Suy giãn tĩnh mạch chân là một trong những căn bệnh mãn tính thường xảy ra ở cả nam và nữ ở độ tuổi 40 trở lên. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gặp ở những người trẻ hơn nhưng bị thừa cân, béo phì hoặc làm việc trong tư thế đứng nhiều. Suy giãn tĩnh mạch chân nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ rất khó chữa khỏi và có thể gây nhiều biến chứng cho nên bạn đọc cần tìm hiểu kỹ thông tin về cách điều trị bệnh này. Sau đây, Avado sẽ nêu ra một vài bài thuốc chữa giãn tĩnh mạch từ thuốc nam trong dân gian để bạn đọc tham khảo.
Bài thuốc chữa giãn tĩnh mạch chân
bài thuốc chữa giãn tĩnh mạch Xoa bóp bằng dầu ô liu
Dầu ô liu là một trong những “thần dược” không chỉ giúp tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân hữu hiệu mà còn làm đẹp cho chị em phụ nữ.
Bệnh nhân chỉ cần sử dụng dầu oliu để xoa bóp vào vùng chân bị giãn tĩnh mạch là có thể giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau và sưng do bệnh gây ra. Bạn có thể áp dụng phương pháp này mỗi ngày 2 lần trong vòng 1-2 tháng sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt.
Nếu không có dầu ôliu bạn có thể thay thế bằng dầu dừa.
Giúp máu lưu thông bằng ớt sừng
Theo y học cổ truyền, ớt có tác dụng khoan trung, kiện tỳ, tiêu thực, tán hàn, giảm đau. Đồng thời trong ớt có chất Capsaicin gây đỏ và nóng, giãn mạch, tăng lưu lượng máu cục bộ, làm tan máu bầm, hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân rất hiệu quả. Chất này chỉ có khi quả ớt chín, chiếm tỷ lệ từ 0,01-0,1%.
Khi bị suy giãn tĩnh mạch, người bệnh chỉ cần pha một muỗng cafe bột ớt sừng đỏ vào một ly nước nóng, rồi khuấy đều và uống trong một ngày là được. Không nên uống hết 1 lần vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Người bệnh nên uống Bài thuốc chữa giãn tĩnh mạch hỗn hợp này ngày 3 lần liên tục trong khoảng 2 tháng để đạt được hiệu quả chữa bệnh.
Lưu ý, những người bị viêm họng mãn tính, viêm loét dạ dày, mắc bệnh trĩ không nên áp dụng phương pháp này vì có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
bài thuốc chữa giãn tĩnh mạch chân bằng dấm táo
Việc sử dụng thuốc Tây Y trong thời gian dài khiến bạn lo sợ gặp phải những tác dụng phụ thì hãy cân nhắc việc sử dụng dấm táo. Để đảm bảo an toàn hơn, bạn có thể tự làm dấm táo tại nhà bằng cách ngâm táo mèo, táo đỏ hoặc dấm gạo và đường đựng trong một chiếc lọ thủy tinh. Sau 6 tuần bạn có thể lấy ra sử dụng để chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Bài thuốc chữa giãn tĩnh mạch chân bằng dấm táo theo cách sử dụng bông sạch, thấm dấm táo rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh rồi chà xát nhẹ nhàng. Thực hiện cách làm này mỗi ngày 2 lần kiên trì trong hai tháng sẽ nhận thấy những chuyển biến tích cực của bệnh tình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dấm táo để chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân bằng cách pha loãng với nước ấm uống mỗi ngày hai lần.
Cảm nhận của bệnh nhân sau khi áp dụng bài thuốc nam chữa suy giãn tĩnh mạch chân trong dân gian
Loại bỏ chất độc hại trong máu bằng tỏi
Cách thực hiện Bài thuốc chữa giãn tĩnh mạch này rất đơn giản, bạn chỉ cần thái mỏng khoảng 5 tép tỏi rồi đặt chúng vào một chai thủy tinh sạch. Sau đó vắt thêm 1- 2 quả cam lấy nước và đổ vào chai, thêm 2 muỗng canh dầu ô liu, khuấy đều và để yên trong 12 giờ là sử dụng.
Bạn có thể dùng nước ngâm tỏi để bôi lên vùng da đang bị bệnh sẽ giúp loại bỏ chất độc trong máu, tăng cường lưu thông máu và khôi phục tế bào mạch máu bị tổn thuơng..
bài thuốc chữa giãn tĩnh mạch Cúc vạn thọ giúp tăng tuần hoàn máu
Hoa cúc vạn thọ được biết đến là một thảo dược hiệu quả dành cho bệnh nhân bị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Trong hoa cúc vạn thọ có chứa nguồn chất flavonoid và vitamin C giúp cải thiện khả năng tuần máu hiệu quả.
Bạn đem đun hoa cúc vạn thọ trong nước sôi khoảng 20 phút, sau đó lấy tấm vải thấm nước đặt vào chỗ bị sưng đau do giãn tĩnh mạch trong khoảng 5 phút. Bạn cũng có thể uống thêm trà hoa cúc tươi để cải thiện tình hình. Nên thực hiện thường xuyên để có hiệu quả.
Bài thuốc điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng đông y
Bài thuốc chữa giãn tĩnh mạch Đào hồng tứ vật gia giảm gồm:
– Hồng hoa, Đào nhân, Xích thược, Đan sâm có tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, trong đó Đào nhân có thêm tác dụng chống viêm
– Xuyên khung có tác dụng hoạt huyết, thông kinh, chữa phong thấp nhức mỏi và chữa cao huyết áp.
– Sinh địa có tác dụng bổ huyết, lương huyết, cầm máu…
– Thục địa thanh nhiệt, sinh tân
– Hòe hoa: nụ hoa của cây Hòe, với hàm lượng Rutin khá cao, có tác dụng làm bền và vững chắc thành mạch, chống xơ vữa thành mạch, điều trị cao huyết áp và chống xuất huyết.
– Hoàng kỳ: có tác dụng hành khí, giúp lưu thông máu huyết trở về tim dễ dàng hơn.
Liều lượng: đương quy 20g, xích thược 20g, hồng hoa 15g, đào nhân 16g, xuyên khung 15g, sinh địa 15g, hoàng kỳ 12g, thục địa 10g, hòe hoa 20g, đan sâm 20g.