Nếu không được điều trị viêm gan B và kiểm soát tốt có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan,.. Bởi vì viêm gan B thường tiến triển âm thầm, lặng lẽ với những triệu chứng rất mờ nhạt. Người bệnh đôi khi chủ quan và bỏ qua những dấu hiệu của bệnh, đến khi phát hiện thì bệnh đã tiến triển tới giai đoạn xấu hơn.
Phương pháp điều trị viêm gan B
Khi phát hiện bản thân mắc viêm gan B cần đi khám, chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt để được điều trị bệnh viêm gan b kịp thời. Thông thường có các cách điều trị bệnh gan B như sau:
Thuốc kháng virus: Điều trị chống virus là hướng chính yếu trong điều trị bệnh viêm gan B mạn tính, các thuốc có α interferon, β interferon, γ interferon, vidarabi, ribavirin, acid polyinosinic-polycytidylic…
Thuốc điều tiết miễn dịch: Thuốc tăng cường miễn dịch đặc thù có thể chọn dùng acid immune ribonucleic tính chống virus viêm gan B đặc thù; thuốc tăng cường miễn dịch tính phi miễn dịch có thể chọn coenzyme, polysaccharid ganoderma, polysaccharid nấm hương, polysaccharid polupor theem vaccin gan B, dịch sơn đậu căn… Những thuốc này đều là chất thay thế của thuốc chống virus, thông qua nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể để đạt đến mục đích thanh trừ virus.
Thuốc ức chế miễn dịch có thể chọn dùng adrenalin, azathioprin, penicillamin, hydrochlorid… thích hợp dùng cho viêm gan mạn tính hoạt động có biểu hiện tự thân miễn dịch rõ, không được dùng cho viêm gan mạn tính tính kéo dài.
Hoặc sử dụng liệu pháp
Liệu pháp truyền ngược tự thân: khuyến khích cơ thể sản sinh tế bào có tính sát thương, lợi dụng chức năng tự miễn dịch của cơ thể tấn công và tiêu diệt virus viêm gan, tránh được tình trạng bệnh tái phát lại sau khi ngừng dùng thuốc kháng virus của phương pháp chữa bệnh truyền thống. Liệu pháp này còn giúp tăng hệ miễn dịch của cơ thể, kích hoạt các bạch cầu đa nhân trung tính của cơ thể, chống khối u và bảo vệ gan hiệu quả. Đặc biệt, do không phải sử dụng thuốc nên liệu pháp truyền ngược tự thân cực kỳ thân thiện với cơ thể người bệnh gan B, không gây ra các tác dụng phụ như các liệu pháp thông thường.
Điều trị viêm gan b bằng thuốc nam
Khi mắc bệnh viêm gan b, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc nam kết hợp với phác đồ điều trị viêm gan b của các bác sĩ chuyên khoa như:
Cà gai leo: Trong cây cà gai leo có một số thành phần có công dụng hồi phục các mô gan bị hư hại, góp phần làm hạ men gan – nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm gan, tuy nhiên trong cà gai leo cũng có một số thành phần có thể gây tác dụng phụ bất lợi cho người bệnh. Cà gai leo cũng có thể khắc phục một số tình trạng của bệnh viêm gan b như: chán ăn, ăn uống không ngon, vàng da, vàng mắt,…
Diệp hạ châu: Hay còn gọi là cây chó đẻ, thảo dược này không còn xa lạ gì, mọi người vẫn thường dùng cây này làm nước uống để giải khát, giải nhiệt trong mùa hè oi bức. Diệp hạ châu được cho là có tác dụng chữa bệnh gan: giải độc gan, tiêu giảm các triệu chứng viêm gan B, lợi cho thận nên rất hay xuất hiện trong các bài thuốc đông y. Bên cạnh đó người bệnh cần chú ý cây có tính hàn, vị đắng nhiều khi gây tác dụng phụ nếu người bệnh không hợp thuốc.
Kế sữa điều trị viêm gan B (tên khoa học: Silybum marianum),
còn được gọi là kế thánh, kế đức mẹ, cúc gai là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Kế sữa được sử dụng lâu đời trong dân gian để chữa bệnh vàng da, ngộ độc rượu. Trong vòng hơn 50 năm qua, các nhà khoa học đã thành công trong việc xác định các hoạt chất có trong cây kế sữa, đáng chú ý nhất là một thành phần hoạt chất được gọi là silymarin. Cho tới nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh Silymarin giúp bảo vệ gan và hỗ trợ chức năng gan trong điều trị bệnh viêm gan b là do có 4 tác dụng đã được chứng minh (theo Clin Drug Invest 2002:22(1):51-65).
Tại sao nên điều trị viêm gan B bằng cây kế sữa ?
Trong thực tế thì hiệu quả của cây kế sữa đối với bệnh viêm gan không chỉ được các thành thuốc dân gian mà được rất nhiều nhà khoa học công nhận. Theo nghiên cứu thì trong thành phần của cây kế sữa có chứa: hoạt chất silymarin, silibinin, polyphenol flavonodi, silidianin, isosilibinin…
Những hoạt chất đó có thể có tác động tích cực đến việc điều trị bệnh viêm gan như sau:
Có khả năng vô hiệu hóa hoạt động của các gốc tự do lipoperoxid có khả năng cải thiện tình trạng gan bị viêm, giúp điều trị những tổn thương trên bề mặt của gan.
Thành phần silymarin có khả năng bảo vệ hoạt động của gan, đặc biệt là dưới tác động của bia rượu.
Có cơ chế ngăn chặn sự hình thành collagen, nhờ đó mà giảm được tình trạng xơ hóa gan hiệu quả hơn.
Việc dùng cây kế sữa để chữa viêm gan không chỉ có tác dụng tốt mà còn khá an toàn, do sử dụng nguyên liệu từ tự nhiên. Cây này cũng khá dễ kiếm nên giúp chúng ta tiết kiệm khá đáng kể chi phí điều trị. Quả thật, đây là cách điều trị bệnh viêm gan b hiệu quả có nhiều ưu điểm vượt trội mà chúng ta không nên bỏ qua.
Cách phòng ngừa viêm gan B
Khi điều trị thuốc kháng vi rút viêm gan B, điều quan trọng nhất là bệnh nhân cần tuân thủ điều trị, uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng, và cần tuyệt đối bỏ rượu, bia. Với các trường hợp bà mẹ nhiễm viêm gan B khi mang thai, trong 3 tháng cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ virus viêm gan B của bà mẹ để có chỉ định dùng thuốc kháng virus nhằm giảm khả năng lây truyền cho con. Các trường hợp mẹ đã nhiễm HBV, sau sinh em bé cần được tiêm huyết thanh và vaccine viêm gan B sớm trong 24h.
Khi mắc bệnh, cần tăng cường đề kháng của cơ thể bằng cách nghỉ ngơi, ăn các loại thực phẩm có lợi cho gan, hạn chế uống rượu, bia. Cẩn trọng với các loại thuốc tây y có thể gây hại cho gan, vì vậy quá trình điều trị bệnh viêm gan b cần phải có phác đồ của bác sĩ .
Theo CDC (https://www.cdc.gov/vaccines/hcp/vis/vis-statements/hep-b.html), trẻ sơ sinh nên tiêm vắc-xin viêm gan B liều đầu tiên sau khi sinh (càng sớm càng tốt, tốt hơn là trong vòng 24 giờ) và thường sẽ hoàn thành chuỗi tiêm ngừa lúc 6 tháng tuổi. Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 19 tuổi chưa được tiêm vắc-xin cũng nên được tiêm phòng. Vắc-xin viêm gan B cũng được khuyến cáo cho một số người lớn chưa được tiêm chủng.
Tiêm vắc xin phòng ngừa
Do chưa thể loại trừ triệt để được virus viêm gan B ra khỏi cơ thể nên việc phòng ngừa nhiễm virus là rất quan trọng. Bởi vậy, tiêm vắc xin phòng viêm gan B được coi là phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Cần tiêm vắc xin đầu tiên càng sớm càng tốt sau khi sinh (trong vòng 24 giờ đầu), tiếp theo là liều thứ 2, thứ 3 với khoảng thời gian cách nhau tối thiểu là 4 tuần, và tiêm vắc xin nhắc lại sau 1 năm, 5 năm.
Bên cạnh đó nên phòng bệnh bằng cách sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm. Nên đi khám sức khỏe định kỳ để chắc chắn không bị nhiễm bệnh. Tuyệt đối không dùng chung bơm kim tiêm. Không tiếp xúc trực tiếp với máu, các vết thương hở, chất dịch của người khác nếu không sử dụng dụng cụ bảo vệ. Không xăm hình, làm răng, châm cứu, xăm mắt, xăm môi… tại những cơ sở không uy tín, an toàn. Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác như: Bàn chải đánh răng, dao cạo râu…