Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng phổ biến thường liên quan đến tuổi tác, có thể gây cứng khớp, khó chịu và đau đầu liên quan đến cổ. Vì vậy cần hiểu rõ hơn nguyên nhân, triệu chứng và điều trị như thế nào để khắc phục thoái hóa cột sống cổ an toàn và hiệu quả.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa cột sống cổ hay thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở người lớn tuổi nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ. Đó là quá trình thoái hóa của hệ thống cơ xương khớp xảy ra tại cột sống cổ, tình trạng thoái hóa này có thể là do lão hóa nhưng cũng có thể là do bệnh lý mắc phải.
Đặc trưng bởi các tổn thương: cốt hóa xương dưới sụn, gai hóa thân đốt sống, hẹp khe khớp và các lổ tiếp hợp, xẹp thân đốt sống… từ các tổn thương này mà sinh ra các triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống cổ
Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ
Cột sống cổ có cấu tạo gồm 7 đốt sống (được đánh dấu từ C1 – C7). Trong đó đốt sống C3 – C7 tập trung nhiều mạch máu và dây thần kinh. Chính vì thế, các chấn thương cũng thường xảy ra tại những vị trí đốt sống này. Đặc biệt là các đốt sống C5 – C6 – C7. Do chúng đảm nhận chức năng chịu lực phần đầu và kiểm soát quá trình hoạt động của khớp cổ.
Thoái hóa đốt sống cổ gây ra các cơn đau nhức, tê mỏi cổ, hình thành do một số nguyên nhân sau:
1. Tuổi tác và giới tính
Tuổi càng cao thì nguy cơ bị thoái hóa cột sống cổ càng tăng. Lúc này cơ xương khớp đang trong giai đoạn lão hóa, xương yếu và dễ bị thoát vị đĩa đệm…
2. Hoạt động sai tư thế
Những nguyên nhân khiến cột sống cổ dễ gặp tổn thương và bị thoái hóa đốt sống cổ
3. Làm việc nặng nhọc
Việc mang vác, bưng bê đồ quá nặng trên vai,…có thể ảnh hưởng đến cột sống cổ. Ngoài ra, việc đeo những vật nặng trên vai hay cổ như balo, điện thoại cũng có thể khiến cột sống cổ tổn thương.
4. Chế độ ăn uống
Ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng khiến cơ thể thiếu hụt các chất cần thiết. Đặc biệt là Proteoglycan (chất cấu tạo sụn khớp, giúp giữ nước và dưỡng Collagen trong khớp).
Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ là tình trạng phát triển theo độ tuổi nên ai cũng sẽ trải qua quá trình này. Tuy nhiên có một số yếu tố làm quá trình này trở nên nhanh hơn hoặc có các triệu chứng xuất hiện như:
Di truyền
Một số nghiên cứu các cặp sinh đôi cho biết di truyền đóng một vai trò quan trọng, những em bé trong gia đình có người bị mắc bệnh xương khớp sẽ có nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ nhanh hơn ở các đối tượng khác.
Béo phì:
Khi cân nặng càng cao áp lực lên hệ xương, đĩa đệm càng lớn nên sự thoái hóa diễn ra nhanh hơn
Hút thuốc
Thói quen làm giảm quá trình hấp thu dinh dưỡng. Ngoài ra, một chấn thương cột sống, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm, đôi khi có thể làm quá trình thoái hóa đốt sống cổ diễn ra nhanh hơn.
Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ thường gặp
Gai Cột Sống
Đau cổ. Đau nhức nhẹ, cứng cổ là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thoái hóa cột sống cổ. Tuy nhiên, đôi khi cơn đau cũng có thể mạnh lên và trở nên trầm trọng, có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày.
Đau thần kinh.
Loại đau này có xu hướng rõ rệt và có thể lan xuống vai, xuống cánh tay, tay hoặc ngón tay. Thông thường, đau thần kinh chỉ có thể cảm thấy ở một bên của cơ thể.
Các triệu chứng thần kinh ở cánh tay, bàn tay hoặc ngón tay gây thoái hóa đốt sống cổ. Tê có thể lan xuống vai, cánh tay, và / hoặc ngón tay.Những loại triệu chứng này có thể gây trở ngại cho các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đánh máy, mặc quần áo hoặc giữ đồ vật. Các triệu chứng có thể từ khó chịu ở cổ đến đau đớn, tê liệt, yếu cơ cánh tay và tay.
Đau hơn khi vận động. Nói chung, đau do thoái hoá thường có xu hướng nặng hơn khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
Một số các triệu chứng khác:
Giảm vận động tay / hoặc chân; Mất cân bằng cơ thể; Mất kiểm soát ruột và bàng quang; Yếu cơ và tê liệt; Mất hình thái cấu trúc cân bằng của cơ thể.
Các triệu chứng của bệnh thoái hóa có thể khác nhau giữa từng người
Hậu quả của thoái hóa đốt sống cổ
Có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa đốt sống cổ không?
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh mạn tính tiến triển suốt đời do quá trình thoái hóa lâu ngày gây tổn thương tổn thương sụn khớp, đĩa đệm, gân cơ dây chằng quanh khớp. Quá trình tái tạo xương diễn ra chậm hơn quá trình hủy xương, tế bào sụn ít được tái tạo và sản sinh thêm theo tuổi tác. Vì vậy mà không thể chữa khỏi hoàn toàn được bệnh thoái hóa cột sống cổ.
Nếu lơ là, thoái hóa nặng có thể dẫn đến biến dạng khớp, gây rất nhiều đau đớn vùng cổ, vai gáy, cánh tay, khó có thể cử động quay đầu bình thường, thậm chí là tàn phế, tử vong.
Tuy nhiên, nếu được chữa trị sớm và dự phòng tích cực, bạn có thể hoàn toàn hết đau do thoái hóa cột sống, giảm hẳn chứng nhức mỏi vai gáy, ngăn ngừa bệnh tình tiến triển nặng thêm.
Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra một số hậu quả sau:
Thoái hóa cột sống cổ có thể dẫn đến biến dạng cột sống cổ, cứng khớp gây hạn chế vận động và vận động đau.
Chèn ép rễ thần kinh gây ra hội chứng cổ vai cánh tay một hoặc hai bên: các triệu chứng là đau dọc từ cổ xuống vai, cánh tay kèm cảm giác tê buốt, có thể vận động tay yếu, kém linh hoạt.
Chèn ép các động mạch đốt sống gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt, ù tai, buồn nôn.
Biến chứng đáng chú ý nhất của thoái hóa đốt sống cổ là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể gây chèn ép tủy sống, thậm chí có thể gây yếu liệt một hoặc hai tay, chân, rối loạn cảm giác tứ chi, hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật (đại tiểu tiện không tự chủ).
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ?
Các bác sĩ chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ thông qua khám lâm sàng triệu chứng và kết quả X-quang cột sống cổ. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp cộng hưởng từ (MRI) cổ và phân tích tốc độ dẫn truyền điện cơ/thần kinh (EMG). Xét nghiệm điện cơ này có thể giúp chẩn đoán mức độ tổn thương các dây thần kinh do thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhằm xác định bệnh.
Những phương pháp nào dùng để điều trị thoái hóa đốt sống cổ?
Bác sĩ thường dùng nẹp cổ để hạn chế chuyển động cổ và giúp giảm đau. Tuy nhiên, sử dụng nẹp cổ quá lâu sẽ làm yếu cơ cổ. Bạn không nên tự ý nẹp cổ mà không có hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu bị đau đột ngột, người bệnh cần nghỉ ngơi và dùng thuốc theo toa (thuốc gây tê và các loại thuốc kháng viêm). Bác sĩ có thể kê thêm thuốc giãn cơ nhưng chỉ với liều lượng ít và trong thời gian ngắn. Sau khi hết đau, bạn có thể bắt đầu các bài tập cổ luân phiên khi sử dụng nẹp cổ. Các bài tập để di chuyển cổ giúp tăng chuyển động và sức dẻo dai. Bạn nên lưu ý, nắn chỉnh cột sống không được khuyến cáo cho bệnh lý này.
thoái hóa đốt sống cổ hiếm khi cần phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ được xem xét sau khi các liệu pháp khác không có tác dụng hoặc người bệnh cần can thiệp để giảm áp lực lên các dây thần kinh và tủy sống.
Chế độ dinh dưỡng để điều trị và phòng ngừa bệnh
Chế độ ăn uống hàng ngày rất quan trọng và cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt hơn là những người bị thoái hóa đốt sống cổ.
Bạn hãy tìm hiểu làm thế nào để xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng cho chứng rối loạn khớp phổ biến này nhé.
Lợi ích của việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa chứng đau lưng bằng việc phòng ngừa thừa cân hoặc béo phì. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cải thiện chứng thoái hóa cột sống cổ tốt hơn.
Xương sống của mỗi người có thể chịu một áp lực nhất định. Khi trọng lượng cơ thể quá nặng, cột sống sẽ phải “làm việc nhiều hơn” để giữ cơ thể cân bằng. Khi tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ;
Vì vậy, bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin trong bữa ăn hàng ngày giúp cơ thể, dây chằng, mô, sụn khớp và khớp xương khỏe mạnh, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
Canxi
Canxi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của các khớp cũng như duy trì hoạt động của cơ, tạo xương và chất dẫn truyền thần kinh. Do tầm quan trọng của canxi đối với cơ thể, việc bổ sung nguyên tố này là biện pháp chính cho những người bị loãng xương và thoái hóa đốt sống cổ nghiêm trọng.
Các loại thực phẩm bổ sung canxi mà bạn có thể tham khảo bao gồm:
Các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai;
Rau xanh đậm như rau bó xôi hoặc bông cải xanh;
Đậu: đậu phộng, đậu Hà Lan, đậu đen;
Một số loài cá như cá hồi, cá mòi;
Các loại thực phẩm khác: đậu phụ, hạt vừng, bánh bắp ngô, đường nâu.
Vitamin D
Vitamin D cần thiết để hỗ trợ hấp thụ và chuyển hóa canxi trong cơ thể, giúp bảo vệ xương và phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả. Nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời bao gồm:
Lòng đỏ trứng;
Cá hồi;
Cá;
Sữa.
Magiê và vitamin K
Khoa học đã chứng minh magiê và vitamin K giúp tổng hợp protein để hình thành xương. Bạn có thể tìm thấy magiê trong:
Ngũ cốc và bánh mì;
Các loại hạt như hạt điều, hạt hướng dương, hạnh nhân;
Các loại rau xanh đậm như rau bó xôi, bông cải xanh, bơ và kiwi.
Axit béo omega-3
Các nghiên cứu cho thấy omega-3 có thể giúp kiềm chế đau khớp và cứng khớp ở những người bị viêm khớp, thoái hóa đốt sống cổ.
Cá hồi;
Cá ngừ;
Đậu nành.
Glucosamine và chondroitin
Glucosamine và chondroitin là những yếu tố chính quan trọng trong quá trình giúp tái tạo sụn khớp. Bạn có thể tìm thấy những hợp chất tự nhiên này trong khoang tủy xương hoặc sụn của bò và dê.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoái hóa đốt sống cổ? Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục thoái hóa xương khớp của mình nếu lưu ý vài điều sau đây: Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe;
Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê;
Nghỉ ngơi thường xuyên;
Hạn chế cử động cổ;
Tập các bài tập chuyển động cổ và tăng sức bền;
Duy trì tư thế tốt trong khi ngồi và đi bộ;
Giảm thiểu chấn thương cột sống cổ;
Tránh các môn thể thao đối kháng;
Tập luyện thường xuyên và giữ cho trọng lượng cơ thể lý tưởng.
Chú ý: Việc điều trị gai cột sống bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc. Chính vì vậy, điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ thường nghiêng về bảo tồn nhiều hơn. Các bài thuốc Đông y với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.
Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.
Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, gai cột sống, thoái hóa đốt sống cổ đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ. Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm từ những thương hiệu nổi tiếng trong nước cũng như nhập khẩu.
Sản phẩm S-maxmove nhập khẩu từ USA.
Thành phần chính trong S-maxmove là sụn cá mập đã được khoa học chứng minh về tính hiệu quả đối với bệnh về xương khớpNhóm sản phẩm trong nước gồm có
Cốt thoái Vương với tinh chất dầu vẹm xanh đã được khoa học chứng minh về tính hiệu quả đối với bệnh về xương khớp Kiện khớp tiêu thống với Collagen hiệu quả hàng đầu với điều trị các chứng bệnh về xương khớp Khương Thảo Đan với Collagen hiệu quả hàng đầu với điều trị các chứng bệnh về xương khớpCác sản phẩm giúp tăng cường sản sinh các tế bào mô sụn, tăng cường liên kết nhằm phục hồi các tế bào mô sụn bị tổn thương. Ngăn chặn quá trình thoái hóa xương khớp, thoái hóa đĩa đệm. Có chức năng kháng viêm và kháng khuẩn tốt, ức chế và giảm nhanh các cơn đau xương khớp. Quý khách chọn nút mua ngay để đặt mua sản phẩm hoặc gọi điện đến số 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm