệt:
Cây sài đất mỗi ngày 100-200g ăn sống như rau với cá hoặc thịt giúp làm mát, thanh nhiệt và giải độc gan.
18. Bài thuốc thanh vị nhiệt tháng trị hôi miệng, chân răng sưng mủ, miệng lưỡi nhiệt, đau bụng cả lúc đói lẫn no, ăn nhiều chóng đói: Lấy 16g húng trám, 16g thục địa, 12g thạch môn, 16g thạch cao và 10g rễ cỏ xước. Tất cả sắc nước thuốc uống làm 2 lần trong ngày.
19. Trị viêm nhiễm ngoài da phần mềm: Lấy 20-30g sài đất rửa sạch giã nát, đắp lên vùng da, cơ, phần mềm nơi vị viêm tấy, áp xe đầu đinh, viêm quầng, viêm khớp xương, vùng vú, vùng răng, mụn nhọt, bắp chuối, đau mắt, chốc đầu,… Lưu ý không được dùng với người đã chuyển sang giai đoạn áp xe hóa hay mưng mủ.
Bị eczema gây dị ứng, mẩn ngứa da có 3 cách sử dụng:
Cắt cơ ngứa: Lấy 30g ngổ núi, 15g kinh giới, 30g kim ngân hoa, 10g lá khế và 15g rau má. Tất cả cho vào nồi đun sôi với nước, khi nước còn ấm thì dùng khăn thâm mà lâu lên vùng mẩn ngứa, eczema ngoài da, viên da dị ứng, ngứa da khi hanh khô, ngứa da theo mùa.
Ngứa da có mọc mụn trên da: Lấy 15g ngổ núi, 6g ké đầu ngựa, 12g nhân trần, 12g kim ngân hoa, 10g liên kiều, 15g tân quy, 12g sa sâm và 4g cam thảo. Tất cả sắc với 600ml nước tới khi còn 300ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Bài thuốc này dùng cho người bị ghè ruồi, ghẻ lở, mụn mọc toàn thân, ngứa. Nếu là trẻ em từ 4 đến 12 tuổi thì chỉ cần dùng 1/3 lượng thuốc trên.
Ngứa do mụn: Lấy 15g sài đất, 8g thiên nhiên kiện, 12g kim ngân hoa, 10g nhân trần, 10g diệp hạ châu, 12g hà thủ ô, 15g sinh địa, 12g ngưu tất, 12g sa sâm, 6g thạch cao và 4g cam thảo. Tất cả sắc thuốc uống 2 lần trong ngày.
21. Chữa mụn nhọt ngoài da: Lấy 30g ngổ núi, 10g kim ngân hoa, 12g thổ phục linh, 10g ké đầu ngựa và 12g bồ công anh. Mang sắc uống trong ngày. Có thể kết hợp giã nát ngổ núi đắp vào da hoặc nấu nước tắm.
Cần phân biệt cây sài đất với
1. Cây lỗ địa cúc: Còn được gọi là bành kỳ cúc, có tên khoa học là Wedelia prostrata (Hook. Et Arn.) Hemls, thuộc họ nhà Cúc Asteraceae.
Lỗ địa cúc thì lá ngắn hơn, hoa có màu vàng nhạt, quả bế không thu hẹp ở đầu, khong có lông, đầu cụt, không có vòng lồi lên.
2. Cây sài đất giả: Có tên khoa học là Lippia nodiflora (L) L. C. Rich., thuộc họ nhà Cỏ roi ngựa Verbenaceae. Ngày xưa Quốc doanh Hà Nội có vài lần thu mua nhầm.
Cây này có cành gân như vuông, nhẵn và hơi có lông. Lá có hình thìa, mép trên răng cưa, mép dưới hoàn toàn nguyên, đầu hơi tròn. Hoa màu xanh nhạt, nhỏ, đôi khi màu trắng hoặc vàng hồng, mọc ở nách lá thành bông, ban đầu hình đầu, khi kết quả thì dài ra giống hình bắp ngô nhỏ dài từ 1-1,5cm. Quả khô thì có màu nâu đen.
Cả 2 cây trên cùng được dùng làm thuốc điều trị một số bệnh, rất giống sài đất nên cần quan sát kĩ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây sài đất mà chúng tôi sưu tầm được, bạn đọc dựa vào đó để tham khảo. Tuy nhiên, việc áp dụng theo không nên tùy ý và cần hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng. Xin chân thành cảm ơn!