Viễn chí là thảo dược gì? Công dụng dược lý và cách sử dụng hiệu quả?

Viễn chí còn gọi là tiểu thảo, có tên khoa học là Polygala sp. Thuộc họ Viễn chí Potygaiaceae. Viễn chí là rễ khô phơi của cây tiểu thảo lá nhỏ.

Tên viễn chí là do người xưa cho rằng uống vị thuốc này giúp cho ta có trí nhớ tốt hơn.

Đặc điểm cây viễn chí

Cây Viễn chí là cây thuốc quý. Cây có đặc điểm sau:

Cây thảo, cao 10 – 20cm. Cành có ngay từ gốc.

Cành nhỏ hình sợi mọc lan ra, trên có lông mịn.

Lá mọc so le, nhiều dạng: lá phía dưới hình bầu dục, rộng 4 – 5mm.

Lá phía trên hình dải, đầu nhọn, dài 20mm, rộng 3 – 5mm, mép lá cuốn xuống mặt dưới.

Hoa mọc thành chùm gầy, ngắn. Hoa xanh nhạt ở dưới, trắng ở giữa, tím ở đỉnh.

Quả nang, nhẵn, hình bầu dục.

Cây này mọc hoang ở Bắc Thái, Thanh Hóa, Nam Hà.

Viễn chí hình ống dài, cong, dài 3 – 13cm, đường kính 0,3 – 1cm. Vỏ ngoài mầu vàng tro, toàn thể có đường nhăn ngang và vân nứt tương đối dầy và lõm sâu hoặc có vân dọc nhỏ và vết rễ nhánh như cái máng nhỏ. Giòn, dễ bẻ gẫy, mặt cắt ngang mầu trắng vàng, ở giữa rỗng. Hơi có mùi, vị đắng, hơi cay, nhai có cảm giác tê cuống họng.

Viễn chí Potygaiaceae
Viễn chí Potygaiaceae

Viễn chí mọc ở đâu?

Cây này mọc nhiều ở miền Trung (Nghệ Tĩnh). Vị Viễn chí ta còn nhập nội. Nó là rễ phơi khô của cây tiểu thảo Polygala sibirica L., hoặc của cây viễn chí Polygala tenuifolia Willd. Ở Việt Nam có nhiều loài Potygaiaceae như Polygala japonica Houtt., Polygala sibirica L… nhưng chúng chưa được khai thác.

Tác dụng của viễn chí

Năm 1953, ba nhà nghiên cứu Trung Quốc thử nghiệm thấy: Cao lỏng Viễn chí làm tăng sự co bóp của tử cung trên chuột được thí nghiệm.
Trước đó, Năm 1952, tạp trí Trung Hoa y dược công nhận: tiểu thảo có tác dụng trừ đờm rất tốt.

Tác dụng rễ tiểu thảo theo Đông y

Theo Đông y, Cây Viễn chí có tác dụng tiêu ung thũng, tán uất hoá đờm, ích trí, an thần, rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt có tác dụng:

Điều trị chứng hay quên, làm tinh thần luôn tỉnh táo, minh mẫn

Định tâm trí, điều trị chứng hồi hộp

Điều trị chứng di tinh, mộng tinh

Kiện tráng dương đạo

Điều trị ho, nhiều đờm

Đối tượng sử dụng

Người thường xuyên hồi hộp, tâm trí không vững

Người già hay quên, người làm việc trí óc quá sức dẫn tới tổn hao trí lực ….

Người mắc chứng di tinh, mộng tinh

Người suy giảm chức năng sinh lý

Người mắc chứng ho, viêm phế quản,viêm họng lâu ngày

Tác dụng của rễ tiểu thảo theo nghiên cứu

Cây Viễn chí có tác dụng hóa đờm rõ, thành phần hóa đờm chủ yếu là do các chất của rễ. Ngoài ra, tiểu thảo còn chứa các hoạt chất:
Toàn bộ Cây Potygaiaceae gây ngủ và chống co giật.

Chất Senegi có tác dụng tán huyết, phần vỏ mạnh hơn phần gỗ. Tiểu thảo có tác dụng hạ huyết áp.

Cồn chiết xuất từ tiểu thảo có tác dụng ức chế vi khuẩn gram dương, trực khuẩn lỵ, thương hàn và trực khuẩn lao ở người.

Saponin tiểu thảo kích thích dạ dày gây buồn nôn vì thế không nên dùng đối với những bệnh nhân viêm loét dạ dày.

Trên súc vật thực nghiệm, thuốc cho uống hoặc chích tĩnh mạch đều có tác dụng kích thích tử cung có thai hay không đều như nhau.

Cây tiểu thảo
Cây tiểu thảo

Cách dùng viễn chí chữa bệnh

Ngâm rượu tiểu thảo

Rượu gạo : ………… 10 lít

Tiểu thảo: …………… 0.3kg

Kỷ tử: ………………. 0.3kg

Dâm dương hoắc: 0.5kg

Bạch tật lê: ………… 1kg

Các vị trên ngâm với 10 lít rượu trong thời gian 1 tháng là có thể dùng được. Ngày dùng 2 – 3 ly nhỏ.

Cách sắc nước tiểu thảo

Cách dùng: tiểu thảo 4g, cam thảo 6g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.

Lưu ý: Những người thực hoả không dùng được.

Cách dùng tiểu thảo điều trị ho có đờm

Liều dùng rễ tiểu thảo:

Ngày uống 2 – 5g dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng.

Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 – 5ml, hoặc có thể dùng cao lỏng. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 0,5 – 2ml.

Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Bài viết cùng chuyên mục

  • Logo Avado
    Tất cả
  • Logo Avado
    Chưa phân loại