Nhiều người lo lắng tự hỏi liệu bệnh viêm gan B có di truyền không vì ai đã từng mắc căn bệnh này cũng thấm thía được những khó khăn mà nó mang lại. Liệu tính di truyền có phải là nguyên nhân khiến cho càng ngày càng có nhiều người mắc phải căn bệnh này.
Liệu bệnh viêm gan B có di truyền không?
Do hoạt động quá thường xuyên và tiếp xúc trực tiếp với chất độc hại quá nhiều nên gan luôn đối mặt với nguy cơ mắc phải nhiều bệnh. Trong đó có bệnh viêm gan B. Những biểu hiện bệnh thường làm cho bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, không những tàn phá hoạt động của gan mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ qua khác trong cơ thể.
Để tìm hiểu Viêm gan B có di truyền không cần biết về nguyên nhân viêm gan B. Bệnh ban đầu đơn giản do virus viêm gan B HBV chỉ mới bắt đầu tấn công, nhưng sau dần phát triển và tấn công vào các tế bào gan và nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ gan. Căn bệnh này được xem là một trong những vấn đề về gan mà chúng ta cần phải chú ý điều trị và khắc phục bệnh ngay từ đầu. Vì nếu không kiểm soát sớm bệnh sẽ ngày càng nặng và nhanh chóng chuyển sang suy gan, xơ gan, thậm chí gây ung thư gan và bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ tử vong.
Trả lời bệnh viêm gan B có di truyền không
Để trả lời Viêm gan B có di truyền không thì Các bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết, bệnh viêm gan B là một bệnh lây nhiễm nhưng không mang tính chất di truyền khi có bố hoặc mẹ mắc bệnh viêm gan B, vì viêm gan B không phải là một căn bệnh gây ra bởi đột biến gen hay do tính trạng mà là do sự tấn công của các siêu virus Lây nhiễm viêm gan B qua đường máu nên người bệnh khi mắc bệnh viêm gan B chỉ có thể lây nhiễm bệnh sang cho con khi không có biện pháp phòng bệnh. Vậy nên, viêm gan B tuy không phải bệnh di truyền nhưng nếu bố hoặc mẹ bị viêm gan B hoàn toàn có thể lây nhiễm sang cho con nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả
Lưu ý
Bệnh viêm gan B tuy không có khả năng di truyền đồng thời nhưng lại rất dễ lây nhiễm nên chúng ta cần hết sức cẩn trọng. Đặc biệt có thể lây nhiễm qua ba con đường chính là từ mẹ sang con, đường máu và quan hệ tình dục. Điều này lý giải tại sao mà số lượng bệnh nhân mắc bệnh và tới khám tại các bệnh viện không ngừng gia tăng.
Bệnh viêm gan B lây nhiễm sang cho trẻ là rất nguy hiểm, nên các bận phụ huynh có bố hoặc mẹ mắc bệnh viêm gan B cần được tiêm phòng bệnh viêm gan B cho trẻ sau khi sinh trong 24h đầu để phòng bệnh, người mẹ mắc bệnh viêm gan B vẫn có thể cho con bú nhưng khi trẻ chưa được tiêm phòng bệnh và đầu vú có hiện tượng nứt hoặc chảy máu thì mẹ nên ngừng việc cho con bú.
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm gan B
Khi đã biết bệnh Viêm gan B có di truyền không và đã có dấu hiệu nhiễm virus, người bệnh cần đi khám chẩn đoán bệnh viêm gan, bác sĩ sẽ yêu cầu chị làm xét nghiệm HBsAg. Nếu HBsAg (+), chứng tỏ bạn đã bị nhiễm virus viêm gan B. Chị cần đến khám bác sỹ chuyên khoa Gan mật và làm các xét nghiệm viêm gan B chuyên khoa để đánh giá mức độ, giai đoạn bệnh.
– Những kỹ thuật bác sĩ có thể chỉ định chị làm để đánh giá chuyên sâu như:
+ Chẩn đoán hình ảnh giúp đánh giá hình thái nhu mô gan: trong siêu âm hình ảnh nhu mô gan thường bình thường, hệ thống đường mật và túi mật cũng bình thường. Có thể có nhu mô gan thô. Khi nghi ngờ có thể chỉ định chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ, …
+ Fibroscan: đánh giá tính chất nhu mô gan bằng để định lượng mức độ xơ hóa nhu mô gan.
+ Xét nghiệm chức năng gan: đánh giá tình trạng phá hủy tế bào gan (GOT, GPT, …) chức năng tổng hợp (công thức máu 32 chỉ số, protein máu, albumin máu, globulin máu, đông máu toàn bộ, điện di protein máu, …), chức năng khử độc (Bilirubin toàn phần/trực tiếp, GGT, ALP, …).
+ Xét nghiệm siêu virus viêm gan B: đánh giá tải lượng virus (HBV-DNA); HBcAb (total, IgM).
+ Đánh giá nguy cơ ung thư gan: AFP, AFPL3/AFP, PIVKA-II.