Lộc nhung nhung hươu có tác dụng gì và sử dụng như thế nào?

Lộc nhung hay còn gọi là nhung hươu không hoàn toàn là sừng của con hươu đực. Nó là sừng non chưa bị xương hóa của loài hươu sao hay hươu ngựa, bên trên có phủ một lớp lông mềm mại.

Khi thu hoạch nhung hươu, người ta sẽ làm sạch lớp lông nhung, để cả khúc hoặc thái miếng mỏng, bảo quản bằng cách ngâm rượu hoặc sấy khô đều được.

Theo sách Đông Y, nhung hươu có vị ngọt, mặn, tính ôn, có lợi về thận và kinh can. Ngoài ra lộc nhung có tác dụng giải độc cơ thể, ích huyết, bổ thận, tráng dương.

Thông tin nhung hươu

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, thuốc có thành phần từ nhung hươu có tác dụng tăng cường thể lực, cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và giúp giấc ngủ ngon, sâu hơn. Bên cạnh đó, lộc nhung còn có tác dụng tăng lượng hồng cầu trong máu, ngăn ngừa chứng thiếu máu. Khi dùng với liều lượng thích hợp giúp trợ tim. Không những vậy còn có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và mau liền xương.

Tên khoa học: Cornu cervi parvum

Mô tả:

Lộc nhung mặt ngoài phủ đầy lông tơ màu nâu nhạt và mịn như nhung, trong có nhiều mạch máu rất mọng. Nếu nhung mới nhú lên 2 đoạn ngắn, chưa phân nhánh thì gọi là nhung huyết, được xem là quý nhất. Sau khi mọc được khoảng 60-65 ngày thì nhú ra một đầu nhánh nên bên ngắn bên dài, gọi là nhung yên ngựa.

Chế biến:

Nên dùng cưa thật bén làm bằng thép không rỉ để cưa lộc, cưa ở chỗ cách đế nhung khoảng 3cm. Cố gắng để máu chảy càng ít càng tốt. Sau khi cưa xong, có thể dùng mực tàu trộn đều với bột than gỗ mịn bôi vào chỗ cắt để cầm máu. Dùng gạc hoặc vải thường thật sạch bọc lại để tránh ruồi đậu vào sinh giòi bọ.

Nguyên tắc chế biến nhung là làm khô nhung mà không bị nứt, không chảy mất máu, không cháy, không thối. Sau khi cắt xong, không khép mặt cắt lại, treo lên bếp than, vẩy nước nóng vừa phải, quay trở lên để khô dần dần, như vậy nhung sẽ không bị nứt. Sấy liên tục 3-4 ngày đêm cho khô hẳn, đến khi cầm 2 chiếc nhung gõ vào nhau kêu giòn là được. Cũng có thể sấy đến khi khô thì lấy dao thật sắc thái ra rồi tiếp tục sao nhỏ lửa cho khô hẳn.

Cách lấy lộc nhung hiệu quả

Lộc nhung là dược liệu quý hiếm. Do đó, nếu không lấy một cách chính xác sẽ làm hư hỏng nhung hươu và ảnh hưởng đến con hươu nai. Ngày này, nhiều nơi người ta xây các trang trại lớn nuôi hươu, nai lấy lộc. Tuy nhiên nhung hươu nuôi về chất lượng không thể so sánh được với lộc nhung của những con hươu nai sống hoang dã.

Ở nước ta, có nhiều địa phương nổi tiếng với nghề nuôi hươu nai lấy sừng như Nghệ An, Hà Tĩnh…Con cái một năm sẽ đẻ một lứa và con đực sẽ được nuôi để lấy nhung. Giá trị kinh tế của mô hình chăn nuôi này rất cao. Thức ăn của hươu rất đơn giản, thường là những loại thực vật như lá tre, lá mót, dây khoai lang,lá cuối, cây ngô non…

Nhung hươu thường được thu hoặc bằng cách cưa nhung. Cách thức tiến hành như sau: Vào tầm tháng 2, tháng 3 hằng năm, khi cặp nhung đã đúng tuổi thu hoạch người ta sẽ tiến hành cưa nhung.

Một cách sơ chế khác là tẩm rượu vào lộc rồi sấy khô. Làm nhiều lần cho đến khi khô kiệt là được. Nếu làm không cẩn thận, lộc có thể bị nứt, chảy máu, kém giá trị.

Lưu ý quan trọng

Hươu rất khỏe nên phải cần 3 – 4 người khỏe mạnh ôm cổ và nắm chân hươu và để nó nằm xuống đất rồi trói kỹ chân nó lại để nó không vùng vẫy đá chân. Sau đó dùng cưa cưa lộc nhung, vết cưa cách đế nhung khoảng 3cm. Máu chảy ra hứng lấy để dùng ngâm rượu rất tốt.

Sau đó dùng mực tàu trộn với than gỗ rồi bịt vào vết cưa để cầm máu chảy. Cuối cùng dùng 1 miếng băng gạc sạch băng vết cưa lại tránh cho côn trùng ngửi thấy mùi máu bâu lại sinh dòi bọ. Sau khi cưa sừng cần bổ sung chất dinh dưỡng cho hươu.

Mỗi năm chỉ được lấy 1 cặp nhung để bảo vệ sức khỏe cho con hươu. Ở một số quốc gia khác, người ta còn lừa hươu vào bẫy rồi cưa sừng sau đó đưa hươu trở lại chuồng rất nhẹ nhàng.

Nhung hươu có nhiều chức năng
Nhung hươu có nhiều chức năng

Tính vị:

Vị ngọt, hơi mặn, tính ôn

Quy kinh:

Vào kinh Thận, Can, Tâm và Tâm Bào

Thành phần hóa học Lộc nhung:

Có đến 25 loại Acid Amin, Calci Phosphat, Calci Carborat, chất keo, Oestrogen, Testosteron và 26 loại nguyên tố vi lượng như Cu, Fe, Zn, Mg, Cr, Br, Coban, Kiềm

Dược năng: Bổ nguyên dương, ích khí huyết, cường tinh tủy, có tác dụng tốt đối với toàn thân, nâng cao năng lượng công tác, giúp ăn ngủ ngon, bớt mệt mỏi, làm nhanh lành các vết thương, tăng sức lợi niệu, tăng nhu động ruột và bao tử, ảnh hưởng tốt đến việc chuyển hóa các chất Protid và Glucid.

Chủ trị:

– Ích khí, cường khí, sinh xỉ, bất lão, Chủ lậu hạ ác huyết, hàn nhiệt kinh giản (Bản kinh).

– Dưỡng cốt, an thai, uống lâu kéo dài tuổi thọ.Trị hư lao, sốt rét, gầy ốm, tay chân đau, lưng và thắt lưng đau, tiết tinh, huyết suy, bụng có bướu máu, tán sỏi đường tiểu, ung nhọt, nóng trong xương (Danh Y Biệt Lục).

– Bổ cho nam giới bị lưng lạnh, chân và gối không có sức, mộng tinh, tiết tinh, phụ nữ bị băng trung lậu huyết [nướng lên uống với rượu, lúc đói] (Dược Tính Luận).

– Bổ hư, tráng gân cốt, phá ứ huyết, an thai, hạ khí [nướng với dấm để dùng] (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

– Sinh tinh, bổ tủy, dưỡng huyết, ích dương, làm mạnh gân xương. Trị hư tổn, tai ù, mắt mờ, chóng mặt, hư lỵ… Toàn thân con hươu đều bổ dưỡng cho con người (Bản Thảo Cương Mục).

– Trị trẻ nhỏ bị đậu trắng nhạt, nước đậu không vỡ, tiêu chảy, người gìa Tỳ Vị hư hàn, mệnh môn không có hỏa hoặc ăn uống thất thường (Bản Thảo Sơ Yếu).

– Tráng nguyên dương, bổ khí huyết, ích tinh tủy, cường gân cốt. Trị hư lao, gầy ốm, tinh thần mê muội, chóng mặt, tai ù, mắt mờ, lưng gối đau, liệt dương, hoạt tinh, tử cung hư lạnh, băng lậu, đái hạ (Trung Dược Đại Từ Điển).

Liều dùng: 1 – 3g (tán, hoàn hoặc ngâm rượu)

Kiêng kỵ:

Thận hư có hỏa: không nên dùng. Thượng tiêu có đờm nhiệt hoặc Vị (dạ dầy) có hỏa: không dùng. Phàm thổ huyết, hạ huyết, âm hư hỏa tích: không dùng.

Chú ý: Liều lượng khác nhau của Lộc nhung có tác dụng khác nhau đối với mạch máu tim: liều cao gây hạ huyết áp, biên độ co bóp của tim tăng, tim đập nhanh, lượng huyết do tim phát ra cũng tăng lên.

Bảo quản: Trong chai lọ hoặc hộp kín có chất bảo quản

Làm sao để chế biến Lộc nhung đúng cách?

Có một lưu ý quan trọng là nhung hươu sau khi cưa phải được chế biến và bảo quản ngay để tránh máu và thịt để lâu ngày bị biến dạng và sinh dòi bọ. Có nhiều cách chế biến và bảo quản nhung hươu, trong đó có một số cách phổ biến đó là:

Ngâm nhung

Nhung hươu đem ngâm vào rượu để qua đêm. Khi ngâm bạn chú ý hướng mặt cắt lên trên để dưỡng chất trong lộc nhung không chảy hết vào rượu.

Ngày hôm sau, bạn sao nóng cát, đổ vào một cái ống ở giữa có đặt nhung hươu, mặt cắt vẫn hướng lên trên. Khi cát nguội thì tiếp tục thay một lớp cát nóng mới đồng thời nhúng lộc nhung vào rượu cho thấm trong những lần thay cát như vậy.

Khi lộc nhung khô bạn cất vào một chiếc hộp có nắp, đổ gạo rang và vôi sống vào trong để tránh ẩm mốc rồi đậy kín hộp để nơi khô ráo. Phần gạo rang này dùng nấu cháo rất thơm ngon và bổ dưỡng.

Lộc nhung Tẩm rượu và sấy khô

Chế biến bằng cách này, bạn tẩm rượu vào nhung hươu rồi sấy cho khô. Khi nhung hươu đã khô lại tẩm rượu và sấy tiếp lần nữa. Thực hiện liên tục đến khi nhung hươu khô là được. Trong quá trình chế biến bạn phải làm cẩn thận để tránh lộc nhung bị chảy máu khiến cho giá trị bị giảm sút.

Công việc chế biến lộc nhung không nhanh như bạn nghĩ đâu. Thường thì sẽ mất 2 – 3 ngày để chế biến xong 1 cặp nhung. Trọng lượng của nhung hươu sẽ giảm sau công đoạn chế biến. Chẳng hạn 800g lộc nhung tươi sau khi chế biến sẽ thu được 250g lộc nhung khô. Bởi vậy giá trị của lộc nhung rất cao.

Trước khi sử dụng phải loại bỏ lớp lông trên lộc nhung. Cách làm sạch rất đơn giản. Bạn dùng một chiếc dùi sắt hay miếng sắt nung nóng đỏ rồi lăn xung quanh miếng nhung hươu cho cháy hết lông là được.

Bài thuốc từ lộc nhung

Dùng cho người có sức khỏe yếu

Dùng 200g lộc nhung nghiền nhỏ thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 1 – 3g uống 1 lần. Lộc nhung có tác dụng bồi bổ khí huyết, chữa thiếu máu, đau nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt rất hiệu quả.

Tốt cho người bị thiếu máu

Lộc nhung 30g, Hoàng kỳ 150g, Long nhãn 500g

Lấy nhung hươu đem ngâm rượu rồi sấy khô. Sau đó nghiền nhung hươu với long nhãn và hoàng kỷ thành bột mịn. Thêm một ong, trộn đều rồi hoàn thành các viên nhỏ. Mỗi ngày 2 lần, dùng khoảng 10g uống với nước sôi ấm. Duy trì sử dụng bài thuốc này một thời gian chứng thiếu máu rất nhanh được cải thiện.

Dùng Lộc nhung cho trẻ bị còi xương, chậm lớn

Lộc nhung 30g, Đương quy 45g, Hoàng kỳ 90g, Nhân sâm 10g, Địa hoàng 100g

Nghiền nhung hươu và nhân sâm thành bột mịn. Các vị thuốc đương quy, hoàng kỳ, địa hoàng sắc 3 lần, trộn đều 3 lần nước với nhau. Sau đó cho bột nhân sâm và lộc nhung đã nghiền vào, thêm mật ong và khuấy đều thành cao. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, liều lượng khoảng 5ml mỗi lần. Bài thuốc này rất hiệu quả cho trường hợp trẻ em còi xương, chậm lớn hay phát dục kém.

Chữa liệt dương ở nam giới

Lộc nhung 50g, Đương quy 100g, Hồng sâm 100g, Hoàng kỳ 250g, Dâm dương hoắc 250g, Bạch thược 250

nhung hươu sau khi ngâm rượu cho nhuận đem đi sấy khô rồi nghiền chung với đương quy, hồng sâm, hoàng kỳ, dâm dương hoắc và bạch thược thành bột mịn. Mỗi lần lấy khoảng 5g chiêu cùng rượu, uống 2 lần một ngày có tác dụng chữa liệt dương, di tinh, hoạt tinh rất hiệu quả.

Chế biến thành rượu lộc nhung cũng rất tốt cho sức khỏe

Cách 1:

Lộc nhung 6g, Sơn dược 30g, Rượu trắng 500ml

Ngâm lộc nhung và sơn dược trong rượu trắng. Sau 10 – 15 ngày có thể dùng được. Uống rượu này mỗi ngày 2 lần, liều lượng khoảng 10 – 20ml. Rượu nhung hươu rất tốt cho nam giới bị liệt dương, hoạt tính, đau mỏi lưng. Ngoài ra phụ nữ có thai bị băng huyết, khí hư dùng cũng rất hiệu quả.

Cách 2:

Lộc nhung 20g, Đông trùng hạ thảo 90g, Rượu 1.5l

Cũng ngâm rượu trong 15 – 30 ngày, ngày uống 2 – 3l lần.

Trị vô sinh ở nữ giới

Lộc nhung 40g, Thục địa 80g, Nhục thung dung 40g, Ô tặc cốt 40g

Nghiền bột các dược liệu trên, mỗi ngày lấy uống 8 – 12g.

Trị chứng băng lậu, ra huyết nhiều, dai dẳng ở phụ nữ

Lộc nhung 1g, A giao: 12g, Đương quy đều 12g, Ô tặc cốt 20g, Bồ hoàng 6g

Người nào không nên sử dụng lộc nhung

Đối tượng nên và không nên sử dụng lộc nhung

Đối tượng nên sử dụng lộc nhung

– Nam giới bị liệt dương, tinh kém, di tinh, hoạt tinh. Nữ giới bị băng huyết, rong kinh và phụ nữ mang thai dùng lộc nhung cũng rất tốt.

– Người mệt mỏi, thần kinh suy nhược, cơ thể ốm yếu cần bồi bổ

– Bệnh nhân đau dạ dày, ù tai, huyết áp thấp, mắt mờ, tai ù, đau lưng mỏi gối, bị ra mồ hôi trộm.

Đối tượng không nên sử dụng lộc nhung

– Người bị âm hư nhưng hỏa dương mạnh không nên dùng lộc nhung

– Ngoài ra bệnh nhân bị cao huyết áp, đái tháo đường, viêm thận, hẹp van tim, tiêu chảy, xơ cứng mạch máu không nên dùng nhung hươu.

Những điều kiêng kỵ khi dùng lộc nhung

Không dùng lộc nhung khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng như: chân tay tê dại, thận hư có hỏa, âm hư hỏa vương, thực nhiệt, thượng tiêu có đờm nhiệt hoặc vị.

One thought on “Lộc nhung nhung hươu có tác dụng gì và sử dụng như thế nào?

Trả lời Chu Quý Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *