Bí tiểu tiện là một chứng bệnh thường gây ra rất nhiều khó chịu, thậm chí là đau đớn cho người bệnh. Khi gặp những triệu chứng đầu tiên của bí tiểu (tiểu khó) người bệnh cần có biện pháp điều trị và khắc phục sớm, tránh để bệnh gây ra nhiều biến chứng. Về bệnh bí tiểu thì có nhiều thắc mắc thường gặp như bí tiểu tiện là gì? Bí tiểu có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa bệnh bí tiểu như thế nào?
Bí tiểu tiện là gì?
Bí tiểu tiện (hay còn gọi là tiểu khó) là tình trạng đi tiểu tiện khó khăn, người bệnh cảm thấy khó chịu và bứt rứt. Cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày bị đảo lộn, người bệnh ăn ngủ không yên và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Bình thường, khi bàng quang chứa đầy một lượng nước tiểu nhất định (khoảng từ 250-300ml) sẽ gây kích thích buồn tiểu và đi tiểu. Bí tiểu tiện sẽ xảy ra khi lượng nước tiểu trong bàng quang đã đủ đầy nhưng không tiểu được.
Ở người bình thường, đi tiểu là một phản xạ và theo ý muốn, có sự kết hợp hài hòa giữa sự co bóp mạnh của bàng quang và sự giãn nở thật rộng của cổ bàng quang, dưới sự chi phối của hệ thần kinh, đồng thời không có sự gây cản trở gì ở niệu đạo. Vì vậy, được gọi là bí tiểu khi bàng quang chứa đầy nước tiểu nhưng không thể tiểu được.
Bí tiểu tiện có nguy hiểm không?
Bí tiểu tiện nếu không được chữa trị kịp thời, để lâu ngày thường để lại những hệ quả rất nguy hại cho cơ thể. Người bệnh bí tiểu đều có cảm giác rất khó chịu, đau, rát bàng quang, đặc biệt khi có kèm theo viêm cấp hoặc mạn tính bàng quang, vì vậy, sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh, gây mất ngủ kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu Bí tiểu tiện không được thông tiểu hoặc bí tiểu tái phát nhiều lần làm ứ đọng nước tiểu, từ đó có thể làm viêm nhiễm bàng quang, gây viêm ngược dòng, viêm thận và ảnh hưởng đến chức năng thận, thậm chí gây suy thận.
Nguyên nhân gây bí tiểu tiện là gì?
Nguyên nhân gây Bí tiểu tiện rất đa dạng, nếu thành bàng quang không co bóp đủ mạnh có thể do sự mất liên hệ với hệ thần kinh thực vật điều khiển tiểu tiện, có thể do chấn thương cột sống hoặc chấn thương vỡ xương chậu, hoặc do bệnh của bàng quang (thành bàng quang bị chai xơ do viêm mạn tính, hoặc bàng quang viêm cấp, viêm mạn tính, hoặc do sỏi, u, túi thừa bàng quang, xơ cứng cổ bàng quang…).
Một số trường hợp sỏi của bàng quang di chuyển đến bịt lỗ thông bàng quang với niệu đạo, gây cản trở lưu thông nước tiểu, thậm chí tắc hẳn gây Bí tiểu tiện. Bí tiểu có thể do viêm niệu đạo mạn tính gây xơ hóa, chít hẹp niệu đạo bởi do viêm nhiễm vì bệnh lậu, hoặc bệnh do vi khuẩn Chlamydia (cả nam, cả nữ) hoặc xơ cứng niệu đạo do chấn thương làm giập, vỡ niệu đạo.
Ở nam giới, Bí tiểu tiện còn có thể do bệnh của tiền liệt tuyến (viêm, tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến hoặc u lành hoặc u ác tính) sẽ đè, chèn ép vào cổ bàng quang.
Ở nữ giới, Bí tiểu tiện, ngoài các nguyên nhân kể ở trên còn có thể do bệnh thuộc tiểu khung đè nén vào bàng quang (u xơ tử cung, u nang buồng trứng). Một số trường hợp bí tiểu nhất thời có thể là do tâm lý (đi tàu xe chật chội, ngồi họp thời gian lâu,…).
Triệu chứng của bí tiểu tiện là gì?
Bí biểu thường có triệu chứng gì? Bí tiểu cấp tính thường gây khó chịu thậm chí là đau đớn, căng tức vùng bụng dưới. Người bệnh cảm thấy cần đi tiểu gấp nhưng không thể đi được như ý. Bí tiểu cấp tính là trường hợp khẩn cấp và cần có sự can thiệp kịp thời.
Ở dạng mãn tính, Bí tiểu tiện không gây đau, chỉ biểu hiện với dòng nước tiểu yếu. Khả năng tống xuất hết nước tiểu của bàng quang ngày một kém đi dẫn đến lượng nước tiểu tồn đọng trong bàng quang ngày 1 nhiều hơn gây nhiễm trùng nước tiểu, tạo sỏi bàng quang hay són tiểu do ứa tràn nước tiểu.
Trong trường hợp bí tiểu mãn tính không được điều trị, bàng quang dãn to mất hết khả năng co bóp dẫn đến nguy cơ không thể có lại khả năng tiểu tiện cho dù đã điều trị nguyên nhân gây tắc. Nặng hơn là dãn thận niệu quản 2 bên gây suy thận.
Cách chẩn đoán và điều trị bí tiểu.
Cách chẩn đoán và điều trị bí tiểu tiện như thế nào?
Cách chuẩn đoán Bí tiểu tiện:
Bác sĩ sử dụng một số phương pháp dưới đây để chuẩn đoán bệnh:
Xét nghiệm nước tiểu: Một mẫu nước tiểu sẽ được kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng, có thể là một nguyên nhân của Bí tiểu tiện.
Siêu âm bàng quang, hệ niệu
Soi bàng quang
Chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính (CT): Giúp xác định có sỏi,u chèn ép,hẹp đường tiết niệu hay không.
Xét nghiệm máu đo kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA
Đo niệu động học là phương pháp giúp đánh giá chính xác chức năng đường tiểu dưới, nhằm xác định nguyên nhân của rối loạn đi tiểu từ bàng quang
Cách điều trị bí tiểu tiện như thế nào?
Với hiện tượng bí tiểu cấp tính, giải quyết bằng đặt ống thông tiểu qua lổ niệu đạo để vào bàng quang. Nguyên nhân của bí tiểu cấp tính có thể là tạm thời. Ví dụ, Bí tiểu tiện sau khi phẫu thuật,bạn có thể đi tiểu bình thường sau khi những ảnh hưởng của gây mê mất đi. Trong những trường hợp như vậy, bạn có thể cần phải có một ống thông đưa vào một hoặc hai lần và không cần điều trị cần thiết gì khác. Nếu do thuốc men khác, ngưng thuốc sẽ hồi phục lại.
Điều trị cho bất kỳ trường hợp Bí tiểu tiện nào đều phụ thuộc vào nguyên nhân. Tùy theo nguyên nhân điều trị mà bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý. Nếu do sỏi bàng quang(tán sỏi), do u tiền liệt tuyến có thể điều trị nội khoa để cải thiện triệu chứng, khi có chỉ định thì phẩn thuật,với hẹp niệu đạo thì phổ biến nhất là nong niệu đạo, hoặc laser hoặc phẩu thuật …
Với bệnh sa sinh dục trên nguyên tắc không mổ bệnh nhân trẻ quá hay già quá, trừ khi sa quá nhiều và thể trạng cho phép, khi chưa mổ có thể dùng estrogen tác dụng đơn thuần ở âm đạo và tập thể dục để làm giảm triệu chứng của bệnh. Với bệnh nhân lớn tuổi không có chỉ định mổ có thể đặt dụng cụ nâng tử cung(pessaire).
Phòng ngừa bị bí tiểu tiện bằng cách nào?
Để giảm nguy cơ gây Bí tiểu tiện, dưới đây là một số biện pháp:
Đi tiểu khi cảm thấy thôi thúc: Khi có cảm giác muốn đi tiểu cần đi tiểu ngay, không nên nhịn tiểu
Thực hành vệ sinh đường tiết niệu thích hợp để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu (lau từ trước ra sau, rửa khu vực giữa âm đạo và trực tràng hàng ngày, và đi tiểu sau khi quan hệ)
Cần có biện pháp can thiệp sớm khi có triệu chứng bí tiểu cấp tính.
Tìm điều trị kịp thời bất kỳ các rối loạn, các yếu tố hoặc bệnh lý có thể dẫn đến Bí tiểu tiện.
Tăng cường hoạt động các cơ vùng chậu của bạn với các bài tập sàn khung chậu.
Chú ý:
Việc điều trị bệnh Bí tiểu tiện bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc.
Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.
Các sản phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.
Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.
Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị bệnh Bí tiểu tiện đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ. Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm nổi tiếng do các đơn vị uy tín sản xuất.
Ích Tiểu Vương
Ích tiểu vương là sản phẩm hỗ trợ dành cho đối tượng có triệu chứng rối loạn chức năng bàng quang, giảm tiểu són, tiểu nhiều ngày và đêm là những bệnh thuộc hệ thống sinh dục. Để kiểm soát tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu són,Bí tiểu tiện thì điều cần thiết là tăng cường sức khỏe của cơ bàng quang, tăng cường chức năng bàng quang.
Niệu Bảo
Thực phẩm chức năng Niệu Bảo tăng cường giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ miễn dịch, làm giảm các triệu chứng : tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, Bí tiểu tiện, nóng trong, giúp giảm nguy cơ tái bệnh đường tiết niệu mạn tính các bệnh về nam khoa, sinh lý nam.
Sản phẩm Niệu Bảo có chứa Kim ngân hoa, Kim tiền thảo, là những dược liệu vừa giúp lợi tiểu, kháng khuẩn, vừa có tác dụng “làm mát”, khiến cho người bệnh đi tiểu dễ dàng hơn, giảm bớt cảm giác đau buốt khi đi tiểu.
Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới hoặc nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.