Viêm tắc tuyến sữa nguyên nhân triệu chứng và điều trị như thế nào?

Viêm tắc tuyến sữa là tình trạng mô vú của chị em phụ nữ bị đau và viêm. Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ cho con bú, thường trong vòng ba tháng đầu sau khi sinh, khiến chị em vô cùng mệt mỏi, kiệt sức. Vậy biểu hiện của viêm tắc tuyến sữa là gì?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Viêm tắc tuyến sữa

Viêm tắc tuyến sữa hay còn được gọi là viêm vú, viêm tuyến vú là một bệnh nhiễm trùng xảy ra ở các mô vú gây đau ngực, nóng, sưng và đỏ vú. Bệnh có thể xuất hiện ở chị em phụ nữ trong nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng phổ biến nhất là chị em phụ nữ trong giai đoạn cho con bú.

Viêm tắc tuyến sữa thường xảy ra khi trong khoảng thời gian từ 1 – 3 tháng sau khi sinh. Nhưng hiện tượng này cũng có thể xảy ra ở phụ nữ không sinh con và phụ nữ sau sinh.

Nguyên nhân Viêm tắc tuyến sữa khi cho con bú

Ống dẫn sữa bị tắc: Nếu vú của chị em không hoàn toàn trống rỗng sau khi cho bé ăn, các ống dẫn sữa có thể bị tắc. Sự tắc nghẽn này khiến sữa chảy ngược dòng, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng vú.

Vi khuẩn xâm nhập vào vú: Vi khuẩn từ bề mặt da và miệng của em bé có thể xâm nhập vào ống dẫn sữa của người mẹ thông qua những vết nứt trên núm vú hoặc qua lỗ mở của ống dẫn sữa. Sữa ứ đọng trong vú tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây bệnh.

Viêm tắc tuyến sữa là tình trạng mô vú của chị em phụ nữ bị đau và viêm
Viêm tắc tuyến sữa là tình trạng mô vú của chị em phụ nữ bị đau và viêm

Nguyên nhân Viêm tắc tuyến sữa ở phụ nữ không cho con bú

Phụ nữ khỏe mạnh thường hiếm khi bị Viêm tắc tuyến sữa. Tuy nhiên, chị em phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, AIDS hoặc hệ thống miễn dịch yếu dễ mắc bệnh hơn.

Ở phụ nữ mãn kinh, viêm vú có thể liên quan đến tình trạng viêm các ống dẫn dưới núm vú mãn tính. Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể có thể gây tắc nghẽn các ống dẫn sữa bởi các tế bào da. Khi tắc ống dẫn sữa sẽ khiến vú bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Tình trạng nhiễm trùng dễ tái phát sau khi điều trị bằng kháng sinh.

Một số yếu tố nguy cơ khác

– Thời gian giữa những lần cho em bé bú quá dãn cách.

– Mẹ mặc áo lót quá chật.

– Mẹ chỉ em bé bú một bên.

– Mẹ có tiền sử bệnh viêm tuyến vú.

– Bé chưa biết bú, mẹ phải nặn sữa nhưng thực hiện không đúng cách khiến núm vú bị tổn thương.

– Mẹ vệ sinh vú kém, sữa bị ứ đọng, không thông…

Những triệu chứng Viêm tắc tuyến sữa thường gặp

Các biểu hiện Viêm tắc tuyến sữa thường xuất hiện một cách đột ngột, một số triệu chứng thường gặp có thể kể đến là:

Đau nhức vú, ngực nóng đỏ… là biểu hiện Viêm tắc tuyến sữa thường gặp

Đau vú và có cảm giác ấm khi chạm vào vú.

Có cảm giác đau nhức, mệt mỏi trong người.

Vú bị sưng, sữa ra không đều cũng là biểu hiện Viêm tắc tuyến sữa.

Biểu hiện viêm tắc tuyến sữa còn thể hiện qua màu sắc da quanh vùng ngực có màu đỏ nhẹ hoặc không đỏ.

Cảm thấy có hạch hoặc khối u cứng ở ngực cũng là biểu hiện Viêm tắc tuyến sữa mà các mẹ cần lưu ý.

Cơ thể người phụ nữ có biểu hiện sốt, sợ lạnh, tức ngực, đau đầu, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng.

thể hiện qua màu sắc da quanh vùng ngực có màu đỏ nhẹ
thể hiện qua màu sắc da quanh vùng ngực có màu đỏ nhẹ

Tình trạng có mủ

Khi tình trạng Viêm tắc tuyến sữa chuyển sang giai đoạn làm mủ, bầu vú của người mẹ sẽ bắt đầu sưng to, da đỏ nóng từng đám hoặc toàn bộ vú, các cơn đau nhức tăng dần, sốt cao không giảm và mưng mủ cục bộ, cơ thể người mẹ khó chịu, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, khát nước.

Tuy tình trạng Viêm tắc tuyến sữa thường xảy trong vài tuần đầu tiên cho con bú nhưng nó vẫn có thể xảy ở bất cứ lúc nào trong thời gian phụ nữ cho con bú. Viêm tắc tuyến sữa thường ảnh hưởng đến một bên vú, không phải cả hai vú.

Khuyến cáo: Viêm tắc tuyến sữa nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể biến chứng thành một áp xe tại ổ viêm, viêm xơ tuyến vú mãn tính, nhiễm khuẩn, thậm chí hoại tử vú… Do đó, để tránh biến chứng nguy hiểm này, chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám ngay ngay khi phát hiện các biểu hiện Viêm tắc tuyến sữa.

Tác hại viêm tắc tuyến sữa

Mẹ bị viêm tắc tuyến sữa có nguy cơ cao mắc áp xe vú, viêm tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú.

Viêm tuyến vú: Bầu ngực tiếp tục sưng to và rất đau, sờ bầu ngực thấy có nhiều cục cứng, nặn sữa không ra, đầu vú sưng tấy.

Áp xe vú: Gây đau, mưng mủ ở tuyến vú, đau tức dữ dội. Áp xe vú thường xảy ra sau khi người mẹ bị tắc tia sữa từ 1 tuần trở lên mà không được điều trị.

Hình thành các dải xơ hóa và u xơ tuyến vú: Do tắc tia sữa lâu ngày không được điều trị. Tình trạng này không quá phổ biến nhưng cũng không hiếm gặp.

Viêm tắc tuyến sữa và cách điều trị hiệu quả

Như đã nói ở trên, khi có biểu hiện Viêm tắc tuyến sữa các mẹ nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám cụ thể. Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh dựa trên những biểu hiện Viêm tắc tuyến sữa và thăm khám lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể thực hiện xét nghiệm máu, kiểm tra tuyến sữa hoặc lấy mẫu mô ở miệng trẻ để củng cố chẩn đoán và xác định phương pháp điều trị Viêm tắc tuyến sữa phù hợp.

Tùy vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp

Tắc tuyến sữa xảy ra ở hầu hết các bà mẹ mới sinh.

Khi bị thì các mẹ cảm thấy tức ngực, đau, cảm giác vô cùng khó chịu. Vậy các bạn hãy tìm hiểu viêm tắc tuyến sữa, áp xe vú cho các mẹ sau sinh để có thể rút ra những kiến thức riêng cho mình.

– Trong thời gian mang thai, có nhiều chị em đầu bú bị thụt vào , không bằng phẳng lúc này chúng ta cần kéo ra ngoài khi mang thai ở tháng thứ 5. Có thể bôi lên đó chút dầu ăn, vệ sinh đầu vú hằng ngày để khi sinh nở vùng da vú sẽ dầy và không bị nứt.
– thông tin sữa ngay sau khi sinh bằng cách dùng tay day đều xung quanh bầu vú.

– Sau sinh khoảng 24h các mẹ nên cho con bú sớm, trước khi cho con ăn và sau khi con ăn xong nên dùng khăn thấm nước ấm vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt muốn vú không bị sệ xuống thì các mẹ nên dùng tay xoa đều quanh bầu vú.

– Thay đổi chế độ ăn hợp lí bằng cách ăn các loại thức ăn giúp sữa tăng nhiều như : đu đủ xanh ninh chân giò, chân chó, canh cá chép,…

Lưu ý không nên ăn các thức ăn cay nóng, uống đồ uống có cồn.

– Uống nhiều nước cũng khiến cho mẹ có nhiều sữa, có thể kết hợp uống nước hoa quả.

– Tập thói quen cho con bú đúng giờ, thời gian cho mỗi lần bú ngắn tầm 10 đến 15 phút, đặc biệt khi ngủ không cho trẻ ngậm đầu bú. Khi cho con ăn bạn cần để cho ăn hết sữa của một bên rồi mới chuyển sang bên kia. Trường hợp nhiều sữa quá thì có thể vắt cạn lượng sữa thừa. Lần sau thì để con bú bên kia trước. Sữa thừa sẽ tích tụ lại nếu bú không hết.

– Các bạn nên mặc áo rộng thoáng, lưu ý các mẹ có con lần đầu nên dùng miếng lót để sữa không bị rỉ ra áo.

– Vệ sinh miệng thường xuyên cho bế đảm bảo lưỡi bé luôn được giữ sạch bằng cách đánh tưa lưỡi cho con.

– Các mẹ cần giữ thân nhiệt của mình luôn ấm, tránh bị cảm lạnh.

– Nếu cảm thấy cơ thể mình có gì đó không bình thường thì nên đi khám ngay

2. Tắc tia sữa

Quá trình ứ đọng, bế tắc và tạo mủ được gọi là tắc tia sữa. Những bà mẹ mới sinh và đặc biệt là những người mới sinh con lần đầu rất hay mắc phải. Đặc điểm để bạn phát hiện ra ngay đó là : bầu vú to , có cục, khối cứng, khi và cho con bú thì không ra, ra rất ít. Có nhiều mẹ cảm thấy đau rát khi con bú.

Khi mới bị viêm tắc tuyến sữa có thể sử dụng phương pháp như sau:

Cho bé bú càng nhiều càng tốt
Cho bé bú càng nhiều càng tốt

– Cho con bú mọi lúc càng nhiều càng tốt.

– Nghỉ ngơi đầy đủ, không suy nghĩ nhiều.

– Có một chế độ ăn uống hợp lí vì nếu tình trạng tắc tia sữa kéo dài sữa sẽ ít đi và nguy cơ mất sữa cao.

– Nên sử dụng khăn ấm để chườm lên vú và mát-xa nhẹ nhàng trước khi cho con ăn

– Khi con bú bạn có thể mát-xa tại những vùng có cục cứng

– Hiện tượng tắc tia sữa này có thể chuyển biến trong một vài ngày nếu bạn có những biện pháp xử lí kịp thời. Bạn có thể sử dụng các loại máy hút sữa nếu tình trạng tắc tia sữa kéo dài và nặng hơn

– Thực hiện mát-xa vùng vai gáy để cơ thể được thư giãn, đồng thời xua tan bớt những căng thẳng.

– Tiến hành mát-xa nhẹ nhàng bầu ngực đến khi nào sữa chảy ra

– Kiểm tra ở đầu vú có còn cặn sữa vướng lại không, có thì các mẹ nên lấy kim rồi khêu thật nhẹ nhàng.Đã có nhiều người hết tắc tia sữa nhờ dùng kim khêu.

– Khi dùng máy hút sữa thì các mẹ nên dùng tay mát-xa thật nhẹ nhàng nhất là những chỗ cứng có cục.

Chữa tắc tia sữa bằng sản phẩm thiên nhiên

Nếu mẹ đã cố gắng sử dụng những cách trên mà không chữa tắc tia sữa triệt để thì có một cách vô cùng đơn giản giúp mẹ gọi sữa về đó là sử dụng sản phẩm lợi sữa Latifol. Thực phẩm sức khỏe lợi sữa Latifol với thành phần gồm chè vằng, thông thảo, đinh lăng và tam thất được điều chế và sản xuất bằng công nghệ hiện đại giúp tăng khả năng hấp thụ và là những vị thuốc vô cùng hiệu quả trong việc bồi bổ sức khỏe và lợi sữa cho mẹ sau sinh.
Thực phẩm sức khỏe lợi sữa Latifol có tác dụng tốt trong việc kích thích tiết sữa mẹ và giúp sữa mẹ đặc và thơm hơn. Sử dụng sản phẩm còn giúp giảm nguy cơ biến chứng do tắc tuyến sữa, viêm tắc tia sữa như áp xe vú, viêm tuyến vú cho mẹ và giúp các mẹ nhanh lấy lại vóc dáng trước khi sinh.

Lợi sữa Latifol không phải là thuốc mà là sản phẩm được bào chế từ các vị thảo dược vô cùng quý giá

Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, các nguyên liệu đầu vào được lấy từ nguồn nguyên liệu sạch và được chế biến kĩ lưỡng nên sản phẩm rất an toàn cho mẹ và bé khi sử dụng. Sản phẩm được sản xuất theo dưới dạng viên nén nên rất thuận tiện sử dụng đúng và đủ liều lượng sử dụng theo liệu trình có hiệu quả rất tốt.
 
Theo liệu trình sản phẩm rất an toàn cho người sử dụng và để đạt được hiệu quả cao nhất các mẹ nên kiên trì sử dụng trong vòng từ 2 đến 4 tuần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *