Viêm amidan là tình trạng viêm và sưng amidan to, thường xảy ra do nhiễm trùng. Bệnh này có thể để lại nhiều biến chứng và di chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi mắc bệnh, bạn không nên xem nhẹ và hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để khám.
Những dấu hiệu và triệu chứng viêm amidan là gì?
Những dấu hiệu viêm amidan thường gặp bao gồm:
Đau họng
Nuốt khó hoặc đau khi nuốt
Giọng nói bị khàn
Ho
Hơi thở có mùi hôi
Sốt
Ăn không ngon
Nhức đầu
Cứng cổ
Hàm và cổ đau do hạch bạch huyết sưng lên
Amidan có màu đỏ và sưng lên, có đốm mủ trắng hay vàng
Khó mở miệng
Mệt mỏi.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:
Sốt cao hơn 39,5°C
Yếu cơ
Cứng cổ
Đau họng và khó nuốt
Khó mở miệng
Khó thở.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây ra viêm amidan là gì?
Nguyên nhân gây viêm amidan gồm có:
Nhiễm khuẩn (ví dụ như streptococcus)
Nhiễm virus như Epstein-Barr, herpes, cúm, enterovirus, đây là các tác nhân thường gặp nhất gây viêm.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh viêm amidan?
Bệnh này khá phổ biến vì ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi năm. Mặc dù viêm amidan gây khó chịu và không thoải mái cho người bệnh nhưng hiếm khi gây ra những vấn đề lớn cho sức khỏe. Viêm amiđan có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu gặp ở trẻ em từ độ tuổi mẫu giáo cho đến khi gần trưởng thành. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm amidan?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
Tuổi tác. Viêm amidan do vi khuẩn phổ biến nhất ở trẻ em trong độ tuổi 5–15.
Tiếp xúc với vi sinh vật. Trẻ em tuổi đi học thường tiếp xúc rất nhiều với các bạn học, khiến các em dễ phơi nhiễm với các loại virus và vi khuẩn.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm amidan
Về bản chất của bệnh viêm amidan, chứng bệnh này không hoàn toàn là một bệnh lý gây nguy hiểm cho người bệnh. Thậm chí có những trường hợp bệnh nhân cũng có thể tự khỏi mà không cần áp dụng các biện pháp điều trị. Những triệu chứng của bệnh khi khởi phát thường chỉ mang đến những phiền phức khó chịu trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta được phép lơ là với biến chứng viêm amidan này. Bởi nếu như không có biện pháp điều trị kịp thời. Viêm amidan lại hoàn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể đó là:
Gây biến chứng tại chỗ: Viêm amidan có thể bị áp xe, viêm tấy.
Gây các biến chứng gần: Gây viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa…
Gây biến chứng xa: Gây viêm khớp, viêm thận, viêm màng tim…
Ngoài ra, viêm amidan cũng có thể gây nên những hệ quả đáng tiếc như cơ thể chậm phát triển, cơ thể mệt mỏi, uể oải, chán ăn, dễ sinh cáu gắt, nóng giận vô cớ…
Không cứ viêm amidan là phải cắt
Không ít trường hợp thấy con bị viêm amidan vài lần là cha mẹ đến bác sĩ đòi cắt để khỏi bị viêm. Quan niệm này sai lầm hoàn toàn. Thực tế, chỉ định cắt amidan là rất hạn chế sau khi các bác sĩ khám phá ra các lợi ích của amidan đối với cơ thể trẻ em. Số các cháu viêm nhẹ rất nhiều và không cần thiết phải cắt. Chỉ các em bị viêm nhiễm nhiều, amidan hoàn toàn không còn lợi ích cho cơ thể, mới nghĩ đến cắt bỏ. Khi bị viêm amidan người bệnh cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng cách hoặc chỉ định cắt amiđan nếu cần thiết.
Lưu ý:
Cắt amidan có thể gây biến chứng tử vong do nhiều nguyên nhân: gây mê, cắt không đúng kỹ thuật (cắt chạm mạch máu gây chảy máu, không cầm được), bệnh nhân có rối loạn đông máu. Chính vì vậy mà trước khi cắt, bệnh nhân phải được làm các xét nghiệm rất kỹ về các chức năng gan, thận và đông máu để tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra. Nếu có chỉ định, bệnh nhân nên phẫu thuật tại các bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng, không nên đến phẫu thuật ở phòng mạch tư, rất dễ gặp sự cố.
Sau phẫu thuật phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng. Sau cắt amidan từ 7-10 ngày nếu có chảy máu, cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và xử trí kịp thời. Trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 45 tuổi nên hạn chế cắt amiđan, bởi trẻ dưới 5 tuổi cắt amidan có thể ảnh hưởng khả năng miễn dịch, còn người trên 45 tuổi cắt amidan dễ bị chảy máu do amidan xơ dính hoặc có các bệnh khác kèm theo như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường…
Chỉ cắt amidan trong những trường hợp sau:
Viêm amidan nhiều đợt cấp, từ 5-6 lần trong một năm. Viêm amidan gây nên những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.
Trường hợp amidan có kích thước quá to, gây cản trở ăn uống, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ hoặc nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh… thì cũng nên cắt.
Ngoài ra, amidan còn được chỉ định cắt khi có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng hoặc nghi ngờ ác tính.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm amidan?
Bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm nhanh để tìm liên cầu khuẩn streptococcus hay nuôi cấy bệnh phẩm lấy ở họng sau khi quết nhẹ nhàng thành họng sau. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể xét nghiệm máu nhưng phương pháp này hiếm khi được sử dụng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm amidan?
Những trường hợp nhẹ của viêm amidan không nhất thiết phải can thiệp y khoa. Tuy nhiên, nếu bệnh tình nghiêm trọng, bạn cần phải áp dụng cách chữa viêm sau đây:
Thuốc kháng sinh. Bác sĩ sẽ kê đơn nếu viêm amidan là do vi khuẩn. Các triệu chứng có khả năng sẽ cải thiện trong vòng một vài ngày sử dụng thuốc kháng sinh, điều quan trọng là bạn phải tuân thủ đầy đủ liều lượng kháng sinh và số ngày sử dụng để ngăn chặn tái phát cũng như tình trạng kháng thuốc.
Phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt amidan bị nhiễm trùng trong trường bị viêm mãn tính, tái phát lại hoặc không đáp ứng với lối điều trị khác và gây ra các biến chứng.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm amidan?
điều trị viêm amidan
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Uống nhiều nước
Nghỉ ngơi nhiều
Súc miệng bằng nước muối ấm vài lần mỗi ngày
Ngậm thuốc dịu họng
Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí trong nhà
Tránh xa khói thuốc lá.
Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.
Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị bệnh viêm Amidan đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ.
Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh.
Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm từ những thương hiệu nổi tiếng trong nước.
Một số sản phẩm như sau:
Thông bổ khí
Đây là sản phẩm nổi tiếng dẫn đầu trên thị trường về điều trị viêm Amidan.
Thông bổ khí điều trị viêm thanh quản viêm họng hạt khản tiếng. Sản phẩm Thông Bổ Khí có tác dụng hạn chế và ngăn ngừa các triệu chứng liên quan đến bệnh viêm đường hô hấp trên mạn tính như: viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng….
Có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản, làm trong sáng giọng nói. Thông Bổ Khí hỗ trợ ngăn chặn các dấu hiệu của bệnh viêm amidan, cảm cúm.
Mua ngay
Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới hoặc nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.