Bốc hỏa ở phụ nữ nguyên nhân do đâu và cách giảm nhẹ như thế nào?

Tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ tuy thường xuất hiện ở độ tuổi mãn kinh nhưng bạn cũng có thể gặp phải khi lượng hormone trong cơ thể thay đổi, có bệnh lý hay do tác dụng phụ của thuốc. Đa số trường hợp bị bốc hỏa không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu nên khiến phụ nữ dễ nổi giận.

Bốc hỏa ở phụ nữ không chỉ đơn giản là một cơn giận dữ lôi đình mà là tình trạng thay đổi hormone dẫn đến biểu hiện tâm lý bất thường. Cơn bốc hỏa ở phụ nữ là cảm giác nóng ran xuất hiện rất nhanh trong vài giây tới vài phút ở toàn cơ thể, đặc biệt là ở mặt, cổ hay thân trên.

Mặc dù đây là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ mãn kinh nhưng bạn cũng có thể gặp phải cảm giác khó chịu này bất cứ lúc nào. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng bốc hỏa là gì, có liên quan đến chứng mãn kinh sớm không và bạn phải làm gì để giảm nhẹ sự khó chịu?

Nguyên nhân gây bốc hỏa ở phụ nữ

Tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ thường xảy ra do nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi. Ví dụ như trong thời kỳ mãn kinh, cả mức estrogen và progesterone đều giảm mạnh nên có thể khiến nữ giới trong độ tuổi này thường gặp tình trạng bốc hỏa. Những thay đổi hormone tương tự cũng xảy ra trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và gây ra triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), từ đó dẫn đến cảm giác bốc hỏa.

Trong một số trường hợp, tình trạng bốc hỏa khi có kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe khác chứ không đơn thuần là bốc hỏa tiền mãn kinh. Một số vấn đề có thể khiến bạn gặp tình trạng bốc hỏa là:

Nhiễm trùng: Bao gồm các chứng nhiễm trùng nhẹ thường thấy cũng như các nhiễm trùng nghiêm trọng hơn như bệnh lao hoặc viêm nội tâm mạc.

Các bệnh về tuyến giáp: Bao gồm cường giáp, suy giáp hoặc ung thư tuyến giáp.

Bệnh HIV: Căn bệnh này khiến phụ nữ dễ gặp tình trạng bốc hỏa.

Tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ tuy thường xuất hiện ở độ tuổi mãn kinh
Tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ tuy thường xuất hiện ở độ tuổi mãn kinh

Mất cân bằng hormone:

Tình trạng testosterone thấp có thể dẫn đến Bốc hỏa ở phụ nữ.

Nghiện bia rượu: Đồ uống có cồn có thể khiến phụ nữ dễ gặp các cơn bốc hỏa.

Khối u: Phụ nữ có thể dễ gặp tình trang bốc hỏa nếu có khối u trong tuyến yên hoặc vùng dưới đồi.

Ung thư: Bị ung thư và đang phải điều trị ung thư.

Căng thẳng: Tình trạng lo lắng và căng thẳng cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bốc hỏa. Tâm trạng lo lắng, căng thẳng có thể khiến cơ thể giải phóng nhiều hormone adrenaline và dẫn tới hiện tượng adrenaline rush. Đây là tình trạng có thể khiến bạn bị đỏ da, tăng nhịp tim và tăng tiết mồ hôi.

Tác dụng phụ của thuốc: Bạn cũng có thể bị bốc hỏa vì tác dụng phụ của một số loại thuốc như nifedipine, nitroglycerin, niacin, vancomycin và calcitonin.

Nếu bạn bị bốc hỏa dù không thuộc độ tuổi mãn kinh, không có bệnh lý hay không dùng thuốc thì hãy kiểm tra xem mình có các dấu hiệu của chứng mãn kinh sớm hay không nhé.

Tình trạng bốc hỏa có thể do mãn kinh sớm?

Mặc dù các cơn Bốc hỏa ở phụ nữ có thể là một triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) bình thường đối với một số người nhưng cũng có thể là dấu hiệu mãn kinh sớm hay còn gọi là suy buồng trứng sớm (POI). Chứng này gây ra các triệu chứng mãn kinh dù bạn chưa bước vào độ tuổi mãn kinh thường thấy là 40 – 50.

Các triệu chứng khác của chứng mãn kinh sớm có thể bao gồm:

Bốc hỏa
Khô âm đạo
Khó tập trung
Đổ mồ hôi đêm
Đau khi quan hệ
Tâm trạng biến động
Kinh nguyệt không đều
Mất hứng thú với tình dục
Chứng mãn kinh sớm không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và gãy xương mà còn dẫn đến vô sinh. Nếu bạn có các triệu chứng trên và muốn có con, hãy đến bác sĩ để được tư vấn cách chữa trị sớm.

có thể là một triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt
có thể là một triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt

Cách giảm nhẹ tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ

Tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ thường không phải vấn đề sức khỏe nguy hiểm nhưng lại gây cảm giác khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống. Bạn có thể giảm nhẹ cảm giác khó chịu khi gặp tình trạng Bốc hỏa ở phụ nữ theo các cách sau.

Thay đổi chế độ ăn uống: Bạn nên cắt giảm caffeine, bia rượu, các thực phẩm cay và chocolate. Những thực phẩm và đồ uống này có thể kích hoạt các cơn Bốc hỏa ở phụ nữ và cũng khiến tình trạng này tệ hơn.

Thư giãn nhiều hơn: Bạn có thể áp dụng một số cách thư giãn tinh thần như thở sâu, tập yoga và thiền. Thói quen này sẽ giúp bạn kiểm soát tâm trạng tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Uống đủ nước: Bạn có thể uống nước mát thường xuyên trong ngày để làm dịu các cơn bốc hỏa đến bất chợt.

Tập thể dục:

Thói quen tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe và giảm tần suất cơn bốc hỏa.

Châm cứu: Bạn có thể đến bác sĩ thử liệu pháp châm cứu để giảm nhẹ cơn Bốc hỏa ở phụ nữ.

Bổ sung đậu nành: Đậu nành có chứa phytoestrogen, một chất tương tự như estrogen trong cơ thể. Vậy nên, bạn có thể bổ sung loại đậu này để cải thiện tình trạng bốc hỏa.

Mặc quần áo thoải mái: Bạn có thể chọn quần áo làm bằng các loại vải nhẹ, thoáng khí như cotton. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ nhà cửa thoáng mát để giảm bớt nhiệt độ cơ thể.

Chuẩn bị khăn lạnh: Bạn có thể để một chiếc khăn nhỏ vào tủ lạnh rồi đắp lên mặt hoặc quanh cổ khi gặp tình trạng Bốc hỏa ở phụ nữ. Bạn cũng có thể chuẩn bị một túi chườm lạnh để dùng cũng có hiệu quả tương tự.

Bỏ thuốc lá: Nếu đang hút thuốc, bạn hãy cố gắng thói quen xấu này vì thuốc lá có thể khiến tình trạng Bốc hỏa ở phụ nữ thêm nặng.

Các liệu pháp giảm bớt

Một số phương pháp điều trị y tế như liệu pháp hormone thay thế và thuốc chống trầm cảm liều thấp cũng có thể giúp trị các cơn bốc hỏa. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng các phương pháp này.

Trong một số trường hợp, tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng bạn không thể tự kiểm soát tại nhà. Bạn cần đi khám nếu tình trạng bốc hỏa đi kèm với các dấu hiệu sau:

Sốt
Khó ngủ
Thay đổi khẩu vị
Giảm cân bất ngờ
Sưng hạch bạch huyết
Phát ban không rõ nguyên nhân
Tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ gây cảm giác khó chịu nên ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Để tránh những những cơn giận lôi đình gây tổn hại cho các mối quan hệ, bạn hãy xây dựng lối sống lành mạnh và ăn uống điều độ. Nếu cơn bốc hỏa đi kèm các dấu hiệu nguy hiểm, bạn hãy đi khám sớm để kiểm tra sức khỏe nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Bài viết cùng chuyên mục

  • Logo Avado
    Tất cả
  • Logo Avado
    Chưa phân loại