Mề đay nguyên nhân triệu chứng và phương pháp điều trị như thế nào?

Nổi mề đay là những vùng da nổi gồ lên, đỏ và ngứa do hậu quả của phản ứng dị ứng. Thuật ngữ y khoa của nổi mề đay là Uticaria. Mề đay là phản ứng viêm da với các nốt mẩn, gây cảm giác ngứa khiến người bệnh bứt rứt, khó chịu. Các đám mề đay có thể nổi ở một vùng, một bộ phận cơ thể hoặc nhanh chóng nổi mẩn và ngứa lan ra toàn thân.
Nổi mề đay mẩn ngứa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành, đặc biệt phụ nữ sau sinh rất hay gặp phải căn bệnh này.

Nổi mề đay là gì?

Có thể chia bệnh thành 2 thể: Nổi mề đay cấp tính và nổi mề đay mãn tính.
Mề đay cấp tính: Xảy ra đột ngột rồi biến mất sau một thời gian.
Mề đay mãn tính: Người bệnh bị nổi mẩn ngứa liên tục, kéo dài dai dẳng trên 6 tháng.
Mề đay mãn tính thường tái phát dai dẳng theo chu kỳ hoặc khi gặp điều kiện thuận lợi, vì thế khó điều trị hơn so với mề đay cấp tính.
Nổi mẩn ngứa tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh gặp các triệu chứng vô cùng khó chịu. Tình trạng ngứa, bứt rứt có thể kéo dài cả ngày dài, gây mất ngủ.

Các dạng mề đay thường gặp
Các dạng mề đay thường gặp

Tác hại

Đặc biệt, khi không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh mề đay có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm bao gồm:

Nhiễm trùng : Tình trạng ngứa và gãi ngứa khiến vùng da nổi mẩn ngứa bị tổn thương, trầy xước, dễ gây nhiễm trùng, bội nhiễm, hoại tử khó lành.
Sốc phản vệ: Nổi mẩn ngứa gây phù nề lưỡi gà, thanh quản dẫn đến khó thở, viêm đường hô hấp, sốt cao, tụt huyết áp, trụy tim cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Ngoài ra, bệnh nổi mẩn ngứa khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, biến chứng phù mạch, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Nổi mề đay xảy ra như thế nào?

Các mảng mề đay xuất hiện là hậu quả của phản ứng trong cơ thể đối với tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như thức ăn, thuốc, côn trùng cắn- đốt. Nổi mẩn ngứa cũng xảy ra do phản ứng của cơ thể đối với tình trạng nhiễm trùng hay căng thẳng tâm lý. Trong quá trình đáp ứng lại các chất kích thích, cơ thể sẽ tạo ra một hóa chất gọi là Histamin và phóng thích chúng, gây ra hiện tượng nổi mề đay. Histamine làm cho da đỏ, sưng và ngứa. Thường khó xác định được các kích thích tố gây nên nổi mẩn ngứa.

Nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa

Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Cũng theo bác sĩ Nghĩa, tình trạng nổi mề đay thường xảy ra do các nguyên nhân sau:

Do dị ứng thức ăn: Bệnh có thể xuất hiện vì cơ thể dị ứng với thành phần của một số loại thực phẩm như trứng, sữa, đậu phộng….

Do dị ứng thuốc: Một số người bị nổi mẩn ngứa do mẫn cảm với một số thành phần thuốc như aspirin, thuốc kháng sinh, ibuprofen…

Do côn trùng cắn: Nguyên nhân nổi mẩn ngứa có thể do lọc độc của côn trùng (ong, nhện, rết…) có thể là tác nhân mà ít ai ngờ.

Do dị ứng với hóa mỹ phẩm: Sử dụng mỹ phẩm không rõ thành phần và nguồn gốc, tiếp xúc với hóa chất thường xuyên… làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay mẩn ngứa.

Do di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh thì tỷ lệ thế hệ sau bị bệnh thường cao gấp 2 lần so với người bình thường.

Nguyên nhân nổi mẩn ngứa do bệnh lý: Lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự miễn, cryoglobulinemia…. Gây ra sự rối loạn trong nội tiết và giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

Gây mất thẩm mỹ
Gây mất thẩm mỹ

Nhận biết triệu chứng nổi mề đay

Ở mỗi giai đoạn, nổi mề đay mẩn ngứa có triệu chứng nặng, nhẹ khác nhau. Nhưng nhìn chung bệnh có những dấu hiệu sau đây:

– Nổi mẩn đỏ, sần phù: Trên da người bệnh có nhiều nốt mẩn tập trung hoặc nằm rải rác khắp cơ thể. Các nốt có nhiều kích thước khác nhau, tạo thành từng mảng. Lúc đầu nốt đỏ chỉ mọc ở một vùng, sau đó lan ra toàn thân.

– Ngứa: Vùng da nổi nốt mẩn ngứa ngứa ngáy khó chịu, càng gãi càng ngứa kèm theo nóng rát. Cơn ngứa dữ dội hơn khi về đêm và chiều tối.

– Triệu chứng khác: Mệt mỏi, tiêu chảy, xuất hiện mụn nước, sưng phù ở môi, mắt, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim…

– Một số bệnh nhân có hiện tượng da vẽ nổi kèm theo rát ngứa.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nổi mề đay?

Bệnh nổi mề đay có thể được chẩn đoán bằng một số xét nghiệm và một số câu hỏi về đặc điểm triệu chứng của bạn. Bạn có thể được yêu cầu viết ra những gì bạn làm hàng ngày, những loại thuốc, thực phẩm bổ sung mà bạn có, bạn ăn và uống những gì, vị trí nổi mề đay trên cơ thể và mất bao lâu thì vết ban mờ đi. Ngoài ra, để chắc chắn, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu và xét nghiệm dị ứng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nổi mề đay?

Điều trị bằng Thuốc Tây

Cách chữa bệnh mề đay mẩn ngứa bằng thuốc Tây tuân thủ theo nguyên tắc dứt điểm triệu chứng và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Có 2 loại thuốc thường xuyên được chỉ định là:

Thuốc bôi ngoài da:

– Menthol 1% hoặc dung dịch thuốc Calamine để thoa lên vùng da cần điều trị nổi mề đay nhằm giảm tình trạng mẩn ngứa sưng đỏ.
– Dung dịch Calamine bôi trực tiếp lên vùng da xuất hiện triệu chứng, sử dụng 3 – 4 lần/ngày để giảm ngứa và bong tróc.
– Các loại kháng sinh chữa nổi mẩn ngứa (Cream synalar-neomycin, Creamcelestoderm-neomycin) dạng thuốc mỡ bôi lên vị trí sưng đỏ hoặc mụn nước giúp kháng khuẩn, chống lây lan.

Thuốc trị nổi mề đay kháng histamin:

– Loratadine (Claritine).
– Acrivastine (Semprex).
– Astemizole (Hismanal).
– Cetirizine (zyrtec).
Người bệnh uống theo chỉ định của bác sĩ nhằm mục đích hạn chế tình trạng sưng đỏ, nóng rát tại vùng da bị bệnh.
Nổi mẩn ngứa thường không cần điều trị trong khoảng một vài ngày. Trong một số trường hợp, cách trị nổi mề đay có thể là thuốc để làm giảm cảm giác khó chịu và corticosteroid ngắn hạn để điều trị một số trường hợp nổi mẩn ngứa.

Để kiểm soát được bệnh thì việc xử lý bất cứ yếu tố tiềm ẩn nào gây ra các triệu chứng trên là một điều rất quan trọng.

Mẹo chữa mề đay mẩn ngứa bằng dân gian

Với kinh nghiệm dân gian, nhiều người bệnh lựa chọn giải pháp trị mề đay bằng các thảo dược quanh nhà dễ tìm kiếm như:

Chữa mẩn ngứa bằng lá khế: Dùng một nắm lá khế rửa sạch, đun sôi rồi pha với nước tắm.
Chữa mẩn ngứa bằng lá trà xanh: Lấy 20g lá trà xanh rửa sạch, đun sôi với 3 lít nước rồi pha tắm. Ngoài ra, có thể dùng lá trà xanh hãm thành chè rồi uống trong ngày.
Chữa mẩn ngứa bằng kinh giới: Lá kinh giới rửa sạch, vò nát rồi chà xát lên vùng da bị mề đay. Giữ nguyên trong khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Các bài thuốc dân gian tuy an toàn nhưng không đủ dược tính để điều trị mề đay hiệu quả. Một số trường hợp áp dụng sai cách, không đảm bảo vệ sinh có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
Chế độ sinh hoạt phù hợp

Khi nào cần cấp cứu
Khi nào cần cấp cứu

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nổi mề đay?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Mặc quần áo sáng màu
Tránh chà xát hoặc sử dụng các loại xà phòng độc hại
Làm mát khu vực bị nổi mẩn bằng vòi sen, quạt, vải mát hoặc kem dưỡng da loại nhẹ
Lập danh sách khi nào và ở đâu bệnh xuất hiện, lúc đó bạn đang làm gì, ăn gì… điều này có thể giúp bạn và bác sĩ xác định chính xác yếu tố gây bệnh
Tránh các thức ăn, đồ uống gây dị ứng.

Nổi mề đay kiêng gì?

Bên cạnh dùng thuốc, người bị nổi mề đay cũng cần kiêng một số yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn như:

Các chất kích thích như thuốc lá, cà phê
Các thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt…
Các thực phẩm giàu protein như hải sản, chocolate, trứng, sữa…
Đồ ngọt như kẹo, bánh, đường, chè vì có thể làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn
Muối
Nước nóng. Nước nóng sẽ làm da dễ bị tổn thương hơn.
Như các bệnh dị ứng khác, để phòng tránh mề đay, cách tốt nhất là tránh các chất gây dị ứng. Bạn hãy để ý thời gian, địa điểm, mùa nào trong năm hoặc lần tiếp xúc với các chất lạ, ăn thức ăn lạ… mà gây dị ứng nổi mẩn ngứa. Tuy mẩn ngứa có thể chữa được dễ dàng bằng thuốc chống dị ứng nhưng đừng cố tiếp xúc lặp lại (như ăn một món khoái khẩu gây dị ứng) vì dị ứng lần sau sẽ nặng hơn và có nguy cơ sốc phản vệ gây nguy hiểm tính mạng nếu không kịp cấp cứu.

Chú ý:

Việc điều trị nổi mề đay bằng thuốc Tây y sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng do tác dụng phụ của thuốc. Những ảnh hưởng gây áp lực đến gan thận mật và sức đề kháng của cơ thể.

Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.

Các sản phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để nổi mề đay đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ.

Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm nổi tiếng như:

Phụ Bì Khang

Nổi mẩn ngứa, khiến bạn cứ gãi miết, ngứa nhiều hơn khi về đêm, khó chịu kinh khủng, ăn không ngon, ngủ cũng chẳng yên. Mỗi khi trái gió trở trời, khắp người lại “nở hoa” chi chít khiến bạn tự ti, xấu hổ, không dám gặp ai. Căn bệnh mẩn ngứa hành hạ, bạn chẳng làm được gì ngoài việc đứng gãi, khó chịu lắm. Phụ Bì Khang Sản phẩm chức năng đầu tiên trên thị trường Việt Nam có tác dụng hỗ trợ điều trị mề đay từ gốc. Sản phẩm được chiết xuất chủ yếu từ thiên nhiên, các thành phần đều rất tốt cho cơ thể.


Mua ngay

Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới. Nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *