Phương Pháp Dạy Con Không Đòn Roi Có bao giờ bạn tự hỏi mình, đặc biệt là sau mỗi cuộc đối thoại tuyệt vọng với bọn trẻ, “Mình không thể làm tốt hơn được sao? Mình không thể cư xử đúng mực hơn và là một người cha mẹ có sức ảnh hưởng hơn ư? Mình không thể kỷ luật chúng theo hướng làm dịu tình hình đi thay vì làm rối lên?” Bạn muốn loại bỏ những hành vi không tốt, nhưng bạn muốn phản ứng theo cách sẽ nâng giá trị và thắt chặt tình cảm với bọn trẻ chứ không phải điều ngược lại. Bạn muốn ít rắc rối đi, chứ không nhiều hơn.
Cuốn sách Phương Pháp Dạy Con Không Đòn Roi này sẽ giúp bạn có thể kỷ luật trẻ theo hướng đề cao mối quan hệ và sự tôn trọng, bớt rắc rối và tranh cãi – và trong quá trình, bạn có thể bồi dưỡng những kỹ năng xây dựng mối quan hệ tốt và cải thiện khả năng đưa ra quyết định đúng đắn của bọn trẻ, biết suy nghĩ đến người khác, và chuẩn bị hành trang cho chúng được hạnh phúc và thành công suốt cuộc đời.
Trích dẫn hay trong sách Phương Pháp Dạy Con Không Đòn Roi:
Phương Pháp Dạy Con Không Đòn Roi Mối quan hệ với con cái luôn là trung tâm cho mọi thứ chúng ta làm. Bất kể ta đang chơi với chúng, nói chuyện hay cười cùng với chúng, hoặc thậm chí kỷ luật chúng, ta cũng muốn bọn trẻ cảm nhận được mức độ sâu sắc của toàn bộ tình yêu thương và thiện ý của chúng ta, dù chúng ta đang công nhận một hành động tử tế hay chỉ ra hành vi sai trái.
Lắng nghe cảm xúc và nhu cầu của trẻ
Khi trẻ không vâng lời, làm sai điều gì, phụ huynh không nên vội vàng quy chụp và đổ hết lỗi cho trẻ. Mọi chuyện xảy ra đều có nguyên nhân của nó, chính vì vậy phụ huynh cần phải lắng nghe cảm xúc và nhu cầu của trẻ trước khi trách móc, la mắng. Tại hội thảo Kỷ luật không đòn roi diễn ra vào cuối tháng 3 vừa qua, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn chia sẻ rằng trẻ có nhu cầu được chấp nhận về cảm xúc rất cao bởi ở lứa tuổi này trẻ rất nhạy cảm với thế giới xung quanh.
Trẻ chưa có nhiều va chạm với cuộc sống chính vì thế rất cần các bậc cha mẹ hướng dẫn, chỉ dạy cho trẻ. Phương Pháp Dạy Con Không Đòn Roi Khi trẻ mắc sai lầm phụ huynh không nên phủ đầu trẻ bằng những lời la mắng bởi như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy uất ức, không nói ra được vấn đề mà trẻ đang gặp phải.
Reviews
There are no reviews yet.