Từ lúc thụ thai đến khi trẻ ra đời, mẹ bầu có thể phải đối mặt với vô vàn những biến chứng khi mang thai có nguy cơ xảy ra bất cứ lúc nào. Làm mẹ là một thiên chức mà tạo hóa đã ban tặng đặc biệt cho người phụ nữ. Quá trình mang nặng 9 tháng 10 ngày không phải là ngắn ngủi.
Hãy cùng avado tìm hiểu về những biến chứng khi mang thai để hiểu rõ hơn về những khó khăn mà mẹ bầu có thể phải đối mặt trong thai kỳ và cách xử lý kịp thời.
Biến chứng khi mang thai là gì?
Biến chứng khi mang thai là tất cả những vấn đề sức khỏe có thể xảy ra trong thai kỳ liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ hoặc thai nhi hoặc cả mẹ lẫn con. Các biến chứng có thể xuất hiện cả ở những thai phụ khỏe mạnh, với các bà mẹ từng gặp vấn đề sức khỏe thì nguy cơ mắc phải các biến chứng thai kỳ sẽ tăng cao.
Các biến chứng thai kỳ sẽ làm cho việc mang thai có nhiều rủi ro hơn, khi đó, người mẹ sẽ phải cần được chăm sóc và theo dõi thường xuyên. Thực tế là hầu hết các trường hợp mang thai đều hiếm khi xảy ra những biến chứng phức tạp, nhưng ít nhất hiểu biết rõ về những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân là điều mà các bà mẹ tương lai nên làm.
Đôi khi không có sự phân biệt rõ ràng giữa các biến chứng khi mang thai với các triệu chứng không mấy dễ chịu do thai nghén gây ra. Thông thường, các triệu chứng không dễ chịu không quá ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày hay gây ra nguy hiểm cho mẹ và bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chúng ta khó có thể phân biệt được hai tình trạng này. Việc phân biệt phải dựa vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
Chẳng hạn mẹ bầu bị ốm nghén thì dấu hiệu điển hình có thể là buồn nôn nhẹ nhưng với biến chứng nôn nghén, người mẹ sẽ buồn nôn và ói nhiều có khi dẫn đến nguy cơ mất nước và điện giải rất nguy hiểm.
5 biến chứng khi mang thai thường gặp nhất
Dưới đây là danh mục các biến chứng khi mang thai phổ biến mà các bà mẹ tương lai cần biết:
1. Sẩy thai
Sẩy thai là việc mất thai xảy ra trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ và trong y học, tình trạng này được gọi bằng thuật ngữ y “sẩy thai tự nhiên”. Hơn 80% trường hợp sẩy thai xảy ra trong vòng 12 tuần và có đến khoảng từ 10 – 20% trường hợp đang mang thai nhưng lại kết thúc bằng việc sẩy thai. Đặc trưng của biến chứng này thường thấy nhất là rỉ máu âm đạo có thể đi kèm với đau bụng và chuột rút. Khi nhận thấy các triệu chứng này, bạn nên lập tức đến bệnh viện, báo ngay cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh. Họ sẽ chỉ định bạn xét nghiệm hoặc siêu âm nhằm xác định rõ rằng đó có phải là sẩy thai hay không để có thể can thiệp kịp thời.
Hơn nữa sẩy thai là một trong những biến chứng khi mang thai phổ biến nhất trong tam cá nguyệt đầu tiên. Ước tính có khoảng 50 – 70% số ca sẩy thai được cho là nguyên nhân đến từ sự bất thường nhiễm sắc thể trong trứng đã được thụ tinh. Đôi khi các vấn đề khác cũng có thể dẫn đến sẩy thai như phôi thai dị tật hoặc trứng đã thụ tinh cấy ghép không đúng cách.
Ngoài ra, các yếu tố như tuổi tác, vấn đề về tử cung hoặc cổ tử cung, tiền sử dị tật bẩm sinh, lối sống không lành mạnh như hút thuốc và lạm dụng thuốc cũng góp phần làm tăng nguy cơ sẩy thai.
2. Sinh non
Những biến chứng khi mang thai. Trong thời gian mang thai, việc những cơn co thắt xuất hiện thường xuyên và đều đặn sẽ giúp cổ tử cung giãn ra và mở rộng trước 37 tuần thai. Nếu bạn sinh con trước thời điểm 37 tuần thai, bé sẽ được gọi là sinh non hay sinh thiếu tháng. Việc sinh non ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé, có thể bé sẽ không được phát triển đầy đủ hoặc trẻ sinh ra sẽ đối mặt với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Một vài triệu chứng cảnh báo tình trạng sinh non dễ thấy là:
Tăng tiết dịch âm đạo cao hơn bình thường
Dịch tiết âm đạo thay đổi có thể có máu
Có hơn 4 cơn co thắt trong một giờ và có thể có hoặc không có đau bụng, chuột rút
Tăng áp lực ở vùng chậu, người mẹ sẽ có cảm giác như em bé đang được đẩy xuống
Đau thắt lưng có khi âm ỉ, có khi cũng xảy ra liên tục
Nếu bạn từng sinh non và gia đình đang chờ đón thành viên nữa thì việc chăm sóc thai kỳ một cách chu đáo nhằm chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ lẫn con là điều mà bạn nên quan tâm.
3. Tiền sản giật
Tiền sản giật được xem là một trong những biến chứng khi mang thai có nguy cơ cao xảy ra chủ yếu vào tam cá nguyệt thứ ba. Cần lưu ý là biến chứng thai kỳ này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, như vào nửa sau của thai kỳ, thậm chí là sáu tuần sau khi sinh.
Cơ chế tăng huyết áp trong tiền sản giật: giả thuyết về sự bất thường của tế bào nuôi làm cho các mạch máu co lại gây tăng huyết áp, thậm chí có thể làm tổn thương các cơ quan quan trọng trong cơ thể như não, gan và thận. Đôi khi trong một số trường hợp, thai phụ không có bất kỳ triệu chứng cảnh báo nào, tình trạng này có thể đe dọa tính mạng.
Lưu lượng máu đến tử cung bị hạn chế do tiền sản giật gây ra các vấn đề như nước ối quá ít. Tình trạng này có thể khiến các mạch máu nhỏ rò rỉ dịch vào các mô cơ thể dẫn đến sưng (phù) và khi các mạch máu nhỏ rò ở thận, một số protein từ máu có thể xuất hiện trong nước tiểu.
Các triệu chứng
Các triệu chứng dễ nhận thấy của tiền sản giật bao gồm:
Sưng hoặc xuất hiện bọng quanh mắt
Phù ở tay, chân hoặc mắt cá chân
Tăng hơn 2 kg trong một tuần (thường là do giữ nước).
Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào có triệu chứng sưng, phù hay tăng cân là đều bị tiền sản giật. Nếu có thêm vài dấu hiệu như đau đầu dữ dội, thay đổi thị lực, buồn nôn, nôn đi kèm với các dấu hiệu cảnh báo ở trên thì đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay với bác sĩ nhé!
4. Đái tháo đường thai kỳ
Nói đến biến chứng khi mang thai phổ biến thì không thể không nhắc đến đái tháo đường thai kỳ. Căn bệnh này xảy ra ở người chưa từng mắc đái tháo đường trước khi mang thai và diễn tiến rầm rộ ngay sau đó.
Bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể khiến lượng đường trong máu trở nên quá cao và ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thai nhi nếu không được phát hiện sớm. Một số ảnh hưởng bất lợi của biến chứng này với thai nhi có thể kể đến như: hội chứng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, thai có nguy cơ dị tật và tử vong, trẻ sinh ra bị thừa cân hay hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh…
Tuy nhiên, các mẹ gặp phải đái tháo đường thai kỳ sẽ có khoảng 25 – 50% nguy cơ chuyển thành đái tháo đường týp 2. Nếu không muốn rơi vào tình trạng này, bạn cần thực hiện nghiêm ngặt kế hoạch ăn uống một cách hợp lý cũng như có lối sống lành mạnh.
Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, các bác sĩ thường sẽ chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm đường huyết từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ.
5. Nhiễm trùng khi mang thai
Thai nhi và mẹ bầu luôn có một mối liên kết đặc biệt, mẹ ăn gì con ăn nấy và kể cả việc mẹ không được bảo vệ tốt thì con cũng khó tránh khỏi nguy hiểm. Nhiễm trùng cũng là một trong những biến chứng xảy ra khi mang thai mà mẹ bầu nên biết. Mẹ bầu bị biến chứng khi mang thai nhiễm một số loại vi khuẩn hay virus gây bệnh có thể gây hại cho cả mẹ và bé với những hậu quả như dị tật bẩm sinh ở trẻ. Tình trạng nhiễm trùng khi mang thai có thể bao gồm các tình trạng sau:
Viêm phụ khoa do vi khuẩn (Bacterial Vaginosis): Ước tính có khoảng 10 – 20% thai phụ bị viêm phụ khoa do vi khuẩn. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do sự sản sinh quá mức của vi khuẩn trong âm đạo hoặc do sự thay đổi của hormone. Việc mẹ bầu bị viêm phụ khoa do vi khuẩn có thể là nguyên nhân liên quan đến tình trạng sinh non và nhẹ cân ở trẻ sơ sinh.
Biến chứng khi mang thai do nhiễm khuẩn
biến chứng khi mang thai do Nhiễm Streptococcus nhóm B (Group B Strep): Loại vi khuẩn này được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC), Hoa Kỳ, khuyến cáo nên tiến hành sàng lọc thường quy cho phụ nữ có thai. Việc nhiễm vi khuẩn này có thể gây viêm bàng quang và tử cung người mẹ, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến trường hợp thai chết lưu.
Cytomegalovirus (CMV): Nhiều ý kiến của các chuyên gia y tế cho rằng, tỷ lệ nhiễm loại virus này ở các nước đang phát triển hiện nay lên đến 90%. Mẹ nhiễm thì 1/3 trẻ cũng có nguy cơ mắc phải. CMV có thể gây ra một số dị tật cho trẻ, trong đó nổi bật nhất là bệnh đầu nhỏ, một số khác dẫn đến mất thính lực, thị lực và các khuyết tật khác.
Toxoplasma: Đây là một loại ký sinh trùng vô hại với sức khỏe của người, bởi cơ thể của chúng ta có cơ chế miễn dịch tự nhiên khi có tác nhân bên ngoài xâm nhập. Tuy nhiên, khi ký sinh trùng này truyền từ mẹ sang con, chúng sẽ gây ra những tác hại khôn lường. Đó có thể là sẩy thai hay thai chết lưu, cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ giảm thính lực và thị giác cùng với các khuyết tật khác.
Nhiễm trùng niệu: có thể gây sinh non.