Chắc hẳn nói tới cây hoàng bá thì có lẽ rất ít người biết tới vị thuốc này bởi hiện nay cây thuốc trên ta vẫn phải nhập từ bên ngoài. Đây là vị thuốc rất tốt cho tiêu hóa.
Cây hoàng bá còn có tên gọi là hoàng nghiệt là vị thuốc đa công dụng, đặc biệt là hiệu quả điều trị bệnh đường ruột.
Có 2 loại hoàng bá: Phellodendron amurense Ruprecht (còn gọi là hoàng nghiệt, quang hoàng bá) và cây xuyên hoàng bá – Phellodendron chinensis Schneider (còn gọi là hoàng bì thụ) thuộc họ Cam – Rutaceae.
1.Đặc điểm thực vật Cây hoàng bá
Hoàng bá là cây gỗ, to, cao 10-25m, đường kính thân tới 50cm, cành rất phát triển, vỏ màu nâu nhạt hoặc xám nhạt, lớp bần dày, mềm, có đường rách dọc lung tung, vỏ màu vàng tươi. Lá kép lông chim, mọc đối có 5-13 lá chét hình trứng hoặc mũi mác, dài 5-12cm, rộng 3-4,5cm, mép có răng cưa nhỏ hoặc hình gợn sóng, mặt trên màu lục xám, mặt dưới màu xanh nhạt, phần gốc của gân giữa mang lông che chở mềm. Hoa nhỏ màu vàng lục hoặc vàng nhạt, mẫu 5, hoa đơn tính, khác gốc. Qủa mọng, hình cầu, khi chín có màu tím đen, có mùi thơm đặc biệt. Mùa hoa vào tháng 5-7, mùa quả vào tháng 9-11.
Xuyên hoàng bá – Phellodendron chinensis Schneider cây nhỏ và thấp hơn, vỏ màu xám, mỏng và không có bần dày. Có 7 – 15 lá chét, mặt dưới có lông mềm, dài và rậm.
2.Phân bố, trồng hái và chế biến Cây hoàng bá:
Cây hoàng bá có nhiều ở vùng Đông Bắc Á Châu, được trồng nhiều ở Trung Quốc và Nhật Bản, ở Nga (vùng Seberi). Ta đã di thực trồng thí nghiệm những năm 1960 ở Lào Cai (Sa Pa), lai Châu (Sìn Hồ), Vĩnh Phúc (Tam Đảo) và Lâm Đồng (Đà Lạt) thành công, thấy cây mọc tốt và khỏe. Đang có hướng phát triển cây này.
Cây hoàng bá ưa khí hậu mát, chịu được rét, thích hợp với vùng núi cao trên 1000m, thường rụng lá về mùa đông, thích nghi với đất màu, yêu cầu phân bón cao. Trồng bằng hạt, gieo ở vườn ươm, sau 1 năm mới đánh ra trồng.
Hái vỏ cây đã trồng trên 10 năm, hái vào mùa hạ, cạo sạch lớp bần, cắt thành từng miếng phơi khô hoặc sấy khô. Khi dung, rửa sạch, ủ mềm, thái mỏng,phơi khô, tẩm rượu sao vàng hoặc sao cháy.
3.Bộ phận dùng Cây hoàng bá
Vỏ thân (Cortex Phellodendri)
Vị hoàng bá hiện nay còn phải nhập, về mặt thương phẩm có 2 loại hoàng bá:
Quan hoàng bá (Phellodendron amurenseRuprecht)
Dược liệu là những mảnh vỏ đã loại lớp bần, dày 1,5 – 4mm, mặt ngoài màu vàng lục có vết rãnh dọc, bần còn sót lại hơi đàn hồi màu vàng xanh, mặt trong màu vàng xám, cứng, vết bẻ có xơ, màu vàng tươi. Mùi hơi thơm, vị rất đắng.
Vi phẫu:
Cắt ngang từ ngoài vào trong có:lớp bần chứa sắc tố màu vàng nâu và có chứa calci oxalat hình lập phương. Lớp vỏ hẹp có rải rác sợi, tế bào mô cứng và tế bào thể cứng, mô mềm có chứa tinh bột và calci oxalat hình lập phương. Libe chiếm phần lớn, tia ruột có 2-3 hàng tế bào, sợi libe xếp thành bó gián đoạn hoặc liên tục tạo thành dải, những bó libe có chứa calci oxalat hình lập phương. Có nhiều tế bào chứa chất nhày.
Bột: Màu vàng lục, có huỳnh quang màu vàng sáng. Soi kính hiển vi thấy những đặc điem: đám sọi màu vàng khá nhiều, đường kín của sợi 15-24μm đến 38μm, vách rất dày, hóa gỗ, ống trao đổi thường không rõ. Sợi chúa tinh thể hình lập phương, tế bào chứa tinh thể có vách dày không đồng đều. Tế bào mô cưnngs tập trang thành từng đám màu vàng tươi, có khi đứng riêng,có một số tế bào thể cứng. Calci oxalat hình lập phương rất nhiều. Tế bào chứa chất nhày thấy ít, hình cầu, đường kính 32-42 μm, gặp nước không biến đổi rõ. Ngoài ra còn có tinh bột hình cầu nhỏ và các ống sàng.
Xuyên hoàng bá (Phellodendron chinensisSchneider)
Dược liệu là những mảnh dày 1 – 3mm, mặt ngoài màu vàng nâu nhạt có rãnh dọc, có những nốt sần màu tím nâu, hình thoi giữa các vết rách dọc. Phần bần còn sót không có tính đàn hồi, mặt trong màu vàng bẩn hơi óng ánh.
Vi phẫu
Phần vỏ chứa nhiều tế bào mô cứng. Libe có ít tế bào mô cứng, tia ruột thường ngoằn ngoèo.
Bột: Có nhiều tế bào thể cứng, đường kính 40 – 128μm, có ống trao đổi rõ; tế bào chứa chất nhày màu vàng, phần nhiều đứng rải rác, gặp nước dần trương lên thành hình tròn đường kính 40 – 72μm, có khi thấy tế bào chứa chất nhày phình to và rách.
4.Thành phần hóa học Cây hoàng bá
Trong vỏ hoàng bá có chừng 1.6% berberin,một lượng nhỏ phellodendron (C20H23O4N+), magnoflorin (C20H24O4N+), jatrorrhizin (C 20H20O4N+), palmatin (C21H22ON+), candixin (C11H18ON+), menisperin (C21H26O4N). Ngoài ra trong vỏ hoàng ba còn có những chất có tinh thể không chứa nitơ: obakullacton (C26H30O8) (limonin), obakunon (C26H30O7); hợp chất sterolic:7-dehydrostigmasterol, β-sistosterol, campesterol; chất béo…
Trong vỏ xuyên hoàng bá chứa khoảng 3% berberin.
5.Kiểm nghiệm
Lấy chừng 0,2g bột thêm 2ml acid acetic, đun sôi nhẹ, lọc. Dịch lọc thêm dung dịch iod, sẽ cho tủa màu vàng (berberin iod).
Phản ứng Liebermann xác định sự có mặt hợp chất sterolic.
Bột hay mảnh vỏ soi dưới ánh đèn tử ngoại sẽ có huỳnh quang màu vàng tươi.
6.Tác dụng dược lý Cây hoàng bá
Tác dụng kháng khuẩn.
Hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn với nhiều vi khuẩn Gram (+) và Gram(-). Dịch chiết với nước săc từ hoàng bá ức chế ở mức độ khác nhau đối với Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) Streptococcus hemolyticus, Bacillus diphtheriae, Bacillus anthracis (trực khuẩn than), Bacillus subtilis, Shigella shiga (trực khuẩn lỵ), S. fleexneri, còn đối với Enterococcus và Bacillus typhi (trực khuẩn thươnh hàn) thì ít tác dụng.
Berberin tác dụng trong ống nghiệm đối với liên cầu khuẩn ở nồng độ 1:20000, với trực khuẩn bạch hầu ở nồng độ 1:10000, với tụ cầu khuẩn ở nồng độ 1:7000, với trực khuẩn lỵ shiga ở nồng độ 1:300, với lỵ S. flexheri, trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn ở nồng độ 1:100.
Tác dụng kháng nấm.
Dịch chiết và nước sắc từ hoàng bá thí nghiệm trên ống kính có tác dụng ức chế đối với một số nấm gây bệnh ngoài da.
Tác dụng kháng trùng roi âm đạo (Trichmonas vaginalis)
Nước sắc hoàng bá 10% có tác dụng ức chế trùng roi âm đạo nhưng không mạnh.
Viên berberin đặt vào âm đạo đẻ điều trị nấm âm đạo trên 60 bệnh nhân,đạt tỷ lệ khỏi thấp 26,7%.Thuốc ít gây dị ứng.
Tác dụng hạ huyết áp.
Trên động vật gây mê, hoàng bá tiêm tĩnh mạch hoặc phuc mạc đều có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt và kéo dài. Nước sắc hoàng bá tiêm phúc mạc với liều 12g/kg/mèo gây mê, huyết áp hạ xuống còn 60% trị huyết áp ban đầu. Cao lỏng hoàng bá tiêm phúc mạc với liều 2g/kg/mèo gây mê cũng có tác dụng hạ huyết áp nhưng ảnh hưởng không rõ dến nhịp tim.
Hợp chất phellodendrin, tiêm tĩnh mạch với liều 0,3mg/kg/mèo,chó gây mê đều hạ huyết áp,cơ chế gây hạ huyết áp có liên quan đến tác dụng làm liệt hạch thần kinh của hợp chất.
Ngoài ra từ hoàng bá người ta còn chiết tách được một chất có tác dụng kích thích thụ thể beta. Thí nghiệm trên chuột cống trắng tiêm tĩnh mạch với liều 24mg/kg gây hạ huyết áp đồng thời làm tăng nhịp tim.
Hợp chất lacton trong hoàng bá có tác dụng ứ chế hệ thần kinh trung ương và gây hà đường huyết ở thỏ,ở thỏ đã cắt bỏ tuyến tụy không thể hiện tính chất này.
Tác dụng tăng tiết mật
Berberin có tác dụng tăng tiết mật và có ích trong giai đoan điều trị giai đoạn mạn tính của các bệnh viêm túi mật với rối loạn vâvj động đường dẫn mật,viêm túi mật do sỏi mật, viêm gan-túi mạt,có biến chứng của viêm ống mật. Nó ít tác dụng trong viêm túi mật cấp tính.
Tác dụng lợi tiểu.
Hoàng bá có tác dụng lợi tiểu và ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của Histamin và Acetylcholin. Hoàng bá được kết hợp với các thước hóa dược trongđiều trị viêm ruột kết mạn tính đạt kết quả tốt.
7.Công dụng và liều dùng Cây hoàng bá
Hoàng bá được dùng chữa kiết lỵ, tiêu chảy, hoàng đản do viêm ống mật, viêm đường tiết niệu, đái đục, bệnh trĩ, đau mắt, viêm tai, di tinh, khí hư, sốt, ra mồ hôi trộm. Ngày dùng 6 – 12g dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Dùng ngoài để rửa mắt, đắp chữa mụn nhọt, vết thương.
Dùng làm nguyên liệu chiết berberin.
Chú thích
Qủa: có ít berberin, palmatin,ngoài ra có tinh dầu (2,15%), trong tinh dầu chủ yếu là mycren (C10H16) (92%).
Lá: có các chất flavonoid (10%);trong đó phân lập được :phellamuri (C26H32O12) 1% trong lá tươi, amurensin (C26H30O12) 0,04% trong lá tươi, phellodendrosid (C26H32O12) 0,14% trong lá khô. Dihydrophellozid (C32H42O17), Phellozid (C26H40O17), Noricarisid (C26H30O12), Phellavin (C26H31O12), Phellatin (C26H30O12).