Một tai nạn đã dẫn tôi tới tư duy phi lý trí cùng những nghiên cứu được miêu tả trong cuốn sách này Nhiều người nói rằng tôi có thế giới quan thật lạ lùng. Hai mươi năm nghiên cứu đã mang đến cho tôi nhiều hứng thú để khám phá điều gì thật sự ảnh hưởng tới các quyết định mà chúng ta đưa ra trong cuộc sống hàng ngày (trái với điều chúng ta nghĩ, thường tin tưởng sâu sắc rằng chúng có ảnh hưởng tới các quyết định).
Nội dung sách Phi lý trí
Tại sao chúng ta luôn tự hứa là sẽ ăn kiêng để rồi ý nghĩ ấy vụt biến ngay khi chiếc xe chở đồ tráng miệng đi qua? Tại sao đôi khi chúng ta hào hứng mua sắm những thứ không thật sự cần đến? Tại sao chúng ta vẫn cảm thấy đau đầu sau khi dùng loại aspirin có giá 1 xu nhưng cơn đau đầu ấy lại biến mất nếu thuốc đó đắt gấp 50 lần? Tại sao những tín đồ được yêu cầu nhớ lại Mười điều răn của Chúa có xu hướng thành thật (ít nhất là ngay sau đó) hơn những người không được yêu cầu làm vậy?
Hoặc Phi lý trí tại sao các quy tắc danh dự lại làm tăng mức độ gian lận nơi công sở? Khi đọc tới những trang cuối của cuốn sách này, bạn sẽ có câu trả lời cho các câu hỏi trên và nhiều câu hỏi khác ‒ những câu hỏi có ý nghĩa nhất định đối với cuộc sống, công việc kinh doanh và thế giới quan của bạn. Ví dụ, hiểu rõ câu trả lời về thuốc giảm đau không chỉ giúp bạn trong việc lựa chọn thuốc mà còn có ý nghĩa với một trong những vấn đề lớn nhất mà xã hội đang phải đối mặt: chi phí và hiệu quả của bảo hiểm y tế.
Ý nghĩa
Hiểu rõ ảnh hưởng của Mười điều răn của Chúa trong việc hạn chế hành động không trung thực có thể giúp ngăn chặn các vụ lừa đảo kiểu Enron . Phi lý trí Hiểu các động lực thôi thúc chứng thèm ăn có ý nghĩa với những quyết định ngẫu hứng khác trong cuộc sống – bao gồm cả việc tại sao tiết kiệm tiền lại khó đến vậy.
Phi lý trí Là một trong những cuốn sách của Dan Ariely là một cuốn sách đặc biệt hấp dẫn và đầy cảm hứng. Nó buộc người đọc phải suy nghĩ kỹ hơn về tất cả những hành vi, những sai lầm của mình để sống hợp lý và tốt đẹp hơn.
Ảnh hưởng của bối cảnh đến tính cách
Phi lý trí giải thích tại sao những sự việc kiểu như trên lại xảy ra thường xuyên như vậy, dù đức tính trung thực đã được chứng minh là khiến cho lương tâm con người thanh thản? Nếu có điều kiện thuận lợi nhất để gian lận, thì người ta có cố gắng lấy nhiều hết mức có thể không? Liệu có thể tính toán chi phí – lợi nhuận của việc không trung thực không?
Quan trọng nhất là, nếu dối trá là một căn bệnh, thì có cách nào để chữa khỏi nó không? Cái nào sẽ ngăn chặn hành vi không trung thực hiệu quả hơn, tôn giáo hay các đạo luật kinh tế?
Và một câu hỏi khác nữa, cũng thú vị không kém: Vì sao một người có thể uống lon soda của người khác nhưng lại không đụng đến tiền để quên của họ? Hay nói cách khác, tại sao sự liên quan đến tiền mặt lại khiến con người trung thực hơn?
Reviews
There are no reviews yet.