Bạch hoa xà thiệt thảo (cây lữ đồng) là một loại thảo dược quý thường được sử dụng trong các bài thuốc nam nhờ tính mát, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Tìm hiểu thêm về loại dược liệu này qua một số thông tin dưới đây.
Tên gọi khác: Giáp mãnh thảo, xà thiệt thảo, cây lữ đồng.
Tên khoa học: Hedyotis diffusa Willd.
Họ: Cà Phê (Rubiaceae).
Thông tin về bạch hoa xà thiệt thảo
1. Đặc điểm của cây bạch hoa xà thiệt thảo.
cây lữ đồng thuộc loại thân thảo sống hằng năm, mọc bò. Thân nhẵn, có màu nâu nhạt, gốc tròn, thân non có 4 cạnh, mang nhiều cành.
Lá màu xám, hơi thuôn nhọn ở đầu, dai, gần như không có cuống. Lá dài khoảng 1,5 – 3,5 cm, rộng 1 – 2 mm.
Hoa màu trắng hoặc hơi hồng, mọc đơn ở gần nách lá. Hoa nhỏ, có 4 lá đài hơi nhọn, ống đài hình cầu.
Bên trong quả có chứa nhiều hạt, có góc cạnh.
2. Khu vực phân bố Bạch hoa xà thiệt thảo
Thảo dược này thường mọc hoang ở vùng ven sườn đồi, bờ ruộng. Chúng phân bố khắp các miền từ Bắc – Trung – Nam. Chúng thường mọc ven 2 lối đi và cũng rất dễ tìm.
3. Bộ phận được dùng làm dược liệu
Hầu hết các bộ phận của cây đều được sử dụng để làm dược liệu.
4. Thu hái – Sơ chế
Xà thiệt thảo thường được thu hoạch vào mùa hạ. Sau khi thu hoạch, thảo dược sẽ được mang đi rửa sạch, phơi hoặc sấy khô và bảo quản.
5. Bảo quản
Dược liệu sau khi được phơi, sấy khô sẽ được cho vào túi nilong và bảo quản ở nơi có độ ẩm dưới 12%.
6. Thành phần hóa học Bạch hoa xà thiệt thảo
Các nghiên cứu hiện đại chỉ ra, trong cây cây lữ đồng có chứa một số thành phần hóa học như là:
Hentriaconotane
2-Methyl-3- Hydroxy
Stigmastatrienol
Ursolic acid
Oleanolic acid
b-Sitosterol
Asperuloside
Scandoside methylester
Scandoside
Geniposidic acid
Deacetylasperulosidic acid
Vị thuốc của cây lữ đồng
1 – Tính vị
Dược liệu có vị ngọt nhạt, tính mát.
2 – Quy kinh
Quy vào kinh Tâm, Can, Vị, Đại trường, Tiểu trường.
3 – Tác dụng dược lý
Các nhà nghiên cứu đã thí nghiệm và phát hiện một số tác dụng của cây lữ đồng, cụ thể như sau:
bạch hoa xà thiệt thảo với các bệnh miễn dịch
– Tác dụng trên hệ miễn dịch: Các thí nghiệm được thực hiện trên căn bản thỏ cho thấy, sự kháng nhiễm của các thành phần của dược liệu có tác động lên hệ miễn dịch của cơ thể, qua đó có thể làm tăng sinh hệ tế bào nội lưới, tăng cường khả năng miễn dịch không đặc hiệu và kích thích khả năng chịu đựng của hoạt lực tế bào hoặc thực bào.
– Kháng khuẩn: Thành phần kháng khuẩn không mạnh và không được sử dụng để ức chế vi khuẩn nhưng thường có tác động yếu với tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn lỵ. Các thí nghiệm thực hiện trên ruột dư viêm của thỏ cho thấy dược liệu cũng có tính năng kháng khuẩn nhưng không nhiều.
– Ngăn chặn khối u phát triển: Nồng độ cao in vitro trong cây lữ đồng có tác dụng ức chế tế bào bạch cầu viêm cấp, bạch cầu hạt tăng cấp trên cơ thể chuột thí nghiệm.
– Ngăn chặn tế bào ung thư, kháng ung thư: Dược liệu có tính năng ức chế quá trình sản sinh phân chia của hạch tế bào ung thư và điều này làm cho tế bào ung thư hoại tử. Ngăn chặn sự hình thành của tế bào ung thư.
Với các bệnh tiêu hóa
– Tăng cường chức năng vỏ tuyến thượng thận: Một vài thí nghiệm thực tế trên cơ thể thỏ cho thấy, dược liệu thiên nhiên này có tác dụng kháng viêm, tăng cường chức năng vỏ tuyến thượng thận của cơ thể.
– Ức chế sản sinh tinh dịch: Kiểm tra tinh dịch của 102 nam giới có sử dụng bạch xà hoa thiệt thảo trong 3 tuần, các nhà nghiên cứu đã thống kê được: có khoảng 77% nam giới bị suy giảm tinh trùng từ 1/3 đến 1/10 so với trước khi sử dụng dược liệu.
– Giải nọc độc của rắn: cây lữ đồng khi được sử dụng 1 mình hoặc kết hợp với thuốc chống nọc độc đều có khả năng làm giảm tỷ lệ tử vong do độc tố trên cơ thể chuột. Dược liệu được sử dụng dưới dạng thuốc sắc qua đường tiêm. Ở các trường hợp thông thường, bệnh nhân chỉ cần sử dụng dược liệu là đủ.
– Điều trị viêm ruột thừa: Trong nhiều nghiên cứu mới đây trên 30 bệnh nhân bị viêm ruột thừa sử dụng cây lữ đồng và 30 người sử dụng dã cúc hoa và hải kim sa. Kết quả cho thấy, chỉ có 2 bệnh nhân cần phẫu thuật, các trường hợp còn lại đều có khả năng phục hồi và không có vấn đề nghiêm trọng nào.
4 – Cách dùng, liều lượng
cây lữ đồng thường được dùng dưới dạng phơi khô sắc nước uống hoặc giã nát cây tươi để đắp trực tiếp lên vùng tổn thương.
Liều lượng:
Cây tươi khoảng 60 – 120g
Cây khô 20 – 40g
5 – Độc tính
Chưa có nghiên cứu cụ thể về độc tính của dược liệu. Nhưng các chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân nên sử dụng theo đúng liều lượng đã quy định để không gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Bài thuốc sử dụng cây lữ đồng
Hiện nay, Cây lữ đồng thường được ứng dụng để khắc phục một số bệnh lý như là:
Bạch xà hoa thiệt thảo với bệnh tiêu hóa
Trị viêm ruột thừa cấp tính
Dùng khoảng 80g bạch xà hoa thiệt thảo sắc với nước uống mỗi ngày. Trường hợp nhẹ, uống ngày 1 thang, nặng thì ngày 2 thang theo chỉ định của thầy thuốc. Không khuyến khích bệnh nhân sử dụng thuốc trong trường hợp bệnh nghiêm trọng.
Trị chứng viêm đường tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt :Cây lữ đồng, kim ngân hoa, dã cúc hoa mỗi thứ 40g và 20g thạch vi đem đi sắc với 2 lít nước để uống thay trà. Kiên trì thực hiện mỗi ngày để cải thiện chứng tiểu buốt.
Bảo vệ gan, lợi mật
Xà thiệt thảo, hạ khô thảo, cam thảo theo tỉ lệ 2:2:1 đem sắc lấy nước uống mỗi ngày để bảo vệ gan mật.
Cải thiện chứng viêm phúc mạc nhẹ, viêm ruột thừa cấp đơn thuần
Lấy khoảng 60g bạch xà hoa thiệt thảo sắc với 1 lít nước và chia thành 2 – 3 lần uống, sử dụng trong ngày.
Bạch xà hoa thiệt thảo với bệnh hô hấp
Hỗ trợ điều trị ho do viêm phổi
Sử dụng khoảng 40g bạch xà hoa thiệt thảo tươi, 8g trần bì đem sắc lấy nước uống mỗi ngày. Trường hợp bệnh nghiêm trọng, cần khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân và hướng điều trị kết hợp.
Điều trị viêm amidan cấp tính
Lấy khoảng 12g xa tiền thảo, 12g bạch hoa xà thiệt thảo đem sắc với 500ml nước để uống. Mỗi ngày 1 thang cho đến khi triệu chứng viêm được cải thiện hoàn toàn.
Cải thiện ung thư phổi
Sắc cây lữ đồng và bạch mao căn mỗi thứ khoảng 160g để lấy nước uống. Pha thêm chút đường để dễ uống hơn.
Bạch hoa xà thiệt thảo với bệnh da
Trị chứng viêm gan, vàng da: Dùng xà thiệt thảo, hạ khô thảo mỗi vị khoảng 31,25g, 15,625g cam thảo để điều chế thành siro để sử dụng. Chia thuốc theo liều lượng được quy định bởi chuyên gia.
Trị chứng ung nhọt, u bướu
Sử dụng khoảng 120g xà thiệt thảo, 60g bán biên liên tươi để sắc nước uống. Ngoài ra, có thể dùng nguyên liệu này để giã nát, đắp lên vị trí bị nổi nhọt.
Bạch hoa xà thiệt thảo với các bệnh chấn thương
Trị chấn thương nhẹ
Dùng 120g xà thiệt thảo tươi sắc với 60ml rượu và 60ml nước để sắc lấy nước uống. Kiên trì thực hiện cho đến kho vết thương được cải thiện hoàn toàn.
Trị rắn cắn
Lấy 20g bạch xà hoa thiệt thảo đem sắc với 200ml rượu để uống và đắp lên vết thương. Chia 2/3 thuốc để uống ngày khoảng 2 – 3 lần. Phần còn lại đem thoa vào vùng rắn cắn.
Khắc phục tình trạng dịch hoàn ứ nước
Đây là biến chứng sau khi thắt ống dẫn tinh ở nam giới. Để khắc phục tình trạng này, có thể dùng khoảng 30g xà thiệt thảo để sắc lấy nước uống. Chia thành 3 lần, uống hết trong ngày.
Kiêng kỵ khi sử dụng bạch hoa xà thiệt thảo
1 – Đối tượng không nên sử dụng
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Trẻ sơ sinh
2 – Tương tác thuốc
Bạch xà hoa thiệt thảo có khả năng tương tác với thuốc tránh thai.
3 – Một vài lưu ý khi sử dụng cây lữ đồng
Để sử dụng xà thiệt thảo an toàn, bệnh nhân có thể lưu ý đến một số vấn đề sau:
Sử dụng thảo dược có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để an toàn với sức khỏe.
Không sử dụng dược liệu khi đã bị ẩm mốc hoặc có mùi lạ.
Trong quá trình dùng thuốc bạn nên hạn chế sử dụng rau muống, đậu xanh, chè khô,…
Sử dụng dược liệu theo liều lượng quy định.
Cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày để giúp cơ thể phục hồi và phát huy được tác dụng của thuốc.
Tái khám sau thời gian 2 tháng sử dụng thuốc để duy trì hoặc ngưng sử dụng thuốc kịp thời.
Trên đây là một số thông tin về bạch hoa xà thiệt thảo. Hy vọng những thông tin này có thể giúp cho việc tham khảo thuận lợi hơn.