Bệnh tự miễn là gì? Tự miễn tức là cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính các tế bào của mình, từ đó dẫn đến hậu quả là tự hủy hoại chính mình. Bình thường, ngay từ khi sinh ra hệ miễn dịch của cơ thể đã có chức năng nhận diện những yếu tố “lạ – quen” đối với cơ thể, để hình thành các kháng thể chỉ chống lại các yếu tố “lạ”, bảo vệ các yếu tố “quen”.
Nhưng vì một lý do nào đó, các tế bào trong cơ thể bị biến đổi cấu trúc trở thành yếu tố “lạ” mà hệ miễn dịch của cơ thể không nhận dạng được, dẫn tới kích hoạt hệ miễn dịch sinh ra kháng thể chống lại các tế bào của chính mình và gây ra bệnh tự miễn.
Bệnh tự miễn là gì?
Để biết được bệnh tự miễn là gì, trước hết chúng ta cần đi tìm hiểu về hệ miễn dịch của cơ thể.
Hệ miễn dịch được cấu trúc vô cùng phức tạp bởi các tế bào, các mô và các bộ phận. Nó như một chiếc hàng rào quan trọng ngăn chặn cơ thể khỏi virus, các ký sinh trùng, tế bào lạ. Khi cơ thể bị tấn công bởi các tác nhân kể trên, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể và các tế bào đặc biệt để tấn công chúng.
Cơ thể chúng ta là một thực thể vô cùng kì diệu. Nếu bạn mắc bệnh, hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ lập tức tiêu diệt các tế bào lạ, trả lại cho bạn một cơ thể khỏe mạnh. Thế nhưng đôi khi chúng lại ” khôn nhà dại chợ”, tự kháng chính những tế bào trong cơ thể của mình, gây nên một tình trạng bệnh được y học gọi là bệnh tự miễn.
Bệnh tự miễn khác với dị ứng thế nào?
Tự miễn khác xa với dị ứng. Trong dị ứng, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công quá mức vào những phần tử lạ xâm nhập cơ thể (ví dụ như phấn hoa, bụi bặm, thuốc,…) gây ra tình trạng viêm, còn tự miễn thì hậu quả sẽ là sự hủy diệt các mô, các tế bào của chính cơ thể và gây ra tình trạng bệnh lý nghiêm trọng trên nhiều mô, nhiều cơ quan.
Bệnh tự miễn thường có tính chất hệ thống. Sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch rất khó có thể sửa chữa được, do vậy cho đến nay người ta chưa thể tìm được những phân tử thuốc đủ thông minh để chỉ tiêu diệt những phản ứng miễn dịch bất lợi và vẫn đảm bảo duy trì được hàng rào miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
Các bệnh tự miễn thường gặp như:
Viêm khớp dạng thấp.
Hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể gắn kết với lớp niêm mạc của khớp. Các tế bào của hệ thống miễn dịch sau đó tấn công các khớp, gây viêm, sưng và đau. Nếu không được điều trị, viêm khớp dạng thấp dần dần gây ra các tổn thương khớp vĩnh viễn. Điều trị viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm các loại thuốc uống hoặc tiêm khác nhau, giúp giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch.
Lupus ban đỏ hệ thống (lupus).
Người bị lupus phát triển các kháng thể tự miễn dịch có thể gắn vào các mô khắp cơ thể. Các khớp, phổi, tế bào máu, dây thần kinh và thận thường bị ảnh hưởng do lupus. Phương pháp điều trị là uống prednisone mỗi ngày, một loại steroid làm giảm chức năng hệ miễn dịch.
Bệnh viêm ruột (IBD).
Hệ thống miễn dịch tấn công niêm mạc ruột, gây ra các đợt tiêu chảy, chảy máu trực tràng, đi tiêu cấp tính, đau bụng, sốt và giảm cân. Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn là hai dạng chính của viêm ruột. Các loại thuốc ức chế miễn dịch dạng uống và tiêm có thể điều trị bệnh.
Đa xơ cứng (MS).
Hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào thần kinh, gây ra các triệu chứng có thể gồm đau, mù, yếu, phối hợp kém và co thắt cơ. Nhiều loại thuốc ức chế hệ miễn dịch có thể được sử dụng để điều trị bệnh đa xơ cứng.
Đái tháo đường tuýp 1.
Kháng thể của hệ thống miễn dịch tấn công và tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Bệnh tiểu đường tuýp 1 ở những người trẻ tuổi cần tiêm insulin để sống sót.
Mức độ phổ biến của bệnh tự miễn
Phụ nữ mắc các bệnh tự miễn với tỷ lệ cao hơn gấp 2 lần so với nam giới: 6,4% nữ giới so với 2,7% nam giới. Bệnh thường bắt đầu trong những năm sinh đẻ của phụ nữ (tuổi từ 14 đến 44).
Một vài bệnh tự miễn phổ biến hơn ở một số nhóm chủng tộc. Ví dụ như lupus ảnh hưởng nhiều người Mỹ gốc Phi và người gốc Tây Ban Nha hơn người da trắng.
Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn
Một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tự miễn đó là:
– Ô nhiễm môi trường: đây chính là một trong những thủ phạm gây nên bệnh tự miễn và làm bệnh tự miễn nặng hơn. Bệnh tự miễn xảy ra trong trường hợp này là do các tế bào của cơ thể bị môi trường làm tổn hại và bị biến đổi.
– Nhiễm trùng: Khi bị viêm nhiễm, các tế bào trong cơ thể trông giống như những tế bào lạ, vì vậy hệ miễn dịch như một bộ máy cứng ngắc, quay ra tấn công những “kẻ lạ” này.
– Vi khuẩn đường ruột bị xáo trộn:
Có hàng tỉ tỉ vi khuẩn sống ở ruột của chúng ta, vai trò của chúng là điều hòa hệ miễn dịch. Tuy nhiên trong những thập kỉ gần đây, việc sử dụng kháng sinh bừa bãi và thuốc tránh thai bừa bãi đã làm mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Từ đó dẫn đến khả năng cao mắc các chứng tự miễn và các rối loạn miễn dịch.
– Thiếu vitamin D: Vitamin D giống như “vệ sĩ” bảo vệ hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch chống lại ung thư, ngăn ngừa sự hợp thành của các nguyên tố không tốt chống lại hệ miễn dịch. Khi lượng vitamin D bị thiếu hút sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hệ miễn dịch của chúng ta. Lượng vitamin D có trong máu nếu thấp hơn 100-150 pg/ml tức là bạn đã bị thiếu hụt vitamin D.
– Tuyến giáp gặp vấn đề: Tuyến giáp là nơi hứng chịu nhiều độc tố, dưới “sức ép” của các độc tố này tuyến giáp rất dễ bị rối loạn.
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì yếu tố di truyền cũng nên được quan tâm. Nếu gia đình bạn có người mắc các bệnh tự miễn thì khả năng cao bạn cũng có thể mắc căn bệnh này.
Triệu chứng bệnh tự miễn
Sốt kéo dài hoặc dễ tái phát: Sốt là triệu chứng đặc trưng của rất nhiều bệnh và nguyên nhân thường là do cơ thể bị virus tấn công. Tuy nhiên, nếu cơn sốt kéo dài dù có uống thuốc hạ sốt và tái phát liên tục thì bạn nên nghi ngờ mình bị các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch.
Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi: Triệu chứng mệt mỏi thường xuất hiện khi cơ thể bị mắc bệnh viêm gan tự miễn, bệnh Celiac, bệnh Hashimoto, thiếu máu, bệnh viêm ruột… Vì thế, nếu bạn luôn cảm thấy uể oải, không tập trung, mất tinh thần thì đó chính là những cảnh báo “phản nghịch” của hệ miễn dịch. Bạn nên đi khám sớm để tìm hiểu nguyên nhân. Nếu đúng là do tăng hoặc giảm miễn dịch thì cần điều trị sớm.
Ngứa da, nổi mề đay, phát ban:
Đây là những dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn với dị ứng. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch trong cơ thể bị suy yếu, hỏng hóc cũng khiến da bị ngứa ngáy, hay nổi mề đay hoặc phát ban
Tăng hoặc giảm cân bất thường: Nếu bạn không thay đổi chế độ ăn uống hoặc luyện tập nhưng trọng lượng cơ thể lại đột nhiên tăng hoặc giảm một cách bất thường thì nguyên nhân có thể do sự trao đổi chất trong cơ thể bị rối loạn, hệ miễn dịch thay đổi.
Sưng các tuyến: Khi hệ miễn dịch tạo các kháng thể tự “hủy hoại” các mô tại các cơ quan có thể gây sưng tại chỗ như các tuyến ở khớp, cổ họng…
Dị ứng thực phẩm hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa: Khi tăng hoặc giảm miễn dịch cũng dễ gây nên những thay đổi trong nhu động ruột và quá trình trao đổi chất. Từ đó có thế khiến bạn dễ bị dị ứng với thực phẩm hoặc gây nên tình trạng táo bón, tiêu chảy…
Điều trị và phòng ngừa bệnh tự miễn
Khi xã hội ngày càng phát triển thì số người mắc các bệnh liên quan đến các bệnh tự miễn ngày càng gia tăng mà không có thuốc chữa triệt để. Vì thế nên để phòng tránh các bệnh tự miễn và bảo vệ hệ miễn dịch, thì cần duy trì một chế độ ăn uống phù hợp, nghỉ ngơi điều độ và hạn chế hút thuốc lá.
Không để mình quá béo hoặc béo phì vì béo cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh tự miễn, như viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp vẩy nến.
Bạn cũng nên duy trì việc khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm nhằm phát hiện sớm những bệnh nguy hiểm, trong đó có các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch. Đồng thời bạn cũng cần thường xuyên vận động chọn cho mình môn thể thao phù hợp để luyện tập đều đặn mỗi ngày.
Khi được phát hiện mình bị tự miễn bạn nên đi khám ngay để được tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp, không nên tự ý dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc khiến bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Hiện nay mặc dù đã có nhiều loại thuốc và kỹ thuật mới ra đời để điều trị bệnh tự miễn song cũng mới chỉ điều trị được triệu chứng của bệnh mà chưa thể khỏi hoàn toàn. Không ai bảo vệ được bản thân tốt nhất ngoài chính bạn nên mọi người cần tìm hiểu và nâng cao ý thức bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể bằng những phương pháp đơn giản hàng ngày.
Lưu ý:
Việc điều trị bệnh tự miễn bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng do tác dụng phụ của thuốc. Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.
Các bài thuốc Đông y với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.
Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.
Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị bệnh vảy nến đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ.
Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh.
Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm từ những thương hiệu nổi tiếng trong nước.
Bộ đôi sản phẩm Kim miễn khang và Explaq
Kim miễn khang giúp nâng cao và cân bằng hệ miễn dịch của cơ thể, chống viêm nhiễm, giải độc và cung cấp năng lượng cho tế bào.
Kem Explaq là một trong những sản phẩm được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh vẩy ngoài da hiệu quả như: Bệnh vảy nến, á sừng, vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng,…
Mua ngayVà Explaq
Mua ngayQuý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới hoặc nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.