Viêm thanh quản nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

Viêm thanh quản thường là hậu quả của việc cảm lạnh do virus ở đường hô hấp trên. Thông thường, người bệnh sẽ bị sốt, chảy mũi, ho khan hoặc ho đàm, đau họng và cuối cùng là khàn tiếng. Tình trạng bệnh cấp tính như mô tả ở trên có thể tự hết sau 5–7 ngày với sự hỗ trợ của thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm và hạn chế nói.

Tìm hiểu chung

Viêm thanh quản là bệnh gì?

Bệnh viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị sưng dẫn đến khản hoặc mất giọng. Dây thanh âm là những nếp gấp trong niêm mạc thanh quản. Khi chúng bị sưng, âm thanh hình thành do không khí đi qua dây thanh âm bị biến dạng khiến cho giọng người bệnh nghe khàn khàn.

Bệnh thường hết trong 2 đến 3 tuần nhưng khi bệnh kéo dài lâu hơn thì sẽ được chẩn đoán là bệnh viêm thanh quản mãn tính. Viêm thanh quản mãn tính tốn nhiều thời gian để bình phục hơn và điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Triệu chứng thường gặp

Viêm thanh quản thường là hậu quả của việc cảm lạnh do virus
Viêm thanh quản thường là hậu quả của việc cảm lạnh do virus

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm thanh quản là gì?

Triệu chứng chủ yếu của viêm thanh quản là giọng nói sẽ trở nên trầm, khàn hoặc mất giọng. Các triệu chứng khác bao gồm:

Sốt;

Ho khan;

Đau họng;

Ngứa cổ;

Nghẹt mũi;

Sưng hạch bạch huyết ở họng, cổ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi thấy những triệu chứng nào thì cần phải đi khám ngay?

Viêm thanh quản thường không nghiêm trọng, bạn có thể xử lý các trường hợp của viêm thanh quản cấp tính với các bước tự chăm sóc, ví dụ như nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Tuy nhiêm bạn nên hẹn gặp bác sĩ nếu triệu chứng viêm thanh quản kéo dài hơn hai tuần.

Ngoài ra bạn cần được hỗ trợ ý tế ngay nếu có các triệu chứng sau:

Khó thở;

Ho ra máu;

Sốt không thuyên giảm;

Đau họng ngày càng tăng;

Khó nuốt.

Nguyên nhân thường gặp

Nguyên nhân gây ra viêm thanh quản là gì?

Nguyên nhân thông thường nhất là cảm lạnh, cảm cúm do nhiễm virus hoặc dùng giọng nói quá nhiều (hát hoặc hò hét). Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác bao gồm:

Dị ứng;

Nhiễm khuẩn;

Viêm phế quản;

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD);

Chấn thương;

Chất kích thích, hóa chất;

Viêm phổi;

Viêm đường hô hấp trên do virus.

Một số dạng viêm thanh quản ở trẻ em có thể dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong, bao gồm: bệnh Croup và viêm nắp thanh quản.

Nguy cơ mắc phải

Những ai dễ mắc bệnh?

Viêm thanh quản là một bệnh khá phổ biến. Bệnh thường xuất hiện ở những người có công việc phải nói, hát nhiều và to, những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc hoặc uống rượu quá mức. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm thanh quản bao gồm:

Bị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh, viêm phế quản, viêm xoang;

Tiếp xúc với các chất kích thích, chẳng hạn như khói thuốc lá, uống rượu quá mức, axit dạ dày hoặc các hóa chất tại nơi làm việc;
Sử dụng giọng nói của bạn quá nhiều, nói quá to, la hét hoặc hát nhiều.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Tác hại viêm thanh quản

Viêm thanh quản thường xảy ra ở những người do tính chất công việc hay phải nói nhiều, nói lớn, nói liên tục khiến kích ứng dây thanh quá mức, dẫn đến tổn thương dây thanh (giáo viên, MC, ca sĩ, tư vấn bán hàng, doanh nhân,…). Bên cạnh đó, những người phải làm việc lâu dài trong môi trường ô nhiễm, hít phải hóa chất hay bị nhiễm cúm cũng khiến dây thanh bị viêm nhiễm.

Yếu tố thuận lợi để phát bệnh là nhiệt độ thay đổi từ nóng sang lạnh, thời tiết chuyển mùa… Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh sẽ tái phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mạn tính, thậm chí gặp những biến chứng như hạt xơ thanh quản, polyp dây thanh…

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

xảy ra ở những người do tính chất công việc hay phải nói nhiều
xảy ra ở những người do tính chất công việc hay phải nói nhiều

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm thanh quản?

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng để kiểm tra xem khàn tiếng có phải do nhiễm trùng đường hô hấp hay không. Những bệnh nhân bị khàn tiếng kéo dài hơn một tháng (đặc biệt là những người hút thuốc) sẽ cần phải gặp bác sĩ tai, mũi, họng để kiểm tra cổ họng và đường hô hấp trên. Bác sĩ có thể tiến hành nội soi thanh quản hoặc sinh thiết để có kết quả chẩn đoán rõ ràng hơn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm thanh quản?

Đối với trường hợp bệnh nhẹ bạn có thể dùng các loại thuốc không chứa aspirin như acetaminophen, ngoài ra còn có thể dùng siro ho, thuốc giảm đau để làm giảm triệu chứng. Bạn cũng nên nghỉ ngơi bằng cách nói nhỏ hoặc viết ra giấy thay vì nói bình thường. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh.

Nếu nguyên nhân gây ra viêm thanh quản là do khối u, bác sĩ có thể sẽ thực hiện cắt bỏ khối u đi.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh?

Những việc nên làm giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh:

Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;

Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
Dùng máy làm ẩm hoặc thở trong hơi nước ấm;

Uống nhiều nước. Chất lỏng ấm như súp gà là tốt nhất;

Gọi cho bác sĩ nếu bạn sốt cao hoặc khó thở; hoặc các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần;

Để cho giọng nói của bạn nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.

Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm thanh quản cấp là nhiễm siêu vi đường hô hấp trên. Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây viêm thanh quản mạn tính cũng thường gặp là u hạt thanh quản, trào ngược dạ dày thực quản hoặc các nghề nghiệp đặc trưng phải sử dụng giọng nói nhiều như giáo viên, ca sĩ… Nhưng cho dù bệnh gây ra do bất cứ nguyên nhân nào, bạn cũng nên hạn chế nói và đi khám bác sĩ tai mũi họng ngay khi bệnh không thuyên giảm sau 1–2 tuần.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Lưu ý:

Việc điều trị viêm thanh quản bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng do tác dụng phụ của thuốc. Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.

Các bài thuốc Đông y với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị viêm thanh quản đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ.

Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh.

Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm từ những thương hiệu nổi tiếng trong nước.

Một số sản phẩm như sau:

Thông bổ khí

Đây là sản phẩm nổi tiếng dẫn đầu trên thị trường về điều trị khàn tiếng mất tiếng.

Thông bổ khí điều trị viêm thanh quản viêm họng hạt khản tiếng. Sản phẩm Thông Bổ Khí có tác dụng hạn chế và ngăn ngừa các triệu chứng liên quan đến bệnh viêm đường hô hấp trên mạn tính như: viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng….
Có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản, làm trong sáng giọng nói. Thông Bổ Khí hỗ trợ ngăn chặn các dấu hiệu của bệnh viêm amidan, cảm cúm.


Mua ngay

Quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới hoặc nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *