Viêm da tiếp xúc nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Viêm da tiếp xúc là tình trạng phát ban khiến người bệnh bị đỏ da, nổi sần, xung huyết, ngứa khi tiếp xúc với các chất kích ứng hoặc dị ứng. Bệnh gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả và an toàn nhất sẽ được cung cấp chi tiết, đầy đủ có trong nội dung bài viết này.

Viêm da tiếp xúc là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc là kết quả khi da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc kích thích. Đôi khi việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng gây ra các triệu chứng viêm da tiếp xúc được gọi là viêm da ánh sáng.

Về cơ bản có hai loại viêm da tiếp xúc, đó là:

Viêm da kích ứng:

Là loại thường xuyên xảy ra khi da chạm vào hóa chất hoặc trải qua quá trình ma sát.

Viêm da dị ứng:

Là phản ứng của hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Loại viêm da này ít khi phổ biến.

Viêm da tiếp xúc nếu không được điều trị sớm và đúng cách tình trạng ngứa sẽ ngày càng nghiêm trọng. Phản ứng ngứa – gãi gây tổn thương da, dễ nhiễm khuẩn, mưng mủ, bội nhiễm. Tình trạng viêm da tiếp xúc bội nhiễm rất khó điều trị. Sau điều trị thường để lại sẹo hoặc vùng da đổi màu vĩnh viễn.

Một số trường hợp bị viêm da thần kinh khi tổn thương do viêm da dị ứng xảy ra tại khu vực tập trung nhiều dây thần kinh. Vùng da tổn thương dày lên, biến đổi màu da ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, tâm lý của người bệnh.

Viêm da tiếp xúc là kết quả khi da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc kích thích
Viêm da tiếp xúc là kết quả khi da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc kích thích

Nguyên nhân gây Viêm da tiếp xúc phổ biến nhất

Việc xác định được nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và phòng chống bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh. Thông thường bệnh gây ra do các da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc kích ứng như:

Viêm da dị ứng:

Da tiếp xúc với các kim loại như nickel, vàng, đồng, chất độc từ nhựa cây sồi,…

Các tác nhân gây viêm da kích ứng: các dung môi, kim loại dạng lỏng, cao su, dầu hoả, hương liệu trong thực phẩm hoặc hóa mỹ phẩm, xà phòng có tính kiềm…

Với viêm da tiếp xúc ánh sáng,

nguyên nhân còn do da tiếp xúc trực tiếp với các tia có hại của ánh sáng mặt trời. Ở thể bội nhiễm, bệnh phát triển do các yếu tố vi khuẩn xâm nhập…

Bên cạnh các yếu tố ngoại lai gây bệnh, người bệnh có thể mắc bệnh do một số nguyên nhân khác như

Yếu tố di truyền:

Theo thống kê nếu cha mẹ mắc các bệnh viêm da, sinh con có tỷ lệ mắc viêm da tiếp xúc lên đến 70%.

Yếu tố cơ địa:

Thể trạng cơ địa của một số người dễ bị dị ứng. Khi bị vi khuẩn, nấm tấn công, lớp da dễ bị tổn thương hơn.

Sức đề kháng kém:

Nguyên nhân này khiến cơ thể yếu ớt, không chống lại được các tác nhân ô nhiễm, vi khuẩn dẫn để khả năng viêm da tăng cao.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa phù hợp:

Một số loại thực phẩm là nguyên nhân gây bệnh như hải sản, đậu phộng,chất kích thích…

Triệu chứng viêm da tiếp xúc dị ứng

Tùy thuộc vào nguyên nhân và độ nhảy cảm với các chất gây dị ứng, các triệu chứng viêm da tiếp xúc dị ứng sẽ khác nhau, bao gồm một số triệu chứng sau:

Da bị bong tróc, có đóng vảy, khô;

Phát ban trên da;

Da phồng rộp dạng khô hoặc rỉ nước;

Da bị đỏ, thâm;

Da bị bỏng có hoặc không có cảm giác đau đi kèm;

Ngứa ngáy nhiều gây khó chịu. Có thể gây rát da dữ dội, triệu chứng viêm da dị ứng này xuất hiện từ 24 – 36 tiếng sau khi tiếp xúc;

Bị nhạy cảm ánh nắng mặt trời;

Da bị sưng, đặc biệt là vùng da mắt, mặt hoặc bẹn.

Đối với viêm da tiếp xúc kích ứng thì có thể gây ra một số triệu chứng nhẹ như:

Da bị phồng rộp;

Khô da gây nứt da;

Sưng trên da;

Có cảm giác da bị cứng hoặc nén chặt;

Loét, vết loét hở hình thành lớp vỏ;

Với nguyên nhân viêm da tiếp xúc là do côn trùng thì triệu chứng ban đầu chỉ là xuất hiện một hoặc vài đám da đỏ và dài, hơi phù nề, có kích thước từ vài mm đến vài cm. Sau vài giờ đến một ngày thì xuất hiện mụn nước hoặc bọng nước giữa dát đỏ. Tổn thương đặc hiệu của viêm da dị ứng do côn trùng là các vệt dài, dấu ấn điểm chỉ.

Nếu bị nhẹ, người bệnh sẽ chỉ cảm thấy rát và ngứa, trên da nổi một vài vết đỏ lấm tấm có kèm mụn nước và mụn mủ nhỏ. Sau khoảng 3 – 5 ngày, vùng da tiếp xúc bị tổn thương sẽ khô mà không phỏng nước hoặc bọng mủ. Nếu bị nặng hơn, vùng da bị thương tổn mà nguyên nhân viêm da tiếp xúc là do tiếp xúc côn trùng sẽ rộng hơn, có bọng nước hoặc mủ nông lan rộng, thậm chí có thể trợt loét, hoại tử.

Các biến chứng Viêm da tiếp xúc

Gãi ngứa và kéo dài có thể làm tăng cường độ của ngứa, có thể dẫn đến viêm da thần kinh (neurodermatitis). Neurodermatitis là một tình trạng mà trong đó một vùng da thường xuyên bị trầy xước trở nên dày. Các bản vá có thể được sống, màu đỏ hoặc đậm hơn phần còn lại của làn da. Gãi liên tục cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng da do vi khuẩn và sẹo vĩnh viễn hoặc thay đổi màu da.

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?

Các triệu chứng của viêm da dị ứng có thể kéo dài từ vài ngày đến 2-3 tuần sau đó tự khỏi. Một số trường hợp bệnh trở nặng có thể kéo dài nhiều tháng. Lựa chọn phương pháp điều trị rất quan trọng. Các yếu tố như thuốc, cơ địa bệnh nhân, chế độ chăm sóc cũng góp phần ảnh hưởng tới thời gian điều trị bệnh.

Chữa viêm da tiếp xúc chủ yếu tập trung giải quyết các triệu chứng và kiểm soát bệnh không tái phát. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, cần có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu chần chừ để lâu bệnh sẽ khó chữa và xuất hiện thêm biến chứng.

chần chừ để lâu bệnh sẽ khó chữa và xuất hiện thêm biến chứng
chần chừ để lâu bệnh sẽ khó chữa và xuất hiện thêm biến chứng

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm da tiếp xúc?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm da bằng cách khám da của bạn và hỏi xem bạn có tiếp xúc với vật chất nào có khả năng gây viêm không. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra độ dị ứng của da bằng cách để da bạn tiếp xúc với một lượng nhỏ chất có thể gây kích ứng da và theo dõi vết phát ban trong vòng một tới hai ngày.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm da tiếp xúc?

Cách điều trị tốt nhất là tránh tiếp xúc. Ví dụ như tránh mua đồ hoặc chăn len nếu bạn nhạy cảm với các sản phẩm từ len và học cách nhận diện cây thường xuân độc. Bạn nhớ mang găng tay, mặc áo tay dài và quần dài để tránh tiếp xúc với cây và bất kỳ thứ gì đã chạm vào chúng.

Các biện pháp điều trị khác bao gồm thuốc kháng viêm (steroid) dạng đắp hoặc uống, thuốc kháng histamin (đối với bệnh ngứa) và phương pháp trị liệu miễn dịch để giảm thiểu phản ứng. Steroid (như prednisone) có thể được dùng ở dạng thuốc viên, thuốc tiêm hoặc ở dạng kem và thuốc mỡ.

Lotion như calamine và tắm bằng bột yến mạch để giảm chảy mủ, mẩn ngứa có thể được dùng khi cần.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt khi mắc bệnh viêm da tiếp xúc

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm da tiếp xúc?

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:

Dùng thuốc steroid theo chỉ dẫn. Thuốc kháng histamin cũng có thể được dùng nếu cần và ngừng uống khi đã bớt ngứa.
Dùng lotion trị ngứa nếu cần nhưng tránh dùng trong vòng 1 tiếng đầu sau khi thoa steroid, kem hoặc thuốc mỡ để cho thuốc có thời gian thấm vào trước.

Thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Tập thể dục, nhưng phải hiểu da nóng và đổ mồ hôi sẽ gây ngứa nhiều hơn. Rửa và làm mát da nhanh chóng sau khi tập thể dục.

Dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa nhẹ để làm sạch da. Tránh kích thích da gây ra bởi chất khử mùi hoặc hương liệu trong xà phòng.

Rửa sạch da ngay lập tức với xà phòng và nước nếu bạn tiếp xúc với chất đã từng gây ra viêm da kích ứng.

Đến bệnh viện ngay nếu bạn bị sốt, ho, thở khò khè, nôn mửa hoặc tiêu chảy; nếu mẩn ngứa nặng hơn mặc dù đã điều trị hoặc nếu nổi thêm mẩn ngứa mới.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Chú ý:

Việc điều trị bệnh viêm da bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc.

Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.

Các sản phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị bệnh viêm da đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ. Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm nổi tiếng do các đơn vị uy tín sản xuất. 

Eczestop:

Kem dưỡng Eczestop làm ẩm, mềm da, giúp làm sạch bề mặt da, làm sạch vi khuẩn, dùng làm sạch da trong các trường hợp tổ đỉa, chàm, ezema, viêm da tiếp xúc và các bệnh ngoài da. Giúp làm sạch bề mặt da, sát khuẩn, tăng tái tạo tế bào da trong các trường hợp: da bị kích ứng, mụn nước, ngứa, các thể bệnh eczema như viêm da dị ứng.


Mua ngay

Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới hoặc nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *