Cây hoàng liên có tên khoa học là Coptis teeta Wall, thuộc họ Hoàng liên. Loại cây này còn được biết đến với một số tên gọi khác như vương liên, chi liên, vận liên, thượng thảo,…
Đặc điểm của cây hoàng liên
Đặc điểm của cây hoàng liên bao gồm:
Thuộc loại cây thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng 30cm.
Lá mọc so le, cuống dài, mọc lên từ thân rễ. Phiến lá gồm 3 – 5 lá chét, mỗi lá chét chia thành nhiều thùy, mép có răng cưa.
Hoa màu trắng, mọc ở ngọn.
Quả có nhiều đài, khi chín chuyển màu vàng. Hạt bên trong màu nâu đen,
Phần được dùng nhiều của cây vương liên là thân rễ. Thân rễ hình trụ, khô, kha cứng, có nhiều rễ con bao quanh, bên trên là các đốt khúc khuỷu. Rễ thường dài khoảng 3,2 – 6,5cm, vỏ ngoài màu vàng nâu, bên trong vàng tươi. Phía trên cùng của rễ phình lớn và phân nhánh.
2.Phân bố, trồng hái và chế biến hoàng liên
Hoàng liên thường mọc ở vùng núi có độ cao 1500 – 1800m. Hoàng liên mọc hoang và trồng nhiều ở Trung Quốc (có nhiều ở Tứ Xuyên, Hồ Bắc…) ở nước ta hoàng liên mọc hoang trên dãy núi Hoàng Liên Sơn (Sapa có loài Coptis quinquesecta Wang, Coptis chinensis Franch và ở Quảng Bạ – Hà Giang có loài Coptis chinensis Franch).
Hoàng liên ưa chỗ lạnh, mát, ẩm thấp (không ưa chỗ nóng nhiều, khô ráo và nhiều ánh sáng) nhiệt độ nơi trồng phải thấp dưới 30oC, đất dẽ tháo nước, tốt nhất là đất có cát và nhiều mùn. Khi trồng có thể dùng phân chuồng,phân xanh; nếu đất chua có thể dùng thêm vôi.
Trồng bằng hạt.
Người ta thường trộn hạt lẫn với cát nhỏ theo tỉ lệ 1:1 rồi đem gieo. Khi cây có 5 – 6 lá đem trồng thành hàng cách nhau 40 cm, cây nọ cách cây kia 30 cm. Thường trồng vào mùa xuân.
Hàng năm thường thu hái hoàng liên vào cuối mùa thu hoặc đầu mùa đông (trước khi có tuyết ở những nơi lạnh). Hoàng liên trồng thì thu hái sau khi cây được 4 – 5 năm. Đào cả cây, loại bỏ đất cát, cắt loại thân, lá, đem phơi, sấy khô rồi đóng gói. Ở Trung Quốc ngoài việc dùng sống còn đem sao với rượu hoặc chế thành du hoàng liên (tẩm hoàng liên với nước sắc của ngô thù du đem sao nhẹ) hay khương hoàng liên (tẩm hoàng liên với nước ép của gừng tươi sao nhẹ).
3.Bộ phận dùng của hoàng liên
Thân rễ (Rhizoma coptidis). Là những mẩu cong queo, dài 3cm trở lên, rộng 0,2 – 0,5 cm, có nhiều đốt khúc khuỷu và phân nhiều nhánh, trông giống hình chân gà nên thường gọi là hoàng liên chân gà. Mặt ngoài màu vàng nâu, mang vết tích của rễ phụ và của cuống lá. Chất cứng rắn, vết bẻ ngang phẳng, phần gỗ màu vàng tươi, tia ruột có lỗ rách, phần vỏ và ruột màu vàng đỏ, cũng có khi rỗng. Không mùi, vị rất đắng, tồn tại lâu.
Vi phẫu:
Cắt ngang thân rễ hoàng liên. Từ ngoài vào trong quan sát thấy: Thụ bì gồm có tầng hoá bần và lớp mô mềm vỏ ngoài đã chết. Lớp bần thứ cấp cấu tạo bởi những tế bào thành mỏng, xếp đều đặn. Mô mềm vỏ trong gồm những tế bào thành mỏng xếp lộn xộn, rải rác có những tế bào mô cứng thành rất dày xếp thành đám. Có nhiều đám sợi rời nhau xếp thành vòng tròn, sợi có thành dày, khoang tế bào hẹp. Libe xếp thành từng đám ứng với các đám sợi bên ngoài và sát bên trong các đám sợi. Tầng phát sinh libe-gỗ. Các bó gỗ phần trong thường liền nhau, phần ngoài rời. Trong cùng là mô mềm ruột:
Quan sát vi phẫu dưới kính hiển vi huỳnh quang với chùm tia cực tím có bước sóng λ = 365 nm thấy: Phần bần có huỳnh quang màu lam. Mô mềm vỏ, mô mềm tuỷ có huỳnh quang tím nâu. Các đám sợi, mô cứng, gỗ có huỳnh quang vàng:
Bột :
Bột màu vàng không mùi, vị đắng. Nhìn dưới kính hiển vi thấy: Mảnh mô mềm (1), mảnh mô mang tế bào cứng (2). Mảnh bần (3). Tinh bột kết thành khối (4). Sợi thành dày thường kết thành bó (5) màu vàng. Nhiều tế bào mô cứng thành dày, khoang rộng, thấy rõ các ống trao đổi (6). Mảnh mạch nhỏ có cấu trúc đặc biệt (7)
4.Thành phần hóa học hoàng liên
Thân rễ hoàng liên chứa nhiều alcaloid, hàm lượng từ 5 – 8%. Chủ yếu là berberin, ngoài ra còn chứa worenin, coptisin, palmatin, jatrorrhizin, magnoflorin.
Cả cây hoàng liên đều có alcaloid nhưng tỷ lệ trong các bộ phận của cây thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng và thời tiết. Vào khoảng tháng 9 – 10 ở thân rễ và rễ nhỏ có hàm lượng berberin cao. Ở lá già trước khi rụng, vào khoảng tháng 7 – 10 có hàm lượng alcaloid cao. Ở hoa có khoảng 0,56% và hạt chứa 0,23% berberin. Ngoài alcaloid trong rễ hoàng liên còn có tinh bột, acid hữu cơ như acid ferulic…
5.Kiểm nghiệm
Định tính
– Bẻ dược liệu đem soi: có huỳnh quang màu vàng chói, phần gỗ có huỳnh quang càng rõ.
– Lấy ít bột hay cắt mỏng dược liệu đặt lên phiến kính, nhỏ 1 giọt acid HCl đậm đặc, để yên 1giờ, soi kính hiển vi thấy nhiều tinh thể màu vàng.
– Lấy ít bột hay cắt mỏng dược liệu, nhỏ vào đó 1- 2 giọt ethanol 95% và 1 giọt HNO3, để yên – 10 phút soi dưới kính hiển vi thấy xuất hiện tinh thể màu vàng hình kim.
– 0,1g bột dược liệu, ngâm 2 giờ với 10 ml nước,chiết lấy 2 ml dịch ngâm +1 giọt H2SO4 đậm đặc. Thêm dần dung dịch bão hòa clo vào. Giữa 2 lớp chất lỏng có màu đỏ sẫm.
– Định tính bằng sắc kí lớp mỏng (Dược điển VN)
+ Bản mỏng silicagel GF254
+ Dung môi khai triển: n- butanol- acid acetic băng- nước tỉ lệ 7:1:2
+ Dung dịch thử: lấy 0,1 (g) bột dược liệu + 5 ml methanol, lắc trong 30 phút. Lọc lấy dịch làm dung dịch thử.
+ Dung dịch chuẩn: 0,1mg berberin clorid hòa tan vào 1ml methanol + 0,5 mg palmatine clorid+ 1 ml methanol.
+ Tiến hành: chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 ml mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển để khô. Quan sát ở UV 365nm. Trên sắc kí đồ của dung dịch thử phải có vết phát quang cùng giá trị Rf tương ứng với vết beberin clorid & palmatin hydroclorid dung dịch chuẩn.
Định lượng
Phương pháp cân
Cân chính xác 5g bột dược liệu sấy khô ở 80°C đến khối lượng không đổi. Cho vào bình Zaichenko, lấy kiệt hoạt chất băng , cất trên nồi cách thủy. Thêm 30ml nước và 3g MgO đun cách thủy ở 70°C trong 15 phút. Lọc rửa cắn bằng nước nóng nhiều lần đến khi không còn màu nữa. Gộp dịch lọc với dịch rửa, cho thêm dung dich KI 50% để tủa berberin. Lọc rửa bằng dung dịch KI. Dùng nước kéo tủa vào bình chịu nhiệt 250ml có nút mài. Đun trên nồi cách thủy, lắc cho berberin iodid phân tán đều trong nước.
Khi nhiệt độ bình tăng 70°C, thêm 50ml aceton. Đậy nút bình, tiếp tục đun để hòa tan berberin iodid. Thêm thật nhanh 3ml dung dịch amoniac, lắc bình cho đến khi kết tủa. Lọc tủa phức berberin aceton vào một chén nung đã cân trước. Rửa tủa bằng ether ethylic, sấy khô ở 105°C trong 3 giờ.
Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao:
Định lượng đồng thời berberin & palmatin
Pha động: 3,4(g) kalidihydrophotphat, 1,7 g Natri laurylsunfat trong hỗn hợp nước- acetonitril (1:1)
Dung dich chuẩn: pha 1dung dịch chuẩn chứa 0,015mg palmatin clorid và 0,06mg berberin clorid trong 1 ml methanol
Dung dịch thử: cân chính xác 0,07g bột dược liệu. làm như phương pháp cân
Tiến hành: tiêm riêng biệt dung dịch thử, dung dịch chuẩn. Căn cứ diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn, tính hàm lượng của berberin và palmatin trong dược liệu.
Dược liệu chứa ít nhát 3,5% berberin, 0,5% palmatin.
Cách dùng cây hoàng liên hiệu quả
Cách dùng cây hoàng liên chữa bệnh được nhiều người biết đến thông qua các bài thuốc Đông y. Tuy nhiên, để sử dụng loại cây này hiệu quả nhất thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số cách dùng cây vương liên tốt mà bạn có thể tham khảo:
Cách dùng giúp kích thích tiêu hóa
Thành phần: Bột rễ cây vương liên 0,5g, bột quế chi 0,75g, bột đại hoàng 1g.
Cách dùng: Các vị thuốc trên chia thành 3 phần, uống hết trong ngày.
Cách dùng cây hoàng liên trị các bệnh về mắt
Cách dùng cây hoàng liên trị các bệnh về mắt như quáng gà, mắt sưng đỏ, có màng mộng,… Tùy từng triệu chứng của bệnh người dùng có thể tham khảo các bài thuốc dưới đây:
Bài thuốc 1: Trị mắt sưng đỏ đỏ phong nhiệt.
Chuẩn bị một lượng vừa đủ các vị thuốc sau: Vương liên, cam cúc hóa, địa hoàng, cam thảo sảo, kinh giới tuệ, sài hồ, thuyền thoái, xuyên khung, mộc thông.
Cách thực hiện: Tất cả đem sắc thành thuốc, uống hết trong ngày.
Bài thuốc 2: Trị quáng gà, mắt mờ, có màng mộng.
Thành phần: Bột rễ cây vương liên 40g, gân dê đực sống 1 cái, quyết nhuyễn.
Cách thực hiện: Tất cả đem tán bột mịn rồi trộn đều làm thành viên có kích thước bằng hạt ngô.
Cách dùng: Mỗi lần dùng 21 viên, uống với nước tương nóng. Lưu ý, trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh không được ăn thịt heo.
Cách dùng cây hoàng liên trị các bệnh lở loét
Ngươi dùng có thể tham khảo một trong các cách sau:
Bài thuốc 1: Trị lở loét do nhiệt độc.
Thành phần: Vương liên, hoàng bá, hoàng cầm mỗi loại 8g; chi tử 12g.
Cách làm: Tất cả đem sắc nước uống trong ngày, sử dụng kiên trì sẽ mang lại hiệu quả.
Bài thuốc 2: Trị lở miệng.
Chuẩn bị một lượng vừa đủ các vị thuốc sau: Vương liên, ngũ vị tử và cam thảo.
Cách dùng: Tất cả đem sắc đặc, lấy nước cốt để ngậm.
Cách dùng cây hoàng liên trị chứng hồi hộp, tâm phiền, hoảng sợ
Bài thuốc 1: Trị tâm phiền, hồi hộp, hoảng sợ.
Thành phần: Vương liên 20g, cam thảo 10g, chu sa 16g.
Cách thực hiện: Tất cả đem tán thành bột mịn rồi chưng cùng rượu, làm thành viên có thích thước bằng hạt lúa lớn.
Liều dùng: Mỗi lần uống 10 viên, sử dụng kiên trì hàng ngày sẽ có hiệu quả.
Bài thuốc 2: Trị chứng hồi hộp gây khó ngủ.
Thành phần:Vương liên 20g, nhục quế tâm 2g.
Cách dùng: Các vị thuốc đem tán bột rồi trộn với mật làm thành viên. Người bệnh uống với nước muối nhạt lúc đói.
Cách dùng cây hoàng liên trị các bệnh thấp nhiệt, giúp hạ sốt
Cách dùng cây hoàng liên trị các bệnh thấp nhiệt, giúp hạ sốt rất hiệu quả. Người bện có thể tham khảo các bài thuốc sau:
Bài thuốc 1: Trị thấp nhiệt, mắt đỏ, sưng đau, mắt mờ.
Thành phần: Vương liên, hoàng cầm, hoàng bá mỗi loại 8g; thiên hoa phấn, chỉ tử, liên kiều, cúc hoa mỗi loại 12g; xuyên khung, bạc hà mỗi loại 4g.
Cách thực hiện: Các vị thuốc trên đem sắc thành thuốc uống hàng ngày.
Bài thuốc 2: Trị sốt cao do lỵ trực trùng cấp.
Thành phần: Vương liên 4g; mộc hương 8g; hoàng bá, tần bì, cát căn, bạch đầu ông mỗi loại 12g.
Cách làm: Tất cả sắc nước, uống hết trong ngày.
Cách dùng cây hoàng liên trị kiết lỵ, tiêu chảy
Bài thuốc 1: Trị tiêu chảy do lên sởi.
Chuẩn bị một lượng vừa đủ các thảo dược: Vương liên, cam thảo, cát căn, thăng ma, thược dược.
Cách làm: Các vị thuốc trên đem sắc thành thuốc uống trong ngày dùng điều trị tiêu chảy do sởi.
Bài thuốc 2: Trị kiết lỵ.
Chuẩn bị 12g bột vương liên.
Cách dùng: Thuốc chia làm 3 lần, uống hết trong ngày.
Bài thuốc 3: Trị lỵ trực khuẩn, viêm ruột.
Chuẩn bị: Vương liên 80g, mộc hương 20g.
Cách làm: Tất cả đem tán bột rồi làm thành viên.
Liều dùng: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần uống 2 – 8g.
Nguồn gốc
Ở Việt Nam, cây vương liên thường mọc hoang trong các rừng kín thướng xanh ở độ cao khoảng 1.300 – 1.400m tại một số địa phương như Hà Giang, Sapa.
Rễ cây được thu hoạch vào mùa đông (tháng 11 – 12). Rễ sau khi mang về phải rửa sạch, chỉ lấy thân rễ rồi đem phơi hoặc sấy khô. Trước khi dùng phải ủ cho mềm rồi mới đem thái mỏng để dùng. Ngoài ra, loại dược liệu này rất dễ bị mốc nên cần bảo quản ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ của cây hoàng liên xảy ra với tùy từng người do cơ địa khác nhau. Một số tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải khi dùng thuốc là:
Chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn.
Huyết áp hạ.
Cám giác hơi ngứa ở vùng da bị tổn thương.
Lưu ý: Những người âm hư, phiền nhiệt, tỳ hư tiết tả không nên dùng loại thảo dược này.