Tiêu chảy là bệnh đường tiêu hóa thường gặp nhất. Đối với người trưởng thành, bệnh tương đối ít nghiêm trọng khi họ có thể tự uống bù nước và điện giải.[acf field=”toc-fixed-left”]
Tuy nhiên, khi tiêu chảy xảy ra ở trẻ nhỏ, bệnh sẽ trầm trọng hơn nếu người lớn không cho trẻ uống thêm nước hoặc trẻ không thể uống (do ói, hôn mê). trí khi mắc phải rối loạn tiêu hóa.Do đó, hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để xử
Tìm hiểu chung định nghĩa tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng với lượng nhiều và số lần đi cầu nhiều hơn so với bình thường. Tùy vào thời gian kéo dài, có ba loại rối loạn tiêu hóa chính: Tiêu chảy cấp tính kéo dài trong một vài ngày đến một tuần; Tiêu chảy bán cấp kéo dài khoảng 03 tuần; Tiêu chảy mạn tính kéo dài hơn 04 tuần.
Những dấu hiệu và triệu chứng của tiêu chảy
Các triệu chứng phổ biến của bệnh tiêu chảy là: Phân lỏng; Đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn; Buồn nôn và ói mửa; Đau đầu; Ăn mất ngon; Khát nước liên tục; Sốt; Mất nước; Phân có máu; Lượng phân nhiều; Đi tiêu nhiều lần hoặc tiêu són, mót rặn; Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi gặp dấu hiệu nào cần phải đi khám bác sĩ ngay?
Trường hợp bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Bệnh tiêu chảy là bệnh nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng và đe dọa tính mạng chỉ trong một thời gian ngắn. Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu thấy trẻ đi tiểu ít, bị khô miệng và khô da, trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu và buồn ngủ. Bạn nên đưa bé đến bệnh viện ngay nếu có các triệu chứng sau: Các triệu chứng của mất nước như tay chân lạnh, da nhợt nhạt, giảm lượng nước tiểu, lơ mơ, li bì; Sốt cao; Phân chứa máu và mủ; Phân đen như hắc ín. Trường hợp rối loạn tiêu hóa ở người lớn:
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng sau đây:
Phân đen hoặc trong phân có máu; Buồn nôn và ói mửa; Mất ngủ; Tình trạng mất nước nghiêm trọng; Sụt cân. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người khác nhau nên sẽ có những triệu chứng rất khác nhau. Tốt nhất bạn nên thảo luận với bác sĩ về tình hình của mình.
Nguyên nhân gây ra tiêu chảy
Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, bao gồm: Không dung nạp thức ăn, chẳng hạn như chứng không dung nạp lactose; Dị ứng thực phẩm; Tác dụng phụ của một số thuốc; Nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng; Bệnh đường ruột. Nguy cơ mắc phải Đối tượng thường mắc rối loạn tiêu hóa Tiêu chảy rất phổ biến. Người lớn trung bình bị rối loạn tiêu hóa bốn lần một năm. Tất cả mọi người, bất kể độ tuổi và giới tính đều có thể bị tiêu chảy.
Đây cũng là một trong những lý do đi khám bệnh phổ biến nhất, bệnh có thể dao động từ mức độ nhẹ và tạm thời, cho đến mức độ nặng và có thể đe dọa mạng sống. Khi bị tiêu chảy kéo dài quá lâu mà không được điều trị, đây có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó chẳng hạn như bệnh viêm ruột hoặc hội chứng ruột kích thích.
Những yếu tố làm cho tiêu chảy tăng nặng.
Ngoài một số bệnh gây ra tiêu chảy, một số thói quen hằng ngày sau đây cũng có thể gây ra tiêu chảy: Không thường xuyên rửa tay sau khi đi vệ sinh; Bảo quản thực phẩm không an toàn và hợp vệ sinh; Không làm sạch bếp thường xuyên; Nguồn nước không sạch; Ăn đồ ăn thừa chưa hâm nóng; Không rửa tay bằng xà phòng.
Những biến chứng thường gặp của bệnh tiêu chảy cấp
Bệnh tiêu chảy cấp có thể dẫn đến những biến chứng như: rối loạn tiêu hóa nếu không được bù nước kịp thời và đủ nước gây mất nước nặng sẽ làm trẻ kiệt nước có thể gây tử vong. Suy thận cấp cũng có thể gây tử vong. Nên cần phải cho người bị rối loạn tiêu hóa uống nước nhiều lần, nhất là sau mỗi lần đi cầu. Suy dinh dưỡng do trẻ ăn ít trong thời gian bệnh. Ngay khi phát hiện trẻ bị tiêu chảy cấp cần cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, uống dung dịch oresol để bù nước. Theo dõi sát sao việc đi cầu của trẻ bao gồm số lần đi cầu, tình trạng phân, số lượng phân mỗi lẫn và biểu hiện của trẻ. Nếu số lần đi cầu ngày càng nhiều kèm theo việc trẻ không ăn uống, môi khô, sốt cao, nôn, mặt tái nhợt, người lả đi… cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Tác hại của tiêu chảy
Khi bệnh tiêu chảy cấp kéo dài trên 14 ngày sẽ dẫn tới tiêu chảy kéo dài. Nguyên nhân là do sử dụng thuốc kháng sinh điều trị không đúng làm tổn thương niêm mạc ruột kéo dài, gây loạn khuẩn. Nguyên nhân khác có thể do dùng thuốc cầm đại tiện nên làm giảm khả năng đào thải vi khuẩn gây bệnh hoặc người bệnh hạn chế ăn uống, ăn kiêng kéo dài. rối loạn tiêu hóa kéo dài gây rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, thậm chí có thể gây tử vong. Tiêu chảy cấp nếu để lâu sẽ chuyển sang tiêu chảy kéo dài
Mất nước
Người bệnh bị tiêu chảy nhiều, nôn mửa, sốt hay đổ mồ hôi quá nhiều khiến lượng nước, chất lỏng trong cơ thể bị mất đi và cơ thể không thể thực hiện được các chức năng bình thường. Tình trạng mất nước ở người lớn có những dấu hiệu như: Khát nước, tiểu ít, khô niêm mạc mắt, miệng, mắt trũng, da nhăn, mạch nhanh, tụt huyết áp, ngất xỉu. Ở trẻ em, dấu hiệu mất nước gồm có: Trẻ quấy khóc, đòi uống nước, tiểu ít, khô mắt, khô miệng, khô niêm mạc môi, da nhăn nheo. Những trẻ nhỏ có thóp lõm xuống, mắt trũng, trẻ khóc không có nước mắt, ngủ nhắm mắt không kín. Nếu trẻ bị mất nước nặng sẽ có thêm những dấu hiệu về thần kinh như người lừ đừ, hôn mê li bì hoặc xuất hiện cơn co giật.
Suy dinh dưỡng
Tiêu chảy cấp nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ biến chứng thành tiêu chảy kéo dài và dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Trẻ mệt mỏi, biếng ăn, khả năng hấp thu dinh dưỡng kém, trong khi đó mẹ lại kiêng khem, không cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Do đó, trẻ bị sụt cân, nếu rối loạn tiêu hóa kéo dài thì trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng rất cao.
Hạ kali máu
Bệnh tiêu chảy cấp chuyển thành tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời và một trong đó là tình trạng hạ kali máu. Các triệu chứng hạ kali máu gồm: Người khó chịu, mệt mỏi, yếu cơ, liệt cơ, co cứng cơ, giảm phản xạ, suy hô hấp; rối loạn tiêu hóa như bón liệt ruột, nôn ói; các triệu chứng tim mạch như rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp tư thế khiến người bệnh bị ngất xỉu. Tình trạng hạ kali máu dễ dẫn đến suy hô hấp, loạn nhịp tim và có thể gây tử vong.
Trụy mạch, tử vong
Bệnh tiêu chảy cấp khiến bệnh nhân bị mất nước, nôn mửa, không ăn uống được, gây ra tình trạng mất nước nặng, hạ kali máu, rối loạn điện giải, tụt huyết áp, mệt xỉu, hôn mê. Nếu rối loạn tiêu hóa cấp không được chẩn đoán, điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng trụy mạch và khiến bệnh nhân tử vong.
Điều trị tiêu chảy hiệu quả như thế nào?
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán tiêu chảy
Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và hỏi các triệu chứng cũng như quá trình bệnh của bạn để xác định nguyên nhân gây tiêu chảy. Bạn nên kể chi tiết về cảm giác của bạn, số lần đi tiêu trong ngày, những gì bạn đã ăn trước khi bị rối loạn tiêu hóa, các loại thuốc đã và đang dùng, các triệu chứng đi kèm nếu có.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn phải làm xét nghiệm bổ sung để biết thêm về tình trạng của bạn. Những xét nghiệm này có thể bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và phân, khám trực tràng.
Phương pháp dùng để điều trị tiêu chảy
Đối với tiêu chảy nhẹ, việc điều trị thường chỉ là bồi hoàn lại đủ số dịch bị mất. Điều này có nghĩa bạn cần phải uống nhiều nước, hoặc uống các thức uống có chứa chất điện giải. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể cần phải đến bệnh viện để truyền nước vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Nếu bạn bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc kháng sinh. Bác sĩ hoặc dược sĩ có thể cho bạn uống một loại dung dịch bù nước, đây là loại nước uống được pha chế đặc biệt để ngăn ngừa hoặc điều trị mất nước, đặc biệt là do rối loạn tiêu hóa. Dung dịch này có thể cung cấp đường, muối và các khoáng chất quan trọng khác đã bị mất trong quá trình rối loạn tiêu hóa. Dung dịch bù nước đường uống thích hợp cho cả trẻ em và người lớn, có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến tiêu chảy
Theo các nhà dinh dưỡng, bạn có thể kiểm soát được tiêu chảy nếu áp dụng một số biện pháp sau: Uống nước ép trái cây không đường; Ăn các loại thực phẩm chứa kali cao như chuối, khoai tây; Ăn các loại thực phẩm và uống chất lỏng có chứa natri cao như nước canh, súp, nước giải khát, bánh quy mặn; Ăn các thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như rau xanh, bột yến mạch, gạo; Hạn chế thực phẩm có đường vì chúng có thể sẽ làm cho bệnh tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn; Tránh các thực phẩm có chứa caffeine như trà, cà phê và nước giải khát có gas; Tránh các sản phẩm từ sữa và các thực phẩm giàu magiê.
Tiêu chảy cấp tính có nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Bệnh có thể dễ dàng kiểm soát nếu được điều trị thuốc và bù đủ nước điện giải cũng như chất dinh dưỡng. Đối với những trường hợp tiêu chảy nặng và mất quá nhiều nước (như bệnh tả), người bệnh cần được nhập viện để bù nước nhanh bằng đường truyền tĩnh mạch. Khi trẻ em bị rối loạn tiêu hóa, người chăm sóc cần tránh việc cho trẻ nhịn ăn hoặc uống, nên cho trẻ uống nhiều nước và ăn uống bình thường, chú ý chọn thức ăn nấu chín kỹ và dễ tiêu hóa như cháo thịt, cơm…
Tốt nhất nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị thích hợp. Còn những trường hợp tiêu chảy kéo dài, bạn cần tìm kiếm nguyên nhân và điều trị phức tạp hơn và tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
Chú ý: Việc điều trị tiêu chảy bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc. Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới. Các sản phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.