Bệnh gout có nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào tốt?

Bệnh gout(gút) hay thống phong là một bệnh chuyển hóa có triệu chứng nổi bật ở các khớp. Nguyên nhân là do tích tụ nhiều axit uric trong máu. Các axit này sẽ lắng động trong khớp gây ra bệnh. Người mắc bệnh gout thường xuyên bị đau đớn và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát. Bệnh gút là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn.

Bệnh gút là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc
Bệnh gút là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc

Bệnh gout (bệnh gút, thống phong) là bệnh gì?

Bệnh gout hay còn gọi là bệnh gút, là một loại viêm khớp đột ngột gây sưng đỏ và đau ở các khớp. Bệnh xảy ra khi axit uric tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm ở khớp.

Đặc trưng của bệnh gút là những cơn đau đột ngột giữa đêm gây sưng tấy ở khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp ở chân khác (đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay). Cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường rất hiếm.

Mặc dù bệnh có thể gây khó chịu và thậm chí làm bạn bị stress và mất ngủ trong thời gian dài do đây là bệnh mãn tính, Bệnh gút vẫn có thể chữa trị được và bạn có thể phòng tránh bệnh tái phát dễ dàng.

bệnh gút, là một loại viêm khớp đột ngột gây sưng đỏ và đau ở các khớp
bệnh gút, là một loại viêm khớp đột ngột gây sưng đỏ và đau ở các khớp

Nguyên nhân gây bệnh gout là gì?

Bệnh gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong thận khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể.

Chúng sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với những bệnh nhân bị gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.

Nguyên nhân nào làm cho axit uric tăng cao trong cơ thể?

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do bạn thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm chứa purine. Purine là chất có sẵn trong cơ thể, nhưng một số thực phẩm cũng chứa nhiều chất này. Bạn càng ăn nhiều purine, bạn càng có nguy cơ cao mắc bệnh gout.

Khi mắc bệnh gout, cơn đau cấp có thể xuất hiện nếu bạn bị thương, mắc bệnh cấp tính, phẫu thuật, ăn quá nhiều thức ăn hoặc uống rượu.

mắc bệnh thống phong, cơn đau cấp có thể xuất hiện nếu bạn bị thương, mắc bệnh cấp tính
mắc bệnh thống phong, cơn đau cấp có thể xuất hiện nếu bạn bị thương, mắc bệnh cấp tính

Những ai thường mắc phải bệnh gout ( bệnh gút – thống phong)?

Tỷ lệ mắc bệnh gout là khoảng 1/200 người trưởng thành. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nam giới từ 30–50 tuổi thường mắc bệnh này nhiều hơn trong khi phụ nữ là trong giai đoạn sau mãn kinh. Bệnh ít khi xảy ra ở người trẻ và trẻ em. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng
mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout (thống phong)?

Bên cạnh nguyên nhân chính gây ra bệnh gout là ăn nhiều thực phẩm chứa purine, còn rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh, như:

Chế độ ăn quá nhiều đạm và hải sản

Tuổi tác và giới tính. Bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi

Uống nhiều bia trong thời gian dài

Béo phì

Có người nhà từng bị bệnh gút. Nếu bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh gout, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này

Mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật

Tăng cân quá mức

Tăng huyết áp

Chức năng thận bất thường

Bên cạnh nguyên nhân chính gây ra bệnh thống phong
Bên cạnh nguyên nhân chính gây ra bệnh thống phong

Sử dụng một số loại thuốc nhất định.

Một số loại thuốc bạn đang dùng có thể là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong thể, chẳng hạn như:

Aspirin. Thuốc giảm đau này sẽ làm tăng nguy cơ tích tụ axit uric nếu bạn uống thường xuyên 1–2 viên mỗi ngày

Thuốc lợi tiểu

Thuốc hóa trị liệu

Các loại thuốc có thể làm giảm hệ miễn dịch như cyclosporine.

Tiền sử mắc một số bệnh như tiểu đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, huyết áp cao.

Mất nước. Nếu thiếu nước, cơ thể khó loại bỏ axit uric qua nước tiểu, do đó làm tăng lượng axit uric trong cơ thể.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Một số loại thuốc bạn đang dùng có thể là nguyên nhân thống phong
Một số loại thuốc bạn đang dùng có thể là nguyên nhân thống phong

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh gout là gì?

Dấu hiệu bệnh gout thường xảy ra đột ngột và vào ban đêm. Trong một số trường hợp, bệnh gout không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện của bệnh gút thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính. Sau đây là các triệu chứng chính:

Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy và thường xảy ra vào sáng sớm

Cảm thấy nóng và đau nghiêm trọng ở khớp khi đụng vào

Khớp chuyển sang màu sưng đỏ

Cảm thấy vùng xung quanh khớp ấm lên.

Các triệu chứng bệnh gout thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm.

Hầu hết các biểu hiện của bệnh gout thường kéo dài vài giờ trong 1–2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.

Ngoài ra, một người bị bệnh gút từ 6–12 tháng với cường độ khác nhau mỗi ngày. Đây là một tình trạng khá nghiêm trọng, vì vậy bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Hầu hết các biểu hiện của bệnh thống phong thường kéo dài vài giờ trong 1–2 ngày
Hầu hết các biểu hiện của bệnh thống phong thường kéo dài vài giờ trong 1–2 ngày

Các giai đoạn của bệnh gout là gì?

Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1.

Ở giai đoạn này, mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh gout. Bạn có thể không bao giờ cảm nhận được các dấu hiệu của bệnh. Thông thường, người bệnh chỉ nhận thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh gút sau khi họ bị bệnh sỏi thận.

Giai đoạn 2.

Ở giai đoạn này, nồng độ axit uric lúc này rất cao, dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân. Trong giai đoạn này, bạn sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau sẽ không kéo dài. Một thời gian sau, bạn sẽ gặp các triệu chứng khác của bệnh gout với cường độ và tần suất ngày càng gia tăng.

thống phong dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân
thống phong dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân

Giai đoạn 3.

Ở giai đoạn 3 này, các triệu chứng của bệnh sẽ không biến mất và các tinh thể axit uric sẽ tấn công nhiều khớp. Đây là giai đoạn sẽ xuất hiện các khối chất nổi dưới da. Tình trạng này sẽ làm bạn bị đau nghiêm trọng hơn và có thể phá hủy sụn.

Hầu hết người bị bệnh gút chỉ mắc 1 hoặc 2 giai đoạn, rất hiếm người có bệnh tiến triển đến giai đoạn 3 do các triệu chứng bệnh gout đã được điều trị đúng cách ở giai đoạn 2.

Khi nào cần đi khám ngay?

Nếu bạn thấy đau khớp bất thình lình và dữ dội, bạn cần đi khám ngay. Mặc dù điều trị bệnh gút không quá khó khăn nhưng chẩn đoán chậm có thể làm bệnh diễn tiến nặng hơn và dẫn tới tổn thương khớp vĩnh viễn.

Ngoài ra, bạn phải đi cấp cứu ngay nếu bị sốt kèm đau và sưng tấy khớp, để loại trừ viêm khớp do nhiễm trùng.

Điều trị hiệu quả bệnh gout

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh gout (thống phong)?

Bệnh gout thường rất khó để chẩn đoán chính xác vì các triệu chứng thống phong gần giống với các bệnh khác. Bạn có mức axit uric cao không có nghĩa là đã mắc bệnh gout.

rất khó để chẩn đoán chính xác
rất khó để chẩn đoán chính xác

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán từ bệnh sử và khám lâm sàng. Ngoài ra, các bác sĩ có thể làm xét nghiệm đo nồng độ acid uric trong máu nhưng xét nghiệm này có thể không đáng tin cậy, vì không phải ai có nồng độ acid uric trong máu cao cũng bị bệnh gút. Cách chắc chắn nhất để chẩn đoán bệnh gout chọc hút dịch khớp.

Phương pháp này sử dụng kim lấy chất dịch từ khớp. Chất dịch này được kiểm tra xem liệu có chứa các tinh thể axit uric hay không. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể tiến hành một số xét nghiệm khác để

đảm bảo kết quả chẩn đoán như:

Phân tích chất lỏng hoạt dịch
Thử máu. Xét nghiệm nhằm giúp bác sĩ xác định lượng axit uric có cao hay không
Chụp X-quang khớp
Siêu âm khớp
Chụp CT.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh gout (thống phong)?

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như indomethacin và naproxen để giảm đau cho bạn khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng corticosteroid, một loại kháng viêm mạnh để điều trị.

Loại corticosteroid phổ biến nhất là thuốc prednisone. Bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng colchicine nếu NSAIDs và corticosteroid không có tác dụng. Bạn nên sử dụng thuốc càng sớm càng tốt khi cơn đau bất ngờ xảy ra. Sau khi bạn uống thuốc, cơn đau thường sẽ biến mất trong vòng 12 giờ.

Để ngăn ngừa các cơn đau nghiêm trọng tái phát trong tương lai, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc uống hằng ngày như allopurinol hoặc probenecid. Các loại thuốc này sẽ giúp làm giảm nồng độ axit uric trong máu của bạn.

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng viêm không steroid
Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng viêm không steroid

Những biến chứng của bệnh gout?

1. Sỏi thận và bệnh thận

Sỏi thận là một trong những vấn đề liên quan đến acid uric phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 1/5 người mắc bệnh gout. Cũng giống như đau khớp xảy ra khi tinh thể acid uric lắng đọng ở các khớp, sỏi thận xảy ra khi tinh thể axit uric lắng đọng trong thận và ngăn chặn đường tiết niệu. Nếu không được điều trị, sỏi thận có thể gây nhiễm trùng thận và tổn thương.

Bệnh thận , từ chức năng suy giảm sẽ dẫn đến suy thận, cũng có thể xảy ra với bệnh gout tách biệt với sỏi thận. Bệnh thận có thể dẫn đến bệnh gout – nếu tổn thương thận ngăn cản khả năng lọc axit uric của chúng – hoặc do bệnh gút – nếu tinh thể axit uric gây hại cho thận. Những người mắc bệnh thận có nguy cơ bị bệnh gout cao hơn 60% so với những người không có bệnh.

2. Tiểu đường

Bệnh tiểu đường xảy ra khi thiếu sản xuất insulin hoặc thiếu phản ứng với insulin cho phép mức đường cao trong máu. Bệnh tiểu đường không kiểm soát có thể làm tổn thương mắt, thận và dây thần kinh và các mạch máu.

Trong một nghiên cứu, phụ nữ bị bệnh Gout có nguy cơ đái tháo đường. Trên thực tế, phụ nữ mắc bệnh gout có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 71%; đối với nam giới, nguy cơ bệnh gút tăng 22%.

Nghiên cứu không giải thích cách bệnh gout có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường; Tuy nhiên, các bác sĩ nghi ngờ tình trạng viêm cấp thấp từ bệnh gout – cũng như các yếu tố nguy cơ phổ biến bao gồm cholesterol cao và huyết áp cao – có thể là nguyên nhân.

3. Ngưng thở khi ngủ

Nhưng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng
Nhưng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng

Nhưng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng bởi sự ngưng thở thường xuyên trong hơi thở, có thể kéo dài từ vài giây đến một phút hoặc lâu hơn, trong khi ngủ. Ngoài việc làm gián đoạn giấc ngủ , ngưng thở khi ngủ không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, đau tim và đột quỵ.

Các bác sĩ lưu ý rằng tạm dừng trong thời gian thở gây ra thiếu oxy, mà kích hoạt axit uric được sản xuất quá mức trong máu – nguyên nhân của bệnh gout.

4. Bệnh tim mạch

Nồng độ acid uric cao – và các ảnh hưởng tiềm tàng của nó đối với các mạch máu – có liên quan đến nguy cơ cao hơn về các vấn đề về tim mạch.

Những người bị bệnh gout có tỷ lệ mắc bệnh suy tim lâm sàng cao gấp hai đến ba lần và các biện pháp siêu âm tim của rối loạn chức năng tâm thu – khả năng suy giảm của các tâm thất của tim co lại – so với những người không bị bệnh thống phong. Tỷ lệ tử vong cao hơn ở nhóm bệnh nhân bị bệnh gút và suy tim so với những người bị suy tim nhưng không có bệnh gout.

5. Ung thư

Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

Trong một nghiên cứu năm 2015, kiểm tra dữ liệu từ hơn hai triệu cư dân của một hạt ở Thụy Điển, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng phụ nữ mắc bệnh gout có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao hơn 32% và nam giới cao hơn 13% so với những người không có bệnh gout.

Trong một nghiên cứu riêng biệt năm 2012 được công bố, các nhà nghiên cứu Đài Loan đã kiểm tra mối liên quan giữa bệnh gout và bệnh ác tính bằng cách sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu bảo hiểm y tế quốc gia của Đài Loan. Họ phát hiện bệnh gout có liên quan với tăng nguy cơ đáng kể một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Điều thú vị là phụ nữ mắc bệnh gút có nguy cơ bị ung thư vú giảm nhẹ.

Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh gout không chỉ phải chịu đựng nhiều hơn các cơn đau khớp mà còn phải chịu đựng những biến chứng nguy hiểm của bệnh gout nếu không được phát hiện và điều trị thống phong kịp thời.

Chế độ sinh hoạt hợp lý khi mắc bệnh gout

Kiêng bỏ rượu bia (3)-min
Kiêng bỏ rượu bia (3)-min

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh gout (thống phong)?
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:
Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn
Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn
Giảm cân nếu bạn đang béo phì
Tránh ăn nội tạng, nhất là gan, cá mòi và cá trống
Ngừng uống rượu
Giảm sử dụng các thức uống có cồn, đặc biệt là bia

Chế độ lối sống

Tập thể dục hằng ngày
Uống cà phê và bổ sung vitamin C (có thể có ích ở một số người)
Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purine
Có chế độ ăn ít chất béo bão hòa và các sản phẩm chứa ít chất béo
Thay thế dùng đường tinh luyện bằng đường tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc
Tránh ăn hải sản và thịt đỏ
Uống nhiều nước.

Bệnh gout nên ăn gì?

luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Đối với hầu hết các bệnh, chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến triển bệnh. Ở người mắc bệnh gout, việc có chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng của bệnh thống phong. Vậy bệnh gout nên ăn gì? Hãy cũng tham khảo một số gợi ý sau:

Thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo (dưa chuột), củ sắn, cà chua…

Nước. Bạn nên uống từ 2,5–3 lít nước mỗi ngày nếu mắc bệnh gout.

Nước khoáng không ga, có độ kiềm cao. Điều này giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận.

Không uống rượu, bia, cà phê, trà.

Thói quen sinh hoạt

Duy trì cân nặng hợp lí.

Khi được chẩn đoán bệnh gout, bạn sẽ được bác sĩ khuyên về việc thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt. Tuy thuốc allopurinol có thể giúp đào thảo bớt axit uric nhưng chế độ ăn rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tái phát đợt gút cấp. Khi nghi ngờ bản thân bị bệnh gút, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kê toa và tư vấn cụ thể.

Rất tiếc, hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi hẳn bệnh nhưng với các loại thuốc hỗ trợ và thói quen ăn uống lành mạnh, bạn hoàn toàn có khả năng khống chế bệnh và có cuộc sống sinh hoạt gần như bình thường.

Chú ý:

Việc điều trị bệnh gút bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc. Chính vì vậy, điều trị bệnh viêm đa khớp thường nghiêng về bảo tồn nhiều hơn. Các bài thuốc Đông y với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị bệnh gút đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ. Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm như Hoàng Thống Phong là một ví dụ

Giúp giảm các triệu chứng đau do gout ( thống phong) một cách rõ rệt đồng thời tăng cường chức năng gan thận của cơ thể và ngăn ngừa sự tái phát các cơn gút cấp tái phát các cơn đau.
– Dùng để hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân bị bệnh gút (gout) bằng các thành phần nguồn gốc thiên nhiên.
– Hỗ trợ giảm acid uric máu.
Có chức năng kháng viêm và kháng khuẩn tốt, ức chế và giảm nhanh các cơn đau xương khớp. Quý khách chọn nút mua ngay để đặt mua sản phẩm hoặc gọi điện đến số 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *