3 Bài thuốc chữa vảy nến hiệu quả từ thuốc nam nhiều người đã khỏi.

Bài thuốc chữa vảy nến rất được quan tâm vì vẩy nến là chứng bệnh rất hay gặp, với biểu hiện vùng da nổi đỏ sần sùi có nhiều vảy trắng hay ngứa gãi, có khi sưng đau phát nóng sốt rất khó chịu.
Theo Y học cổ truyền, vảy nến phần nhiều do huyết nhiệt ứ kết bì phu, bệnh liên quan đến tạng can tạng phế “phế chủ bì phu” và “gan chủ về huyết dịch”.

Bài thuốc chữa vảy nến

Người bệnh da khô sần do phế nhiệt táo; ngoài da mụn nhọt, lở ngứa sưng đỏ đau thường do huyết nhiệt. Phép trị nên thanh huyết, mát gan, nhuận phế, trừ phong, thông kinh mạch tăng cường khí huyết nuôi dưỡng tới bì phu. Sau đây là một số Bài thuốc chữa vảy nến theo 4 thể thường gặp:

Thể do phong nhiệt: thường vùng da vảy nến sắc hồng đỏ có vảy khô, mùa hè bệnh tăng… Phép trị: lương huyết, thanh nhiệt. Dùng bài Ngưu bàng giải cơ thang gia giảm: ngưu bàng tử, kinh giới, liên kiều, chi tử, đơn bì, thạch hộc, huyền sâm, hạ khô thảo, cát căn mỗi vị 12-14g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: sơ phong, thanh nhiệt, tiêu thủng. Trị vảy nến do gan huyết nhiệt vẩy nến hay phát ở vùng trên đầu mặt.

Sinh địa
Sinh địa

Bài thuốc chữa vảy nến Tổn thương vảy nến vùng đầu mặt.

Thể do huyết hư táo: vùng da vảy nến khô hồng nhợt, vết ngứa lõm, bệnh kéo dài, bệnh tăng mùa khô hanh. Phép trị: dưỡng huyết, trừ phong, nhuận táo. Dùng Bài thuốc chữa vảy nến Tứ vật tiêu phong ẩm II gia giảm: sinh địa 16g, đương quy 14g, xuyên khung 12g, xích thược 16g, phòng phong 10g, kinh giới 10g, độc hoạt 10g, sài hồ 12g, bạc hà 12g, thuyền thoái 10g, bạch tiên bì 14g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: trị huyết hư, phong nhiệt ngoài da lông khô, mụn nhọt, lao thương, cảm phong. Dùng thích hợp chứng vảy nến do huyết hư phế táo.

Thể do nhiệt độc thịnh: vùng da vảy nến đỏ thâm, có khi sưng phù, cảm giác nóng rát đau phát sốt. Phép trị: lương huyết, thanh nhiệt, tiêu độc. Dùng bài Ngân hoa giải độc thang gia giảm: kim ngân hoa 18g, liên kiều 14g, bồ công anh 16g, hạ khô thảo 14g, xích thược 14g, hoàng liên 10g, ngưu giác 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc tả hỏa, lương huyết.

Bài thuốc chữa vảy nến Trị mụn nhọt, vảy nến, trứng cá, do nhiệt độc.

Bài thuốc chữa vảy nến thể do huyết ứ thấp nhiệt: vảy nến da dày cộm, có khi mụn mủ ngứa gãi chảy nước… Phép trị: hoạt huyết hóa ứ, thanh thấp nhiệt.

Bài thuốc chữa vảy nến Tứ vật đào hồng gia giảm: sinh địa 20g, đương quy 14g, xuyên khung 14g, xích thược 14g, đào nhân 12g, hồng hoa 10g, ngưu tất 12g, thổ phục linh 12g, ý dĩ 14g, thương truật 12g, hoàng bá 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: bổ huyết hoạt huyết thanh thấp nhiệt. Trị vảy nến do thấp nhiệt, phát nhiều ở chân.

Lưu ý: vảy nến có nhiều nguyên nhân, do đó điều trị cần hỏi kỹ các yếu tố gây bệnh hoặc làm bệnh tăng, lựa chọn bài thuốc phù hợp thể chứng mỗi người.

Vảy nến thường phải chữa trị nhiều ngày mới thấy hiệu quả, có người rất khó khỏi hẳn. Phòng tái phát nên ăn uống bổ mát thanh đạm, tăng cường rau trái cây tươi, uống nhiều nước, bỏ hút thuốc lá, hạn chế ăn vị cay nóng mặn quá. Thay đổi nơi làm việc nắng nóng bụi bẩn, tránh căng thẳng thần kinh thì bệnh sẽ giảm rõ rệt.

Các cây thuốc đặc trị vảy nến

1. Cây thổ phục linh (củ khúc khắc)

Bộ phận dùng làm thuốc của cây là củ. Củ khúc khắc ngoài tác dụng điều trị xương khớp nó còn được dùng để điều trị bệnh vẩy nến. Năm 1961 Khoa da liễu bệnh viên quân y 108 sử dụng củ khúc khắc kết hợp với cây cải trời sắc uống làm bài thuốc chữa vảy nến khá hiệu quả.

Cách dùng như sau:

a) Thuốc sắc

Cây cải trời: 100g

Củ khúc khắc (thổ phục linh): 80g

Cả 2 vị sắc với 1 lít nước sắc cạn còn khoảng 300-400ml chia uống trong ngày.

b) Thuốc uống : Bệnh nhân được cho dùng thêm philatop.

c. Thuốc bôi: Bệnh nhân bôi thêm các loại thuốc mỡ sau: Salixylic 5%, crizophanic 5%, dầu Cađơ (Huile Cade) 10%, mỡ Saburô (Sabouraud).

Kết quả điều trị:

Quá trình điều trị thử nghiệm của bệnh viện có tới 90% bệnh nhân đã khỏi bệnh sau 60 đến 90 ngày điều trị. Chỉ có 1 trường hợp điều trị dở dang.

2. Cây sâm đại hành

Sâm đại hành hay (cây tỏi đỏ) là vị thuốc bổ được dùng nhiều trong y học cổ truyền làm thuốc bổ máu, chống viêm, kháng khuẩn và đặc biệt nó còn là một Bài thuốc chữa vảy nến.

Sâm đại hành hay (cây tỏi đỏ)
Sâm đại hành hay (cây tỏi đỏ)


Cách dùng sâm đại hành làm bài thuốc chữa vảy nến: (Cách này được áp dụng theo kinh nghiệm của Khoa da liễu bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội): Lấy 15-20g sâm đại hành khô sắc nước uống hàng ngày.

Ngoài ra dùng nước sắc sâm đại hành lau rửa vùng ngứa và kết hợp bôi thuốc mỡ Salixylic 5%, crizophanic 5%. Sử dụng liên tục trong thời gian 2 tháng là có hiệu quả.

3. Cây lu lu đực

Cây lu lu đực mọc hoang rất nhiều ở nước ta. Lu lu là cây thuốc nam có tác dụng điều trị bệnh ngoài da, mẩm ngứa mụn nhọt, kể cả bệnh vẩy nến. Theo kinh nghiệm dân gian, để bài thuốc chữa vảy nến ta chỉ cần lấy cây lu lu đun nước để rửa vào những vùng da có vẩy nến. Kiên trì dùng trong thời gian 3 tháng là có kết quả.

4. Cây khổ sâm

Lá khổ sâm vị đắng, có tác dụng điều trị viêm nhiễm đường tiêu hóa, ngoài ra lá khổ sâm còn dùng đun nước tắm để điều trị bệnh ngoài da. Y học cổ truyền cho rằng lá khổ sâm khi sắc chung với các vị thuốc như: Kim ngân hoa, ké đầu ngựa … có thể điều trị được bệnh vẩy nến.

Bài thuốc chữa vảy nến dùng lá khổ sâm điều trị vẩy nến: Khổ sâm 15g, Huyền sâm 15g, Kim ngân 15g, Sinh địa 15g, quả Ké 10g, sắc với 1 lít nước, sắc cạn còn 500ml chia làm 3 lần uống trong ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *