Cây Thường Xuân được trồng nhiều rất nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp và sự may mắn, cây Vạn niên còn mang lại giá trị cao trong y học. Nó là một vị thảo dược quý trong điều trị ho đang được sử dụng trên toàn thế giới. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về hành trình tìm ra tác dụng lá thường xuân, cơ chế và hiệu quả điều trị của loại cây mang biểu tượng của “sự may mắn” này.
Thông tin về cây thường xuân
Cây Thường Xuân có tên khoa học là Hedera helix. Ngoài ra nó còn có một số tên gọi khác như: cây Vạn niên, cây cảnh Dây Nguyệt Quế, Dây Lá Nho, Dây lvy, cây Trường Xuân …Đây là một loại cây vừa có thể làm cây cảnh trồng chậu rất lý tưởng, vừa là một loại thảo dược trị ho cho trẻ em rất tốt.
Tên tiếng Việt: Bách cước ngô công, Dây thường xuân
Tên khoa học: Hedera sinensis (Tobl.) Hand.-Mazz.
Họ: Araliaceae
Công dụng: Giải độc (Thân, lá, hạt ngâm rượu uống). Chữa rắn, rết cắn, tẩy (Quả). Phong thấp, đau nhức (Thân). Còn chữa viêm gan, đau đầu, nôn ra máu, mắt mờ, nhọt độc. Lá hơ nóng chườm chữa sưng hạch.
A. Mô tả cây Thường Xuân:
Cây leo thường xanh có nhiều rễ móc khí sinh, không có gai. Lá đơn không có lá kèm, phiến lá phân thuỳ, dài 5-10cm, rộng 3-8cm, gân chân vịt. Cụm hoa chuỳ, gồm nhiều tán, có lông sao. Hoa nhỏ, màu vàng trắng và lục trắng; lá bắc rất nhỏ, đài có 5 răng nhỏ; tràng 5, gốc rộng, có một mào cuốn ở giữa; nhị 5, bầu 5. Quả hạch tròn, khi chín màu đen.
Hoa tháng 5-8, quả tháng 9-11.
B. Phân bố, sinh thái:
Cây mọc ở rừng ẩm Lào Cao (Sapa), Lai Châu. Độ cao phân bố thường từ 1300m trở lên.
Dây thường xuân là cây ưa khí hậu ấm mát, hơi chịu bóng, thường mọc bám trên đá, trong loại hình rừng núi đá vôi ẩm. Không thấy ở rừng núi đất. Cây có hệ thống rễ bám, phát triển, phân cành nhiều, nên dễ dàng tạo thành mảng lớn trùm kín bề mặt khối đá vôi. Cây ra hoa hàng năm vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Khi quả già, rụng xuống, hạt mắc vào kẽ đá, hốc mùn mới nảy mầm.
Dây cây Vạn niên có khả năng tái sinh khỏe sau khi bị chặt. Trồng được bằng từng đoạn dây. Có thể thu hái dây quanh năm.
C. Bộ phận dùng:
Rễ, thân, lá và quả, dùng tươi hay phơi khô.
D. Thành phần hoá học Thường Xuân:
Lá thường xuân chứa hederasaponin A (thực chất là hederasaponin C), hederasaponin B. Thân cứa germacren B.
E. Tính vị, công năng:
Vị đắng, cay, tính mát; có tác dụng khu phong, lợi thấp, bình can, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng.
F. Công dụng Thường Xuân:
Thân, lá, hạt nấu uống với rượu ấm có thể dùng để giải ngộ độc. Hạt ngâm rượu để trị bệnh phong huyết, đau lưng.
Ở Trung Quốc, dây dùng trị viêm khớp đau nhức, viêm gan, đau đầu, nôn ra máu, mắt mờ, nhọt độc sưng đau.
Ở Ấn Độ, lá dùng làm thuốc chườm nóng trị sưng hạch; quả dùng hãm uống trị thấp khớp.
Quả dùng ngoài diệt chấy. Chất gôm, một dịch rỉ nhựa từ thân cây già là thuốc kích thích và điều kinh.
Trong y học dân gian Ý, lá thường xuân được dùng dưới dạng thuốc hãm uống để trị sỏi mật và dạng thuốc sắc rửa trị đau dây thần kinh, viêm mô tế bào và đau răng.
Hành trình tìm kiếm tác dụng của lá thường xuân
Lịch sử của loài cây Thường xuân gắn liền với lịch sử phát triển của người châu Âu. Loài cây này đã ăn sâu vào ngôn ngữ, tôn giáo, nghi lễ, khoa học và nghệ thuật. Chẳng hạn người Ai Cập tôn thờ cây Thường xuân như thánh Osiris và người Hi Lạp cổ cũng tôn thờ loài cây này như các thánh Bacchus, Demeter, Pan.
Từ thời cổ xưa, Hippocrate – “Cha đẻ của Y học” (năm 460 đến 375 trước CN) đã sử dụng hầu hết các bộ phận (rễ, lá, quả, hoa,…) của cây cây Vạn niên để chữa nhiều loại bệnh như: bệnh lỵ, bệnh gút, ho, khó thở…Tuy nhiên, ông hoàn toàn không biết gì về các thành phần hoạt tính có trong lá thường xuân. Thay vì đó, ông tin tưởng vào sự ngự trị của các vị thần và các linh hồn ở trong cây thường xuân đã tạo ra quyền năng chữa lành bệnh của loài cây này.
Thế kỷ XV, Leonardo da Vinci (1452 – 1519) mới nhận thức rõ về tác dụng chữa bệnh của lá Thường xuân: Theo báo cáo của ông, những con lợn rừng tự chữa khỏi bệnh nhờ ăn lá Thường xuân. Trong thế kỷ 16, lá Thường xuân tiếp tục được chú ý như một loại thuốc để điều trị bệnh viêm phế quản. Vào thế kỷ 19, một bác sĩ tại Pháp đã nhận thấy rằng trẻ em ở vùng miền Nam nước này ít bị ho hơn các vùng khác do thường uống sữa bằng loại cốc làm từ gỗ cây Thường xuân. Từ đó ông đưa ra kết luận, chiết xuất từ cây Vạn niên có khả năng chữa được cả bệnh về đường hô hấp.
Các nghiên cứu
Từ năm 1949, công ty Engelhard Arzneimittel GmbH & Co.KG – CHLB Đức đã phối hợp với nhiều bệnh viện và các trường đại học lớn trên thế giới tiến hành hơn 20 nghiên cứu khoa học trên quy mô lớn, được kiểm soát chặt chẽ để đánh giá hiệu quả điều trị của dịch chiết lá Thường xuân. Kết quả cho thấy dịch chiết này có hiệu quả cao trong điều trị viêm đường hô hấp cấp tính và mãn tính có kèm theo triệu chứng ho.
Năm 1998, Hội đồng khoa học Châu Âu đã công nhận các tác dụng kể trên và khẳng định rằng dịch chiết từ lá Thường xuân có thể làm dịu cơn ho và giảm đau do ho mà không làm mất phản xạ ho.
Đến năm 2003, dựa trên nghiên cứu “Sinh học tế bào” – Giáo sư Hanns Haberlein (Trường Đại học Bonn – Đức) cùng cộng sự đã giải mã thành công cơ chế tác dụng của dịch chiết lá Thường xuân: α – Hederin là thành phần hoạt chất chính có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản, giảm độ nhớt dịch nhày giúp long đờm và giảm ho.
Năm 2009, tạp chí Phytomedicine – một tạp trí uy tín hàng đầu về y học đã công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng trên 9,657 bệnh nhân, trong đó có 5,151 trẻ em bị viêm phế quản cấp và mãn tính được điều trị với siro chứa cao lá thường xuân, sau 7 ngày sử dụng, 95% bệnh nhân đã hết triệu chứng ho hoặc cải thiện ho rõ rệt. Cao lá thường xuân là một loại thuốc chữa ho hiệu quả.
Tác dụng dược lý
Cao lá thường xuân có khả năng điều trị viêm đường hô hấp cấp tính và mạn tính có kèm triệu chứng ho. Nhiều nghiên cứu cho thấy dịch chiết từ lá thường xuân này có hiệu quả cao trong điều trị viêm đường hô hấp cấp tính và mãn tính có kèm theo triệu chứng ho.
Trong lá thường xuân cũng có chứa glycoside, một hoạt chất giúp làm giãn cơ trơn phế quản, mát niêm mạc họng, giảm đau, long đờm, thông mũi và làm dịu cơn ho nhanh chóng.
Ngoài ra, Cao lá thường xuân khô còn có các tác dụng khác như: chống nấm (như chống Candida albicans), chống giun sán (ví dụ chống cestodenes, nematodenes, trematodenes), kháng sinh (kháng Staphyloc- cocus aureus), chống động vật nguyên sinh (ví dụ chống trùng Amip và Trichomonas).
Công dụng :
Điều trị đường viêm hô hấp cấp có kèm theo ho, điều trị triệu chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính