Sâm cau có tốt như thế nào mà được gọi là thần dược của nam giới?

Sâm cau là loại dược liệu được nhiều người tìm mua và sử dụng với hy vọng chữa yếu sinh lý và nhiều bệnh lý khác. Vậy thực sự loài cây ngải cau này có tên gọi là gì? Chúng được chia thành mấy loại? Đặc điểm nhận biết loại dược liệu này như thế nào? Sâm cau mọc ở đâu?

Khái niệm sâm cau là cây gì?

Sâm cau được gọi với nhiều cái tên khác nhau như là tiên mao, ngải cau, cồ nốc lan, nam sáng ton, soọng ca, thài léng. Loài cây này thuộc họ tỏi voi lùn (Hypoxidaceae), có tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn.

Ngải cau là loại cây lâu năm, thuộc loài thân thảo, chiều cao 20 – 30cm hoặc có thể hơn. Một cây tiên mao có từ 3 – 6 lá, mỗi lá dài 20 – 40cm, chiều rộng là 2,5 – 3cm, chúng có hình mũi mác hẹp, xếp lại thành nếp với các gân lá giống lá cau. Cây cồ nốc lan có phần rễ hình trụ dài, to bằng ngón tay và thắt lại ở hai đầu. Phần rễ chính này mang theo nhiều rễ phụ, hình dạng giống thân rễ với lớp vỏ thô màu nâu.

Cây tiên mao có mùa hoa quả vào khoảng tháng 5 – 7 hằng năm. Mỗi cụm hoa ngải cau có từ 3 – 5 bông, các cánh hoa nhỏ, màu vàng nằm trên trục ngắn nối giữa các lớp lá. Quả tiên mao là dạng quả nang, hình thuôn dài từ 1,2 – 1,5cm, mỗi quả chứa từ 1 – 4 hạt.

Trong Đông y, ngải cau là loại dược liệu có vị ấm, tính cay và có tính độc. Vì vậy, loại cây này có công dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực nam giới. Đồng thời, nhờ vào vị ấm nên cây ngải cau còn được nhắc đến với công dụng:

Làm mạnh gân cốt;

Điều hòa tiêu hóa;

Trừ hàn thấp;

Ôn trung, tán ứ, táo thấp…

Hiện nay có mấy loại sâm cau? Loại nào cho hiệu quả tốt nhất?

Nhiều người khi tìm mua sâm cau thường nhầm lẫn sâm cau thật, giả. Việc nhận biết sai lầm về cách phân loại ngải cau sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. Vậy thực tế cây ngải cau có mấy loại? Loại tiên mao nào trị bệnh tốt nhất?

Sâm cau là loại dược liệu được nhiều người tìm
Sâm cau là loại dược liệu được nhiều người tìm

Phân loại sâm cau

Hiện nay trên thị trường cây ngải cau được chia thành 2 loại:

Sâm cau đen: Loại ngải cau này có củ màu đen, hình dáng cây thấp. Tiên mao loại này có công dụng trong tăng cường sinh lực nam giới, chữa trị chứng liệt dương. Đồng thời, dược liệu này cũng có công dụng trong điều trị phong tê thấp, suy nhược thần kinh.

Sâm cau đỏ: Loại sâm này thường được các thương lái giải thích là có hình dáng gần giống loại tiên mao đen, phần củ sâm có màu hồng như khoai lang. Loại ngải cau này có công dụng trong bảo vệ sức khỏe, chữa trị chứng liệt dương…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia Đông y, cách phân loại cây ngải cau trên thị trường là sai lầm. Vì thực tế, tiên mao chỉ có một loại duy nhất là loại đen, loại đỏ là rễ bồng bồng. Hành vi này nhằm trục lợi, đánh lừa những người chưa biết đến hình ảnh cây sâm cau thật. Loại ngải cau giả chỉ có tác dụng lợi tiểu, không có lợi ích về sức khỏe như lại cồ nốc lan thật. Thậm chí, ngải cau giả khi chưa sơ chế có thể đe dọa không nhỏ tới sức khỏe người dùng.

Mặt khác, tiên mao rừng rất quý hiếm trong khi nhu cầu sử dụng trên thị trường lại rất cao. Vì vậy nhiều nơi trồng ngải cau để bán, tuy nhiên loại cây ngải cau nuôi trồng sẽ không đem lại nhiều lợi ích như tiên mao rừng tự nhiên.

Củ sâm cau đen gồm 1 rễ chính và các rễ nhỏ bám quanh

Loại sâm cau nào trị bệnh tốt nhất?

Sâm cau chỉ có một loại duy nhất là tiên mao đen, chứ không có loại đỏ như đồn thổi. Vì vậy, loại cây ngải cau tốt nhất là loại đen, loại đỏ là giả mạo và có thể đem lại tác dụng phụ cho người sử dụng. Để bảo vệ sức khỏe người dùng tuyệt đối không được cả tin sử dụng tiên mao đỏ.

Cây sâm cau mọc ở đâu?

Tiên mao được nhắc đến là loại dược liệu ưa sáng và ưa ẩm. Theo các nhà khoa học, cây tiên mao mọc nhiều ở nơi có đất màu mỡ, ven chân núi đá vôi, vùng có nương rẫy. Loài cây này được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như:

Lai Châu;

Tuyên Quang;

Cao Bằng.

Ngoài ra, tiên mao tự nhiên cũng được tìm thấy ở một số tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng. Hiện nay, ngải cau cũng được trồng nhiều ở các địa phương để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Hiện nay trên thị trường ngải cau khá đa dạng, gồm loại tươi, loại khô. Hình ảnh, đặc điểm mỗi loại rất khác nhau nên người dùng dễ nhầm lẫn với những loại dược liệu khác. 

Cây tiên mao tươi, khô có đặc điểm gì?

Sâm cau tươi là loại được thu hái từ rừng tự nhiên, chưa được phơi khô. Loại ngải cau tươi này có những đặc điểm sau:

Chiều dài từ 15 – 20cm.

Phiến lá màu xanh đậm và dài như lá sả nhưng to và ngắn hơn.

Tiên mao tươi có màu nâu đen mà mùi hăng.

Rễ cây ngải cau là dạng củ, được chia thành nhiều đốt. Mỗi cây tiên mao tươi chỉ có một củ lớn, quanh củ này có các rễ phụ nhỏ, hình dáng củ sâm cau tươi gần giống với cây cau.

Tiên mao tự nhiên sau khi được phơi khô có màu nâu đen như củ khoai sọ và được gọi là cây ngải cau khô. Loại ngải cau này có mùi hăng nhẹ, mùi không còn nặng như loại tiên mao tươi. Cồ nốc lan khô nếu không được cạo vỏ trước khi uống sẽ gây ngứa, đau bụng cho người dùng.
Cây ngải cau tự nhiên và và củ ngải cau khô

Đặc điểm cây ngải cau rừng

Do giá trị kinh tế và lợi ích sức khỏe mà hiện nay cây tiên mao được trồng rất phổ biến. Tuy nhiên, ngải cau nuôi trồng sẽ không có nhiều giá trị dược chất như sâm cau rừng. Để phân biệt sâm cau trồng và sâm cau rừng có thể dựa vào:

Tiên mao trồng có tán lá rộng, phiến lá xanh hơn tiên mao rừng tự nhiên.

Do điều kiện sinh trưởng phát triển, củ ngải cau rừng nhỏ hơn ngải cau trồng.

Kích thước tiên mao trồng đều nhau, tiên mao thu hái tự nhiên không đều nhau về kích cỡ.

Cách khai thác cây ngải cau tự nhiên

Quy trình thu hái, chế biến sâm cau đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ. Vì nếu không khéo léo từ khâu thu hái đến khâu sơ chế, các độc tố tự nhiên có trong loại dược liệu này sẽ không được loại bỏ, dễ gây hại cho người dùng.

Thu hái sâm cau như thế nào?

Sâm cau tự nhiên sinh trưởng tại vùng đồi núi không có sự chăm sóc của bàn tay con người nên có giá trị dược chất cao, không chứa các chất kích thích tăng trưởng. Để thu hái sâm cau, người ta phải đi sâu vào các cánh rừng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng tìm được ngải cau tự nhiên.

Quy trình khai thác sâm cau rừng

Để có được những củ tiên mao chất lượng người ta phải đợi cho chúng đủ tuổi, kích cỡ. Vì lúc đó, các dược chất có trong ngải cau mới có tác dụng sức khỏe. Ngải cau tự nhiên được khai thác vào cuối năm, quy trình thu hái sâm cau như sau:

Đầu tiên, người ta sẽ vào rừng và đào lấy những củ tiên mao đủ chất lượng.

Tiếp đến, ngải cau tươi được rửa sạch với nước, loại bỏ rễ con và cạo sạch vỏ. Sau đó, tiên mao được ngâm với nước vo gạo.

Cuối cùng là vớt ra và phơi khô và bảo quản dần. Họ cũng có thể làm sâm cau thái lát, sau đó bảo quản và dùng dần.

Tác dụng của cây ngải cau đối với sức khỏe

Tại các vùng núi cao, người dân thường ngâm rượu sâm cau để chữa vô sinh, khó thụ thai. Đồng thời rượu tiên mao cũng giúp họ chống chọi lại với lạnh giá, nó được ví như “nước tăng lực” cho con người. Người miền núi còn dùng loại rượu này để tăng cường sinh lực, tráng dương… cho người yếu sinh lý.

Công dụng của sâm cau còn được nhắc đến như:

Chữa trị chân tay tê mỏi, bệnh vàng da ở nam.

Đối với nữ, ngải cau có tác dụng làm ấm tử cung, chữa trị chứng loãng xương sau sinh.

Đối với người già: Tác dụng của sâm cau là trị chứng phong thấp, suy nhược thần kinh, chữa lạnh bụng, đau nhức xương khớp…

Tăng cường sinh lý nam là một trong những công dụng của tiên mao

Sâm cau có tác dụng gì? – Theo Tây y

Theo Tây y, sâm cau thuộc loài thân rễ có tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn. Tiên mao được thu hái quanh năm, thường là vào mùa thu. Phần rễ của cây ngải cau chứa tinh bột, chất nhầy. Dược chất của tiên mao gồm có:

Tanin;

Acid béo;

Beta-sitosterol;

Stigmasterol và các hợp chất flavonoid;

Các chất thuộc nhóm cycloartan, triterpenic, cycloartan glycosid là curculigosaponin (A, B, C, D).

Trong ngải cau còn chứa lượng lớn steroid – một dược chất có tác dụng tương tự testosteron của nam. Chính vì vậy, tác dụng của sâm cau trong Tây y chính là tăng cường sinh lực nam giới. Các công dụng của sâm cau được nhắc đến là:

Y học hiện đại ghi nhận tiên mao có công dụng nâng cao miễn dịch, chống oxy hóa hiệu quả.

Mặt khác, dược liệu này có công dụng tăng cường hoạt động của tuyến sinh dục nam.

Tăng cường sự thích nghi của cơ thể trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Nâng cao hoạt động của tim mạch, làm giãn mạch máu.

Công dụng kháng viêm, chống nấm, chống lão hóa, phòng chống bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư.

Mặt khác, tiên mao còn có tác dụng tăng cường hoạt động của cơ bắp, giảm đau hiệu quả.

Tác dụng cây ngải cau chữa bệnh gì? – Theo Đông y

Trong Đông y, ngải cau là dược liệu có vị cay, tính ấm, hơi có tính độc. Loại dược liệu này có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực nam giới. Bên cạnh đó là điều trị các bệnh về gân cốt, bệnh liên quan đến tiêu hóa.

Vậy theo Đông y sâm cau chữa bệnh gì? Từ lâu, trong dân gian đã lan truyền các bài thuốc chữa bệnh từ sâm cau. Cụ thể:

Tiên mao trị chứng thận yếu, thận hư, liệt dương ở nam giới.

Dùng tiên mao giã nát có thể chữa được chứng lở loét.

Ngải cau có công dụng trị bệnh suyễn, chân tay tê mỏi, chứng vàng da.

Loại dược liệu này còn chữa được các bệnh phụ nữ như: Tử cung lạnh, loãng xương sau mãn kinh.

Ở người già: Trị chứng tiểu són, phong thấp, viêm khớp, thần kinh suy nhược…

Công dụng của ngải cau tự nhiên đối với người cao tuổi

Công dụng của sâm cau trong chữa trị bệnh

Công dụng của sâm cau được cả Đông y và Tây y nhắc tới trong các nghiên cứu. Cụ thể:

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, sắc nước sâm cau uống hằng ngày có tác dụng rất tốt. Cụ thể, loại nước này có công dụng chữa suy nhược cơ thể, trị đau lưng hiệu quả. Nước sắc tiên mao cũng có tác dụng với người viêm thận mạn, viêm khớp, kinh nguyệt không đều.
Ngải cau được nam giới sử dụng để chữa chứng liệt dương ở nam, tiểu són ở người già.

Tại Nepal và Philippines, ngải cau được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa bệnh ngoài da. Mặt khác, dược chất của tiên mao cũng là thành phần chính của thuốc tăng cường sinh lực nam giới. Tại các quốc gia này, ltiên mao cũng được dùng để trị bệnh dạ dày, bệnh trĩ, tiêu chảy…

Tại Ấn Độ, đây là thành phần quan trọng của bài thuốc chữa sỏi thận từ tiên mao. Ngải cau được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác để trị bệnh.

Tại Thái Lan, ngải cau là vị thuốc được sử dụng để trị bệnh tiêu chảy và giúp lợi tiểu.

Cũng theo các nghiên cứu, công dụng của sâm cau chỉ phát huy khi người dùng sử dụng đúng cách. Nếu nam giới lạm dụng, loại dược liệu này có thể gây ra hao kiệt tinh lực. Do đó, loại tiên mao không được khuyến khích cho người hư yếu, độc tố cần được loại bỏ trước khi sử dụng.

Tác dụng phụ của cây ngải cau là gì?

Sâm cau là dược liệu có tính ấm, vị cay, hiệu quả trong tăng cường sinh lực phái mạnh. Đồng thời, ngải cau còn có công dụng trong chữa bệnh thấp khớp, sưng viêm, phong thấp, suy nhược thần kinh… Vậy tác hại của sâm cau là gì? Uống sâm cau nhiều có tốt không? Thực tế, sâm cau có tính độc, đây là nguyên nhân khiến loại dược liệu này có tác dụng phụ.

Tác dụng phụ của ngải cau thường gặp là:

Hao tổn tinh lực;

Cơ thể mệt mỏi khi dùng quá liều lượng;

Gây khó chịu cho cơ thể người sử dụng…

Bất kì một loại dược liệu nào cũng đều có những tác dụng phụ nhất định, và tiên mao cũng không là ngoại lệ. Khi sử dụng trong thời gian dài, ngải cau có thể gây: Hao tổn tinh lực nam giới, giảm khả năng thụ thai…

Hoa mắt, chóng mặt có thể là tác dụng phụ của ngải cau

Ngộ độc – Tác dụng phụ của sâm cau

Phần rễ của ngải cau là các mô xốp, không chứa dược chất mà lại chứa các độc tính.Khi sơ chế, nếu người dùng không loại bỏ lớp rễ này khi sử dụng sẽ gây ngộ độc cho cơ thể. Cách loại bỏ độc tố của sâm cau hiệu quả nhất là ngâm với nước vo gạo 3 – 4 lần.

Tính độc của tiên mao còn chứa trong nhựa cây, khi tiếp xúc với da chúng có thể gây ngứa. Vì vậy, cách sơ chế sâm cau đúng cách là đeo găng tay cao su để sơ chế.

Tại một số quốc gia như Ấn Độ, ngải cau được sử dụng làm thuốc sảy thai. Vì vậy, loại dược liệu này còn gây sảy thai, làm giảm khả năng thụ thai khi nữ giới sử dụng. Biểu hiện trúng độc sâm cau có thể là:

Lưỡi sưng phù, đau đớn;

Người bị táo bón;

Tiểu khó, tiểu bí…

Để tránh tác hại của tiên mao đối với sức khỏe, người dùng không nên sử dụng quá liều lượng, nên dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc để đảm bảo an toàn.

Tác dụng phụ của cây ngải cau với người mắc chứng âm hư

Chứng âm hư là tên gọi chung cho trường hợp tân dịch hao tổn. Ngải cau là vị thuốc có tính táo nhiệt, dễ làm thương âm, nên những ngày thời tiết quá nóng và những người tính nóng, âm hư không nên sử dụng. Người mắc chứng âm hư thường có những biểu hiện:

Họng khô;

Hoa mắt chóng mặt;

Má ửng đỏ, xuất hiện các cơn sốt vào buổi chiều;

Lòng bàn chân, lòng bàn tay nóng…

Người mắc chứng âm hư sử dụng sâm cau gây ngộ độc, lưỡi sưng phù và đau. Người âm hư khi dùng tiên mao thường xuyên thấy khó chịu, nóng trong người. Để giảm tác hại của ngải cau với sức khỏe, người dùng nên sơ chế kĩ lưỡng để loại bỏ độc tố và cân nhắc trước khi dùng.

Uống cây ngải cau nhiều có tốt không?

Như đã nói ở trêm, sâm cau là dược liệu quý với nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải thuốc nào tốt uống nhiều cũng có lợi, ngải cau cũng vậy.

Câu trả lời cho câu hỏi: “Dùng nhiều ngải cau có lợi không?” là không. Người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ liều dùng, sử dụng đúng liều lượng để bảo vệ sức khỏe. Liều dùng tiên mao cụ thể như sau:

Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 6 – 12gr ngải cau;

Đối với rượu tiên mao chỉ nên dùng 50ml mỗi ngày;

Nam giới không nên sử dụng tiên mao trong thời gian dài, tránh nguy cơ suy giảm tinh lực.


Hướng dẫn sử dụng, cách dùng sâm cau chữa bệnh

Tiên mao đen là loại dược liệu quý, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải cứ sử dụng nhiều thì mới đem lại hiệu quả, vì nếu lạm dụng ngải cau có thể gây phản tác dụng, gây hại cho sức khỏe. Vậy dùng sâm cau như thế nào cho đúng cách? Sử dụng tiên mao thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất?

Cách chế biến sâm cau đen

Để việc sử dụng đạt hiệu quả, khâu sơ chế sâm cau đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thường thì khi mua tiên mao tươi người dùng mới phải chế biến, các bước như sau:

Đem tiên mao tươi rửa sạch để loại bỏ hết đất cát bên ngoài. Bạn nên rửa ngải cau nhiều lần với nước cho đến khi nước trong hẳn.

Ngâm phần ngải cau đã được rửa sạch với nước vo gạo trong 1 – 2 tiếng. Đây là cách khử độc sâm cau, bạn nên lặp lại 3 – 4 lần để chắc chắn độc tố được loại bỏ hoàn toàn.

Tiếp đến, bạn với ngải cau ra để cho ráo nước, sau đó đem phơi hoặc sấy khô.

Nếu muốn làm tiên mao khô thì nên thái lát trước, sau đó phơi liên tục cho tới khi miếng tiên mao khô lại. Cuối cùng là bảo quản kín để ngải cau khô không bị mối mọt, mất đi dược chất quý.

Cách bảo quản cây ngải cau như thế nào?

Ngải cau chỉ đem lại hiệu quả mong muốn khi được sơ chế, bảo quản đúng cách. Tuy nhiên, bảo quản ngải cau như thế nào thì không phải ai cũng biết.

Để tiên mao không bị mối mọt, nấm mốc người dùng cần lưu ý:

Nên thái lát tiên mao khi phơi để đảm bảo dược liệu được khô đều, khi lưu trữ sẽ để được lâu hơn.

Tiên mao trước khi cất để bảo quản cần được phơi với nắng già, đảm bảo khi cất trữ không còn mối mọt.

Nên bảo quản ngải cau khô ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt.

Với cách bảo quản như trên, sâm cau sẽ giữ được dược chất trong thời gian dài, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Cách nấu sâm cau trị bệnh, cách uống nước sắc ngải cau

Cách sắc sâm cau, nấu tiên mao như thế nào là vấn đề mà không ít người quan tâm. Nước sắc sâm cau có công dụng chữa hen, trị tiêu chảy, chữa các bệnh phụ nữ, yếu sinh lý nam… nên việc sắc nước như thế nào rất quan trọng.

Cách chế biến ngâm rượu
Cách chế biến ngâm rượu

Cách sắc sâm cau hiệu quả

Tùy vào từng bệnh lý mà các bước sắc nấu ngải cau sẽ khác nhau. Cụ thể:

Cách đun nước sâm cau chữa bệnh tiêu chảy

Chuẩn bị sẵn:

12 – 16gram tiên mao thái lát, đã được phơi khô và sao vàng.

250ml nước sạch.

1 ấm đất hoặc ấm điện sạch để sắc nước.

Thực hiện:

Cho ngải cau, nước đã chuẩn bị vào ấm và đun sôi. Đun như vậy cho tới khi nước trong ấm còn lại 50ml thì tắt bếp. Uống nước này trước bữa ăn, uống ngày 1 lần sẽ thấy tác dụng của ngải cau phát huy tác dụng.

Cách sắc nước sâm cau chữa bệnh sốt xuất huyết

Chuẩn bị:

20gr tiên mao;

12gr cỏ mực;

10gr trắc bá diệp;

8gr chi tử sao đen;

600ml nước sạch;

1 ấm đất sạch.

Thực hiện:

Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm và đun sôi tới khi nước trong ấm cạn còn 20ml. Chia phần nước thành 3 phần, uống hết trong ngày trước khi ăn.

Cách nấu sâm cau chữa liệt dương, rối loạn thần kinh

Đây là công dụng của tiên mao được nhắc đến nhiều nhất. Để dùng ngải cau chữa liệt dương người dùng cần chuẩn bị:

20gr tiên mao rừng;

12 sâm bố chính;

12gr trâu cổ (sung thằn lằn);

12gr mỗi loại: Câu kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc, hoài sơn, ba kích thiên;

8gr mỗi loại: Nữ trinh tử, ngũ gia bì;

750ml nước sạch.

Thực hiện:

Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm sạch, sau đó đun sôi với nước. Khi nước trong ấm sôi, tiếp tục đun cho tới khi nước cạn còn 30ml. Chia nước sắc tiên mao thành 3 phần và dùng trong ngày.

Cách uống sâm cau, liều dùng tiên mao như thế nào?

Cách uống ngải cau như thế nào? Liều dùng tiên mao hợp lí là bao nhiêu?… là thắc mắc của không ít bệnh nhân. Thực tế, cách uống, liều lượng sử dụng sâm cau tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh của mỗi người. Trong Đông y, ngải cau thường được kết hợp với các dược liệu khác như: Cỏ mực, chi tử, ngũ gia bì… Mỗi loại dược liệu kết hợp với tiên mao, cách sắc nấu và sử dụng lại khác nhau.

Tuy nhiên, bài thuốc từ ngải cau đều có chung cách uống như sau:

Nước sắc sâm cau được đun và sử dụng hết trong ngày.

Phần nước phải được chia thành 2 – 3 phần bằng nhau.

Cách uống tiên mao đúng là uống trước bữa ăn hằng ngày.

Cách ngâm rượu sâm cau, liều dùng và hướng dẫn sử dụng

Rượu sâm cau là món đồ uống yêu thích của đấng mày râu bởi loại rượu này giúp tăng cường sinh lực hiệu quả. Tuy nhiên cách ngâm rượu sâm cau thế nào cho hợp lý? Nên chọn rượu gì để ngâm với tiên mao? Cách uống rượu sâm cau ra sao thì không phải ai cũng biết.

Vì vậy để đem lại hiêu quả sử dụng và bảo vệ sức khỏe, người dùng cần nắm rõ cách dùng rượu ngải cau.

Ngâm rượu sâm cau như thế nào?

Các bước ngâm rượu sâm cau

Để ngâm rượu với tiên mao, bạn cần chuẩn bị:

Sâm cau tươi: 1,5 kg hoặc thay bằng 1kg sâm cau khô;

Dâm dương hoắc (khô): 1,5kg;

Nấm ngọc cẩu tươi: 2 kg hoặc thay bằng 0,5 kg nấm ngọc cẩu khô;

Ba kích tươi: 2kg hoặc thay bằng 0,6kg ba kích khô;

Rượu trắng trên 40 độ: 15 lít.

Bạn ngâm rượu trong bình có nắp đậy kín, sau 100 ngày có thể đem ra sử dụng.

Sâm cau ngâm rượu nào tốt nhất?

Theo các thầy thuốc Đông y, rượu ngâm ngải cau phải là rượu nếp cái hoa vàng. Rượu không được quá nặng hoặc quá nhẹ, nồng độ từ 40 – 50 độ là hợp lý.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại rượu giả, rượu pha cồn khi sử dụng sẽ gây hại cho sức khỏe. Do đó, người dùng nên tìm mua rượu tại những nơi uy tín, tin cậy. Loại rượu chất lượng sẽ giúp bạn có bình rượu tiên mao ưng ý, cho hiệu quả sử dụng cao.

Cách chọn bình ngâm rượu, liều lượng ngâm rượu sâm cau

Rượu ngải cau tươi được ngâm với tỷ lệ 1:3, nghĩa là cứ 1kg rượu thì dùng 3 lít rượu. Với tiên mao tươi thì tỉ lệ tăng lên 1:4 hoặc 1:5, vì tiên mao khô dễ hút rượu hơn.

Thông thường rượu ngải cau được ngâm trong bình kín có nắp đậy và có vòi. Tuy nhiên, để rượu ngon hơn bạn có thể sử dụng chum đất nung để ngâm rượu. Sau khi ngâm chum rượu sẽ được hạ thổ để rượu đem lại hiệu quả và hương vị tốt nhất.

Người dùng không nên sử dụng bình nhựa để ngâm rượu. Vì trong quá trình ngâm với rượu nhựa có thể tác dụng với rượu, gây hại cho người sử dụng.

Cách uống sâm cau bảo vệ sức khỏe

Rượu tiên mao sau khi ngâm 100 ngày là có thể đem ra sử dụng. Rượu tiên mao tuy có lợi cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng rượu sẽ gây phản tác dụng. Vậy nên uống bao nhiêu rượu tiên mao là hợp lý? Uống rượu ngải cau khi nào? Cụ thể, người dùng nên:

Uống tối đa 3 lần 1 ngày;

Mỗi lần uống không quá 3 chén hạt mít (tương đương 20 – 30ml).

Bài thuốc, món ăn chữa bệnh từ sâm cau đen

Ngoài cách dùng sâm cau để sắc nước uống hàng ngày hay ngâm rượu tiên mao, người dùng có thế chế biến tiên mao thành những bài thuốc, món ăn bảo vệ sức khỏe. Cách chế biến khá đa dạng, bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc và món ăn dưới đây.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây tiên mao (ngải cau)

Bài thuốc chữa bệnh từ cây tiên mao

Bài thuốc chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng từ cây ngải cau

Sâm cau 8g;

Sâm Bố Chính, hoài sơn, trâu cổ, kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc, mỗi vị 12g;

Cam thảo nam, cáp giới, ngũ gia bì, mỗi vị 8g.

Với bài thuốc này, bạn nên sắc uống mỗi ngày một thang để đem lại hiệu quả sử dụng.

Bài thuốc chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược, liệt dương với ngải cau

Tiên mao 50g thái nhỏ, sao vàng;

Rượu trắng 650ml.

Bạn cần ngâm loại rượu này trong 7 ngày hơn. Mỗi ngày uống hai lần vào trước hai bữa ăn chính, mỗi lần 25 – 30ml.

Bài thuốc chữa nam giới liệt dương, phụ nữ tử cung lạnh khó thụ thai từ cây sâm cau

Tiên mao 20g;

Thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục, mỗi vị 16g;

Hồi hương 4g.

Để bài thuốc phát huy tác dụng, người bệnh cần sắc uống mỗi ngày một thang.

Bài thuốc trị bệnh tê thấp, đau mình mẩy từ cây tiên mao

Tiên mao, hy thiêm, hà thủ ô, mỗi vị 50g;

Rượu trắng 650ml.

Ngâm rượu trong 7 ngày là có thể đem ra sử dụng. Mỗi ngày người bệnh nên dùng 2 lần, mỗi lần chừng 50ml.

Dùng tiên mao chữa sốt xuất huyết

Ngải cau 20g sao đen;

Cỏ nhọ nồi 12g;

Trắc bách diệp 10g sao đen;

Quả dành dành 8g sao đen.

Với bài thuốc từ cây ngải cau này người bệnh nên sắc uống ngày 1 thang để đem lại hiệu quả mong muốn.

Chữa bệnh huyết áp cao, nhất là phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh bằng ngải cau

Bài thuốc gồm có: Ngải cau, ba kích, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy, mỗi vị 12g. Người dùng nên dùng thuốc sắc uống mỗi ngày một thàn và dùng hết trong ngày.

Dùng tiên mao làm bài thuốc chữa tiêu chảy, hen suyễn

Chuẩn bị:

12gr rễ sâm cau phơi khô, xắt lát mỏng, nhỏ, sao vàng.

250ml nước sạch;

1 ấm đất sạch.

Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm, sau dó đun sôi cho tới khi nước cạn còn 50ml. Lượng nước thu được uống hết một lần trước bữa ăn. Mỗi ngày chỉ cần uống một lần như vậy sẽ đem lại hiệu quả chữa huyết áp cao ngay lần đầu dùng.

Các món ăn từ cây sâm cau

Thịt gà nấu sâm cau

Tác dụng của món gà này là bổ thận dương, bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, trừ phong thấp. Rất có ích cho người bị rối loạn cương dương thể thận dương hư, đau lưng mỏi gối.

Chuẩn bị các nguyên liệu: Thịt gà 250g, tiên mao 15g, dâm dương hoắc 15g và các loại gia vị.

Cách làm: Thịt gà rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, ướp gia vị, để khoảng 20 phút cho thấm, hai loại dược liệu rửa sạch. Tất cả cho vào nồi đất, nấu với lượng nước vừa đủ, đến khi thịt gà chín mềm. Nêm lại gia vị vừa ăn, sử dụng khi món gà còn nóng.

Sâm cau hầm thịt lợn

Ngải cau hầm thịt lợn có tác dụng bổ thận tráng dương, chữa nam giới vô sinh do tinh dịch dị thường.

Nguyên liệu: Ngải cau 15g, thịt lợn nạc 200g.

Cách làm: Thịt lợn nạc rửa sạch, thái quân cờ, ướp gia vị để khoảng 15 – 20 phút. Sâm cau rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ xâm xấp nước,hầm lên ăn.

Lưu ý sử dụng sâm cau, dùng ngải cau cần lưu ý gì?

Khi sử dụng ngải cau, người dùng cần năm được những lưu ý để bảo vệ sức khỏe, đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào từng bệnh, từng cơ địa của mỗi người.

Lưu ý khi dùng ngải cau chữa bệnh

Liều dùng sâm cau tối đa là bao nhiêu?

Liều dùng ngải cau cụ thể như sau:
Tối đa ngày dùng 6 – 12g, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Liều dùng rượu sâm cau khuyến cáo là khoảng 50ml, tương đương tối đa 3 chén hạt mít.

Phân biệt các loại cây ngải cau
Phân biệt các loại cây ngải cau

Những ai nên dùng sâm cau chữa bệnh?

Theo các chuyên gia, người nên dùng tiên mao gồm có:

Nam giới suy giảm sinh lí, thận yếu;

Phụ nữ bị lạnh tử cung, loãng xương sau mãn kinh;

Người già bị tiểu són, phong thấp, viêm khớp, thần kinh suy nhược…

Tuy nhiên, liều dùng cách dùng ngải cau phải tuân theo sự hướng dẫn của thầy thuốc, người dùng không nên tự ý sử dụng khi chưa có hướng dẫn.

Người không nên sử dụng ngải cau là những ai?

Ngải cau là dược liệu có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhưng không phải ai sử dụng cũng đem lại hiệu quả. Những người không nên dùng sâm cau là:

Những người có thể trạng âm hư hỏa vượng: Người gầy, da khô, lòng bàn tay bàn chân ấm, thường sốt nhẹ vào buổi chiều, ra mồ hôi trộm;

Phụ nữ có thai và cho con bú;

Trẻ em;

Người đại tiện táo, tiểu tiện vàng đỏ, nóng bứt rứt trong người, phiền muộn..

Người hư yếu, thể trạng kém.

Uống sâm cau kiêng ăn gì?

Để ngải cau phát huy tác dụng và đem lại hiệu quả mong muốn, người bệnh nên chủ động kiêng kị cho phù hợp. Cuốn Bản thảo cương mục – bộ sách kinh điển về Đông dược có đề cập đến việc uống sâm cau nên kiêng gì, ăn gì: Kiêng ăn đồ ăn cay nóng; kiêng uống trà; kiêng ăn củ cải.

Theo sách này, sở dĩ người bệnh nên kiêng những món ăn, đồ uống trên là vì:

Ngải cau vốn đã có tính nóng, nếu như dùng đồ ăn cay nóng sẽ khiến cơ thể sinh nhiệt, làm giảm tác dụng.

Trà là loại đồ uống mát, giúp hạ nhiệt rất tốt. Vì thế, trà có thể làm giảm tác dụng bổ thận, kiện tỳ của tiên mao, thậm chí là làm mất hết tác dụng của dược liệu này.

Khi dùng sâm cau không nên ăn củ cải vì ngải cau vốn là thuốc bổ dương, củ cải lại có công dụng tiêu trừ. Nếu như một bên “bồi bổ” một bên gây tiêu hao sẽ làm giảm công dụng của sâm cau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Bài viết cùng chuyên mục

  • Logo Avado
    Tất cả
  • Logo Avado
    Chưa phân loại