Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và đĩa đệm bị thoái hóa kèm theo một số phản ứng viêm làm giảm dịch nhày giúp bôi trơn ở các khớp. Hiện tượng này gây ra cảm giác đau nhức và hội chứng cứng khớp.
Đây là một căn bệnh mãn tính, thường gặp ở những người trên 40 tuổi, đặc biệt là những người trên 60 tuổi. Tác nhân cơ bản dẫn tới thoái hóa khớp được các nhà khoa học xác định là do quá trình lão hóa tự nhiên của con người. Ngoài ra những người trong cuộc sống hay phải chịu áp lực quá tải kéo dài cũng có nguy cơ cao bị thoái hóa.
Triệu chứng thoái hóa khớp
Các triệu chứng của thoái hóa khớp rất đa dạng và không giống nhau ở tất cả bệnh nhân, một số biểu hiện thường hay gặp nhất là:
Đau nhức quanh khớp:
Những cơn đau thường âm ỉ, đôi lúc phát triển thành đau cấp tính khi bệnh nhân vận động mạnh. Thời gian đầu người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi là cơn đau sẽ biến mất. Sau khi mắc bệnh trong một khoảng thời gian nếu không có biện pháp cải thiện thì cơn đau sẽ xuất hiện liên tục. Khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh, độ ẩm cao và áp suất giảm sẽ khiến xương khớp đau nhức dữ dội.
Cứng khớp:
thường hay xảy ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Bệnh nhân khó cử động được các khớp đamg bị tổn thương, sau khi nghỉ ngơi 10 – 30 phút đau sẽ giảm dần.Nếu như bệnh thoái hóa khớp ở giai đoạn nặng thì cứng khớp sẽ kéo dài hơn.
Nghe thấy tiếng kêu lạo xạo khi cử động mạnh: vì phần sụn và đệm giữa hai đầu xương bị hao mòn, nếu người bệnh di chuyển, phần đầu xương sẽ sát vào nhau, chạm vào phần sụn bị bào mòn gây tiếng lạo xạo. Dấu hiệu triệu chứng viêm khớp này sẽ nghe rất rõ khi vận động mạnh. Kèm theo là những cơn đau nhức dữ dội.
Hạn chế vận động các khớp:
khó có thể thực hiện được các động tác như cúi sát đất, quay cổ…
Teo cơ, khớp sưng đau hoặc biến dạng: Các khớp xương bị sưng tấy, đau, biến dạng, cơ xung quanh bị yếu và mỏng dần, teo đi. Đầu gối bị di lệch khỏi trục, các ngón tay bị u cục và gồ ghề, ngón chân thì cong vẹo,…
Nguyên nhân thoái hóa khớp
Bệnh thoái hóa khớp thường hay xảy ra một khi sự tái tạo hoặc thoái hóa sụn khớp bị mất đi cân bằng. Tình trạng này diễn ra nhanh khiến cho phần sụn và đệm giữa các khớp bị hao mòn, hai đầu khớp xương sát lại gần và chạm vào nhau gây ra tổn thương kèm theo đau nhức.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ gây thoái hóa khớp
Tuổi tác: Thoái hóa khớp bắt nguồn từ lão hóa xương, chính vì thế tuổi tác càng cao thì sẽ càng dễ mắc bệnh. Thông thường thoái hóa thường xuất hiện sau 40 tuổi.
Béo phì: Thừa cân hoặc béo phì dễ khiến cho trọng lượng cơ thể chèn ép lên các khớp và dẫn đến thoái hóa, đặc biệt là khớp gối.
Khớp bị tổn thương: Khớp xương bị tổn thương do tai nạn hoặc hoạt động quá sức.
Dị tật bẩm sinh ở khớp: người mắc các dị tật bẩm sinh ở khớp hoặc xảy ra lúc còn trẻ thì có nguy cơ bị thoái hóa rất lớn và nghiêm trọng.
Di truyền: Người trong gia đình có bố hay mẹ mắc bệnh thì cũng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
Các loại bệnh thoái hóa khớp
Dựa vào vị trí của khớp bị thoái hóa mà người ra chia thành các loại khác nhau và mỗi loại sẽ có những đặc điểm, nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa khác nhau. Gần như thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất cứ khớp nào, sau đây sẽ là những loại thường hay gặp.
Các vị trí thoái hóa khớp thường gặp
Khớp gối
Khớp vai
Khớp háng
Bàn tay, ngón tay
Cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống cổ
Bàn chân
Gót chân
Chẩn đoán
Khi bạn có bất cứ biểu hiện bất thường nào ở khớp, hãy nên đến bệnh viện để thực hiện thăm khám và chẩn đoán.
Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp dựa trên những triệu chứng đau cũng như các dấu hiệu kèm theo.
Một số xét nghiệm sẽ được các bác sĩ yêu cầu thực hiện như:
Chụp X–quang ở vị trí các khớp có dấu hiệu bị thoái hóa, đau nhức
Xét nghiệm máu
Dựa vào kết quả xét nghiệm và các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán sơ bộ và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Các biến chứng do thoái hóa khớp
Đối với nhiều người, thoái hóa là một chứng đau mãn tính, có thể khiến bạn cạn kiệt sức và suy nhược. Bệnh cũng có thể dẫn đến các vấn đề về lo âu và trầm cảm.
Theo một nghiên cứu:
Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân hàng đầu gây suy nhược ở người lớn
Khoảng 80% người bị thoái hóa di chuyển bị hạn chế một vài vận động
Khoảng 25% người bị thoái hóa không thể thực hiện các hoạt động thông thường trong cuộc sống.
Bên cạnh gây đau, thoái hóa còn gây ra nhiều biến chứng khác, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh.
Một số biến chứng do thoái hóa khớp
Rối loạn giấc ngủ
Đau và nhức khớp có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bên cạnh đó, nếu không ngủ đủ giấc, mức độ đau của bạn dường như sẽ tăng lên. Cứng khớp và chuyển động bị hạn chế cũng làm bạn không được thoải mái khi ngủ.
Giảm năng suất làm việc
Nhiều người thường phải nghỉ phép vài ngày trong năm do cơn đau mạn tính. Viêm khớp cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn như:
Công việc nhà
Nấu ăn
Mặc đồ
Nhìn chung, bạn vẫn có thể sinh hoạt bình thường nếu được điều trị. Tuy nhiên, những người bị thoái hóa khớp vẫn cần hỗ trợ cho những công việc nhỏ hàng ngày.
Tăng cân
Đau và cứng khớp có thể làm bạn ngại vận động. Bạn có thể không muốn tham gia những hoạt động mà trước đây mình rất thích.
Viêm khớp có thể làm giảm khả năng tập thể dục, thậm chí là đi bộ. Việc không vận động sẽ làm bạn mất đi một niềm vui trong cuộc sống cũng như khiến bạn tăng cân không mong muốn. Tăng cân có thể làm nặng thêm các triệu chứng của thoái hóa khớp cũng như làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác như:
Tiểu đường
Tăng huyết áp
Bệnh tim mạch
Gút
Gút cũng là một trong những biến chứng do thoái hóa gây ra. Thoái hóa có thể làm thay đổi sụn, dẫn đến các tinh thể urat natri hình thành trong khớp, gây ra bệnh gút và đau cấp tính. Gút thường xuất hiện ở ngón chân cái.
Chứng vôi hóa sụn khớp
Thoái hóa khớp có thể làm hình thành các tinh thể canxi trong sụn, thường là ở đầu gối.
Vôi hóa khớp có thể làm cho các triệu chứng thoái hóa nghiêm trọng hơn. Đôi khi, các tinh thể canxi chuyển động, gây ra các cơn đau cấp tính.
Lo âu và trầm cảm
Theo một nghiên cứu về mối liên quan giữa lo âu, trầm cảm với thoái hóa , các cơn đau của thoái hóa thường ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần. Hơn 40% người tham gia nghiên cứu này đều có dấu hiệu lo lắng và trầm cảm tăng lên do các triệu chứng của thoái hóa khớp.
Các biến chứng thoái hóa khớp khác gồm:
Hoại tử xương
Gãy xương do áp lực
Chảy máu hoặc nhiễm trùng trong khớp
Tổn thương gân và dây chằng xung quanh khớp
Dây thần kinh bị chèn ép trong cột sống do thoái hóa khớp ở cột sống
Những hậu quả của thoái hóa khớp
Để càng lâu không chữa trị thì hậu quả của thoái hóa khớp càng nặng. Nếu khớp đã bị hủy hoại nặng, dính khớp thì dù được điều trị tích cực, bệnh nhân cũng khó lòng phục hồi chức năng vận động.
Hậu quả của thoái hóa nặng nề nhất là sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn và đầu xương bị tổn hại nặng nề, người bệnh đứng trước nguy cơ phải thay khớp nhân tạo để có thể duy trì khả năng vận động.
Nếu thấy các triệu chứng thoái hóa thì người bệnh nên đến các bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị kịp thời. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ làm giảm thiểu các cơn đau và giảm nguy cơ tàn phế.
Điều trị
Vật lý trị liệu
Các phương pháp vật lý trị liệu giúp cho bệnh nhân thoái hóa khớp giảm đau rất hiệu quả như: Chườm nóng, chườm lạnh, chiếu đèn hồng ngoại, sử dụng máy phát sóng ngắn, siêu âm, xung điện…
Ngoài ra khi xuất hiện các cơn đau nhức thì người bệnh cần phải nghỉ ngơi, hạn chế tối đa để khớp phải hoạt động.
Thuốc tân dược
Nếu như bệnh nặng bạn nên sử dụng các loại thuốc sau:
Thuốc chống viêm, giãn cơ, giảm đau
Thuốc chondroitin, glucosamine
Tiêm acid hyaluronic
Phòng tránh
Thoái hóa khớp là một phần của bệnh tuổi già theo quy luật tự nhiên nên khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu như bạn thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây thì có thể kéo dài thời gian và giảm mức độ nghiêm trọng khi bị thoái hóa.
Sau tuổi 40 cần đặc biệt tuân thủ một chế độ sinh hoạt lành mạnh, luyện tập kết hợp ăn uống khoa học, hợp lý.
Tránh những tư thế không phù hợp, động tác đột ngột, quá mạnh trong khi làm việc, sinh hoạt.
Giữ cân nặng ổn định, tránh tình trạng thừa cân để giảm áp lực lên khớp xương.
Nếu có bất cứ dấu hiệu đau bất thường nào ở khớp thì hãy đi khám ngay
Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho xương, sụn để cân bằng quá trình thoái hóa, tái tạo tế bào.
Cần làm giảm triệu chứng đau:
Bằng các biện pháp xoa bóp, vật lý trị liệu, uống thuốc giảm đau (tránh các loại tân dược vì có tác dụng nhanh nhưng gây nhiều tác dụng phụ) được chiết xuất hoàn toàn bằng thảo dược.
Phục hồi chức năng của các khớp xương: Nếu ở thể nặng có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật (theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa), thực hiện các bài tập cho khớp xương.
Hạn chế hoặc nói cách khác là ngăn chặn sự thoái hóa: Bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sống tích cực, duy trì các bài tập thể dục phù hợp và uống thuốc ngăn chặn sự thoái hóa thêm của khớp xương.
Phương pháp phòng tránh bệnh thoái khóa khớp
Vì bệnh thoái hóa khớp là một quy luật tự nhiên của con người nên chúng tôi có lời khuyên cho các bạn nên lưu ý một số những yếu tố sau để phòng tránh, đẩy lùi bệnh thoái hóa.
Sinh hoạt cho người bệnh thoái hóa khớp
Duy trì tập thể dục hàng ngày:
Những bài tập Yoga, thái cực quyền, khí công (tùy đối tượng bệnh) nhẹ nhàng, phù hợp với bệnh thoái hóa khớp và giúp các khớp đỡ cứng, tái tạo thêm chất nhờn cho các khớp xương.
Sống tích cực:
Tập đặt cho mình lịch nghỉ ngơi hợp lý sau thời gian làm việc (mắt nhắm nhẹ, hoàn toàn không suy nghĩ tới công việc, thả lỏng cơ thể, hít sâu thở chậm, không tiếp xúc với các thiết bị điện tử như smartphone, vi tính, tivi..)
Tránh suy nghĩ stress tiêu cực hoặc đặt ra áp lực cho bản thân, tránh tiếp xúc với những thông tin tiêu cực (không liên quan) làm ảnh hưởng không tốt cho trí não…
Tránh mang vác vật nặng quá sức:
Biết liệu sức khỏe và bệnh của mình để tránh làm bệnh nặng thêm
Giữ ấm khi thay đổi thời tiết:
Luôn biết giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng:
Hạn chế tối đa thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt cừu..) đó là những loại thịt có hàm lượng axit rất cao (axit làm tăng cơn đau nhiều hơn). Nên thực hiện giảm dần dần
Ăn nhiều rau xanh, củ quả, các loại thức ăn có hàm lượng canxi cao: súp lơ, cải xanh, hải sản, tôm, cua, xương heo.
Vì bệnh xương khớp thường mang đến tâm bệnh. Vì vậy cần có chế độ chăm sóc cho người bệnh.
Khuyến khích bệnh nhân vận động, tập thể dục
Các triệu chứng thoái hóa khớp gối gây đau nhức, khó vận động nên làm cho nhiều bệnh nhân cảm thấy không thoải mái và ít vận động. Nhưng nếu duy trì tình trạng này quá lâu có thể khiến cho bệnh nhân cảm thấy cứng khớp, khó khăn cho việc di chuyển. Vì vậy, người thân cần hỗ trợ bệnh nhân vận động bằng cách chuẩn bị gậy, nạng hoặc nâng đỡ để bệnh nhân di chuyển an toàn hơn.
Chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối
Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có thể luyện tập yoga theo chỉ định
Ngoài ra, người thân cũng nên tạo điều kiện để cho người bệnh tiếp xúc với các bài tập yoga, bơi lội hoặc dưỡng sinh đơn giản. Các bài tập vật lý trị liệu cũng giúp cho bệnh nhân cảm thấy bớt đau nhức và khớp gối linh hoạt hơn.
Quan tâm, động viên và chia sẻ với bệnh nhân
Tâm lý thoải mái, vui vẻ sẽ giúp cho bệnh nhân cải thiện được chứng thoái hóa khớp gối nhanh chóng hơn. Vì thế, ngoài việc chăm sóc và hỗ trợ bệnh nhân trong việc luyện tập thì người thân cũng nên động viên, nói chuyện với bệnh nhân nhiều hơn. Điều này giúp cho người bệnh cảm thấy có động lực và sớm vượt qua bệnh tốt hơn.
Trên đây là một số biện pháp chăm sóc bệnh nhân thoái hóa mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng rằng bài viết này có thể giúp ích cho việc duy trì và cải thiện bệnh thoái hóa khớp.
Chú ý:
Việc điều trị gai cột sống bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc. Chính vì vậy, điều trị bệnh thoái hóa cột sống thường nghiêng về bảo tồn nhiều hơn. Các bài thuốc Đông y với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.
Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.
Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, gai cột sống đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ. Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm từ những thương hiệu nổi tiếng trong nước cũng như nhập khẩu.
Sản phẩm S-maxmove nhập khẩu từ USA.
Thành phần chính trong S-maxmove là sụn cá mập đã được khoa học chứng minh về tính hiệu quả đối với bệnh về xương khớp
Nhóm sản phẩm trong nước gồm có
Cốt thoái Vương với tinh chất dầu vẹm xanh đã được khoa học chứng minh về tính hiệu quả đối với bệnh về xương khớp
Kiện khớp tiêu thống với Collagen hiệu quả hàng đầu với điều trị các chứng bệnh về xương khớp
Khương Thảo Đan với Collagen hiệu quả hàng đầu với điều trị các chứng bệnh về xương khớp
Với thành phần sản phẩm 100% từ thiên nhiên và công nghệ chích xuất hiện đại hàng đầu thế giới để giữ lại 100% tác dụng của các tinh chất nên đạt hiệu quả cao nhất trong việc điều trị và phòng ngừa các chứng bệnh về xương khớp.
Cột sống là khung đỡ của toàn bộ cơ thể. Theo năm tháng, do ảnh hưởng từ môi trường, chế độ ăn uống, tư thế vận động, sinh hoạt, luyện tập và chịu sức nặng cơ thể mà bị yếu đi, lão hoá và sức nâng đỡ kém. Vì vậy sử dụng sản phẩm thiên nhiên để đảm bảo sức khỏe lâu dài là sự lựa chọn hiện đại và là xu thế ngày nay.
Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút mua ngay bên dưới hoặc gọi điện thoại đến số 0966602957 để được các dược sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn miễn phí