Thoát vị đĩa đệm nguyên nhân triệu chứng và điều trị không cần phẫu thuật

Thoát vị đĩa đệm cột sống có triệu chứng đặc trưng là đau lưng. Hai vị trí thường bị thoát vị đĩa đệm là cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Nhân đĩa đệm có cấu tạo là sụn, nằm giữa hai thân đốt sống. Chúng có tác dụng hấp thụ lực, làm vị trí trung gian giữa hai đốt sống và hỗ trợ vận động giữa các đốt sống được trơn tru. Theo thời gian, nhân đệm bị mất dần thành phần nước và trở nên cứng, giòn, dễ gãy, trượt ra khỏi vị trí bản lề giữa hai đốt sống. Khi nhân đệm trượt nghiêm trọng, nó có thể chèn ép vào dây thần kinh hoặc tủy sống gây ra triệu chứng yếu liệt.

Bệnh xương khớp chiếm tỉ lệ cao người mắc bệnh
Bệnh xương khớp chiếm tỉ lệ cao người mắc bệnh

Tìm hiểu chung về thoát vị

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.

Thoát vị có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị cột sống thắt lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị cột sống cổ sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.

Thoát vị có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống
Thoát vị có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống

Triệu chứng thường gặp của thoát vị đĩa đệm

Những dấu hiệu và triệu chứng của thoát vị đĩa đệm?

Hầu hết thoát vị không gây ra triệu chứng. Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào nơi đĩa đệm bị trật trên xương sống. Các triệu chứng của thoát vị có thể bao gồm đau lưng, thay đổi trong việc đại tiện hoặc tiểu tiện, nhức đầu, đau cổ, tê liệt, ngứa ran và mệt mỏi.

Một số triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Hầu hết thoát vị không gây ra triệu chứng
Hầu hết thoát vị không gây ra triệu chứng

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy liên hệ bác sĩ nếu cơn đau ở lưng và cổ của bạn lan xuống cánh tay và chân, đặc biệt nếu cơn đau đi kèm tê, ngứa ran và mệt mỏi. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của quá trình lão hóa. Khi bạn già đi, nhân đĩa đệm sẽ mất dần nước. Điều này khiến chúng trở nên cứng, dễ gãy, rạn, trượt, thậm chí chỉ với một cú xoay hoặc vươn người.

Bạn nên sử dụng kết hợp cơ lưng, cơ chân và đùi để nâng vật nặng, nếu đứng thẳng cúi người, chỉ dùng cơ lưng nâng vật nặng cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm. Trong một vài trường hợp hiếm, bạn cũng bị thoát vị nếu ngã hoặc bị va chạm mạnh vào lưng.

kết quả của quá trình lão hóa
kết quả của quá trình lão hóa

Biến chứng của thoát vị đĩa đệm

Cũng theo bác sĩ Loan, thoát vị đĩa đệm nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm:

Rối loạn đại tiểu tiện

Thoát vị đĩa đệm khiến khớp xương ở vùng cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, vì thế làm cho các dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép dẫn đến hiện tượng rối loại cơ tròn, khi đó người bệnh mắc phải chứng đại tiểu tiện không tự chủ được. Lúc đầu vùng xương cùng bị bí tiểu, rồi sau đó đái dầm và nước tiểu chảy rỉ một cách thụ động.

Ảnh hưởng tới thần kinh

Do vùng cột sống có nhiều dây thần kinh chạy dọc nên khi bị thoát vị đĩa đệm có thể làm cho dây thần kinh bị tổn thương, dẫn đến đau nhức khó chịu. Khi bệnh bước sang giai đoạn cục bộ thì các cơn đau cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn, không chỉ gây cảm giác đau ở vùng thắt lưng mà còn lan xuống tay chân, đau tăng lên khi vận động hoặc làm việc nặng,.

Gây liệt tàn phế

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm đó chính là gây tàn phế suốt đời, khi đó người bệnh sẽ mất hoàn toàn khả năng vận động và chỉ có thể nằm 1 chổ mà không thể đứng lên hoặc đi lại được… Vì vậy người bệnh cần phát hiện sớm bệnh và điều trị bệnh kịp thời để tránh gặp phải biến chứng nghiêm trọng này.

biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị
biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị

Bị teo cơ

Bệnh thoát vị đĩa đệm không chỉ gây tổn thương đến vùng cột sống mà còn có thể gây chèn ép không cho máu lưu thông đến các cơ, lâu dần mà không có cách khắc phục có thể làm cơ thiếu chất dinh dưỡng và bị teo khiến cho người bệnh mất khả năng lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc của bệnh nhân…..

Rối loạn cảm giác

Do bệnh thoát vị  làm tổn thương đến dây thần kinh nên những vùng da ở vị trí tương ứng với vùng rễ dây thần kinh thường có cảm giác nóng lạnh và mất di cảm giác tê bì chân tay.

Hội chứng đau khập khễnh cách hồi

Hội chứng này chỉ xuất hiện khi người bệnh đi được một đoạn đường thì không thể đi tiếp được, muốn đi tiếp được thì phải nghi ngơi một lúc. Hội chứng này còn được biệt là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quảng.

Nguy cơ mắc phải thoát vị đĩa đệm

Những ai thường mắc phải thoát vị đĩa đệm?

+ Nhóm người lao động vất vả, khuân vác nặng nhọc lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc bê vật không quá nặng nhưng lại thực hiện sai tư thế.

bê vật không quá nặng nhưng lại thực hiện sai tư thế
bê vật không quá nặng nhưng lại thực hiện sai tư thế

+ Người mắc bệnh lý cột sống bẩm sinh như: gai cột sống, gù vẹo cột sống, nứt đốt sống, trượt cột sống…Những bệnh lý này xuất hiện từ khi mới sinh ra đến khi trưởng thành, gây nên nhiều bất tiện trong sinh hoạt, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp khác, trong đó có thoát vị đĩa đệm.

+ Những người làm công việc đặc thù đứng hoặc ngồi nhiều, nhất là giới văn phòng, sinh viên, tài xế, thợ may, giáo viên, kiến trúc sư…Đứng hoặc ngồi quá lâu trong một tư thế lâu ngày khiến đĩa đệm bị tăng áp lực, dễ thoát ra khỏi vị trí, chèn ép rễ thần kinh tủy sống, gây đau đớn.

+ Những người có thói quen sinh hoạt không khoa học như: thường xuyên đeo túi nặng lệch một bên vai, chuyển đổi tư thế đột ngột và liên tục, khi ngủ gối đầu quá cao…

+ Người thừa cân, béo phì rất dễ bị thoát vị cột sống thắt lưng vì cột sống phải chịu nhiều áp lực do cân nặng gây ra, làm đĩa đệm nhanh bị tổn thương và thoái hóa.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm?

Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm:

Làm một số hoạt động lặp đi lặp lại liên quan đến việc cúi gập người hoặc vặn xoay người quá mức

Chơi các môn thể thao tác động mạnh

Hút thuốc

Bị bệnh béo phì: cân nặng sẽ gây áp lực lên phần đĩa đệm ở lưng dưới của bạn
Di truyền: bạn có nguy cơ mắc thoát vị nếu gia đình bạn có người mắc bệnh này.

Điều trị hiệu quả thoát vị đĩa đệm

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm?

Bác sĩ sẽ kiểm tra liệu bạn có mắc thoát vị hay không dựa trên tiền sử bệnh và khám lâm sàng.

Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang cột sống. Các trường hợp nặng có thể cần chụp cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán chính xác hơn và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Luôn luôn tuân thủ phác đồ điều trị đã được chỉ định của bác sĩ trong quá trình chữa bệnh gan
Luôn luôn tuân thủ phác đồ điều trị đã được chỉ định của bác sĩ trong quá trình chữa bệnh gan

Những phương pháp nào dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm?

Việc chữa thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Khoảng 95% người bị thoát vị thắt lưng cảm thấy khá hơn mà không cần phẫu thuật và trở lại cuộc sống bình thường trong vòng vài tuần.

Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc để giảm đau và thả lỏng cơ lưng. Bạn nên hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ. Vật lý trị liệu bao gồm các bài tập đặc biệt làm lưng khỏe hơn và giảm đau.

Khi thuốc và vật lý trị liệu không cải thiện được tình trạng bệnh, bác sĩ có thể thử chích thuốc giảm đau vào vùng bị ảnh hưởng. Đôi khi, bạn có thể cần đến phẫu thuật nếu các triệu chứng không giảm sau vài tuần điều trị. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo chữa thoát vị bằng Đông y để mau hết bệnh.

chữa thoát vị bằng Đông y để mau hết bệnh
chữa thoát vị bằng Đông y để mau hết bệnh

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho tình trạng thoát vị

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoát vị đĩa đệm?
Bạn có thể hạn chế những diễn tiến của bệnh bằng cách thực hiện những thói quen và chế độ sinh hoạt sau đây:

Chú ý lời khuyên bác sĩ về thời điểm bạn có thể làm việc và hoạt động bình thường trở lại

Hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ

Gọi bác sĩ nếu các triệu chứng nặng hơn

Gọi bác sĩ nếu bạn tê liệt ở chân, đau tê vùng bàn tọa, khó tiểu hoặc khó đại tiện và bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân.

Thoát vị đĩa đệm có nhiều mức độ, từ nhẹ chỉ gây đau mỏi lưng đến nặng hơn gây yếu liệt hoặc rối loạn cảm giác vùng chi phối thần kinh bên dưới. Việc chỉ định điều trị bảo tồn nội khoa hay phẫu thuật lấy nhân đệm tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và triệu chứng của bệnh nhân. Bạn có thể phòng tránh thoát vị từ khi còn trẻ bằng cách hạn chế khuân vác nhiều đồ nặng, mang vật nặng đúng tư thế, tập thể dục để tăng cường sức mạnh của cơ và giảm cân để giảm tải trọng lên cột sống.ư

hạn chế khuân vác nhiều đồ nặng, mang vật nặng đúng tư thế, tập thể dục để tăng cường sức mạnh
hạn chế khuân vác nhiều đồ nặng, mang vật nặng đúng tư thế, tập thể dục để tăng cường sức mạnh

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm an toàn hiệu quả mà không cần lo lắng về tác dụng phụ.

Trong những liệu pháp điều trị thoát vị đĩa đệm theo xu thế ngày nay là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên điều trị hiệu quả thoát vị mà không phải lo lắng về tác dụng phụ. Dẫn đầu xu thế hiện nay là thực phẩm bảo vệ sức khỏe hàng đầu có tác dụng điều trị thoái hóa xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ,gai cột sống, thoát vị , vôi hóa cột sống hiệu quả. Điển hình là các sản phẩm Cốt Thoái Vương của Aerophar và Kiện Khớp Tiêu Thống Collagen của học viện quân y.


Mua ngay


Mua ngay

Với thành phần sản phẩm 100% từ thiên nhiên và công nghệ chích xuất hiện đại hàng đầu thế giới để giữ lại 100% tác dụng của các tinh chất nên đạt hiệu quả cao nhất trong việc điều trị và phòng ngừa các chứng bệnh về xương khớp. 

Cột sống là khung đỡ của toàn bộ cơ thể. Theo năm tháng, do ảnh hưởng từ môi trường, chế độ ăn uống, tư thế vận động, sinh hoạt, luyện tập và chịu sức nặng cơ thể mà bị yếu đi, lão hoá và sức nâng đỡ kém. Vì vậy sử dụng sản phẩm thiên nhiên để đảm bảo sức khỏe lâu dài là sự lựa chọn hiện đại và là xu thế ngày nay.

Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút mua ngay bên dưới hoặc gọi điện thoại đến số 0966602957 để được các dược sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn miễn phí

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Bài viết cùng chuyên mục

  • Logo Avado
    Tất cả
  • Logo Avado
    Thông tin sức khỏe