Tê bì chân tay là bệnh gì? Điều trị bệnh như thế nào? Câu hỏi này nhận được rất nhiều mối quan tâm của những người gặp phải triệu chứng này. Dưới đây là bài viết tổng hợp những thông tin giải đáp vấn đề này.
Tê bì chân tay là gì?
Tê bì chân tay là tình trạng vùng da ở bàn chân hay bàn tay bị tê khiến cho người bệnh có cảm giác như bị kiến bò hay bị kim châm vào da. Ở một số trường hợp thì đây là biểu hiện sinh lý bình thường nhưng nó cũng là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm mà bạn cần nắm rõ.
Tê bì chân tay là bị bệnh gì?
Tình trạng tê bì chân tay khởi phát rất nhẹ nhàng như tê rần các đầu ngón tay, có cảm giác bị châm chích ở đầu các ngón tay làm giảm cảm giác. Những biểu hiện nay có thể nặng hơn và lan dần lên phía cổ tay, cánh tay, cẳng tay…Nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng mất cảm giác.
Nguyên nhân gây ra tê bì chân tay
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, tê bì chân tay xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, đây có thể là một hiện tượng sinh lý bình thường và cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý. Khi tình trạng này xảy ra nhiều lần, người bệnh không nên chủ quan, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân, nhanh chóng khắc phục.
Tê bì tay chân sinh lý
Tê bì chân tay do sinh lý là trường hợp rất dễ gặp và thường do các nguyên nhân dưới đây:
Những người ngồi cố định một chỗ nhiều, ngồi xe nhiều giờ rung lắc thường xuyên,… gây cản trở máu lưu thông, các mạch máu và rễ thần kinh bị chèn ép gây ra tê bì chân tay.
Thời tiết chuyển lạnh, khí huyết bị ứ đọng gây rối loạn cảm giác dẫn đến tình trạng tê bì chân tay sinh lý, đặc biệt là những người có cơ địa yếu, sức đề kháng kém khi trời lạnh.
Một số trường hợp tê bì chân tay có thể xảy ra là do tác dụng phụ của thuốc.
Tê bì chân tay do thiếu chất
Các vitamin B1, B6, B12, vitamin E hoặc các chất axit folic, canxi, kali đều rất cần thiết đối với của hệ thần kinh. Nếu cơ thể bạn thiếu hụt các chất này sẽ dẫn đến tình trạng viêm dây thần kinh ngoại, phù nề gây ra tê bì chân tay.
Trường hợp này thường xảy ra ở những người có thể trạng gầy gò, ốm yếu. Lúc này, người bệnh nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ dinh dưỡng, giúp bổ sung đầy đủ các chất cho cơ thể, cải thiện tình trạng tê bì chân tay.
Tê bì chân tay do bệnh lý
Các bệnh lý liên quan đến thần kinh, mạch máu, xương khớp là nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay bệnh lý. Dưới đây là một số bệnh có thể gây ra tê bì chân tay:
Thoái hóa đốt sống:
Ở các khe khớp cột sống có rất nhiều dây thần kinh đi qua giúp chi phối vận động, cảm giác từ vai gáy đến tay chân. Khi bị thoái hoá cột sống, các dây thần kinh bị chèn ép, gây ra cơn đau tê bì dọc xuống cánh tay, bàn tay và đầu ngón tay. Các cơn đau cơ cũng xuất hiện, lan xuống vùng hông, dọc đùi sau, bắp chân sau, bàn chân, gây tê bì từ bắp chân xuống dưới bàn chân.
Thoái hóa khớp:
Thoái hóa khớp khiến cho các xương ở tay chân yếu dần, cơ cũng dần teo đi, khả năng chịu lực kém, sẽ dễ bị đau mỏi tê chân tay.
Hội chứng ống cổ tay:
Đây là hội chứng gây chèn ép làm co thắt mạch máu ngoại vi, dây thần kinh giữa bị chèn ép, làm tăng dịch tiết ở cổ tay, dẫn đến tình trạng tê bì chân tay, yếu ở các ngón tay.
Rối loạn chuyển hóa:
Bệnh đái tháo đường gây viêm dây thần kinh ngoại biên cũng là nguyên nhân gây ra tê bì chân tay ngoại biên. Đây là dấu hiệu sớm của bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu, bệnh béo phì, rối loạn các cơ quan mô liên kết làm mất cân bằng hormore.
Xơ vữa động mạch:
Tê bì chân tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh xơ vữa động mạch. Các ngón tay, ngón chân bị tê ran, khó chịu, những trường hợp nặng tình trạng này sẽ xảy ra ở cả cánh tay.
Nhiễm độc:
Tê bì chân tay xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm các độc tố như chì, thủy ngân, các chất thải công nghiệp,… Bên cạnh đó, ngộ độc rượu làm suy giảm khả năng của não, ảnh hưởng đến hệ thần kinh có thể gây ra tê bì chân tay.
Nhiễm trùng:
Nhiễm phong, lao, thương hàn, một số virus,… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay
Tê bì chân tay bệnh lý rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại những hậu quả không mong muốn. Khi gặp phải những vấn đề trên, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có các biện pháp chữa trị phù hợp.
Triệu chứng tê bì chân tay
Đau nhức, mỏi cơ
Triệu chứng đầu tiên ảnh hưởng đến người bệnh là cảm giác nhức nhối, đau mỏi dai dẳng khắp các xương khớp. Kèm theo đó là chứng mỏi cơ khiến việc hoạt động tay chân, di chuyển hay sinh hoạt đều khó khăn và mệt mỏi.
Chuột rút
Người mắc bệnh lý này cũng thường xuyên phải chịu đựng những cơn chuột rút dữ dội ở bàn chân và bắp chân, đặc biệt thường xảy ra vào ban đêm và sáng sớm.
Mất cảm giác, tê buốt tay chân
Khi bệnh kéo dài lâu, các triệu chứng tê buốt như kim châm ở tay chân cũng diễn ra nhiều hơn và lâu hơn, thậm chí khiến người bệnh mất toàn bộ cảm giác và khả năng hoạt động, di chuyển trong một thời gian ngắn.
Bệnh đau nhức khớp tê bì chân tay có nguy hiểm không
Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, thường chủ quan khi xuất hiện những triệu chứng đau mỏi khớp, tê tay chân ban đầu và không chú ý đến việc chữa trị. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài sẽ không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hiện tại và tương lai về già mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường về xương khớp, dẫn đến suy yếu và bại liệt tứ chi.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Tê bì tay chân
Sau khi hỏi bệnh sử, tiền sử và khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như:
Điện cơ để đo lường mức độ của cơ bắp
Chụp cộng hưởng từ MRI
Chụp cắt lớp vi tính CT Scan
Chụp X-quang
Các biện pháp điều trị bệnh Tê bì tay chân
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà sử dụng phương pháp điều trị cho phù hợp. Nhìn chung, tê chân tay sinh lý không cần điều trị chỉ cần áp dụng một số biện pháp hỗ trợ, phòng ngừa như tăng vận động thể dục thể thao, xoa bóp thư giãn tay chân.
Phần lớn các trường hợp tê chân tay lặp lại nhiều lần, kéo dài hoặc do bệnh lý, cần được điều trị sớm và kịp thời để tránh biến chứng xấu.
Điều trị triệu chứng:
Những loại thuốc điều trị tình trạng bị tê chân lâu ngày bao gồm:
Thuốc chống trầm cảm: nhóm thuốc điều trị tê chân do đau cơ xơ hóa
Thuốc corticosteroid: thuốc giảm viêm, giảm tê chân do bệnh đa xơ cứng (MS).
Thuốc Gabapentin và pregabalin: thuốc góp phần ngăn chặn và giảm tê chân do đau cơ xơ hóa, đa xơ cứng, bệnh thần kinh tiểu đường.
Điều trị nguyên nhân
Do nguyên nhân sinh lý: Những cách khắc phục ngay tại nhà khi bị tê chân bao gồm:
Tránh ngồi nhiều, đứng lâu:Chú ý không cúi nhấc vật nặng hay ngồi xổm, đi dép chật, không để tay chân bị lạnh.
Nghỉ ngơi: giảm tê chân tay do dây thần kinh bị chèn ép
Chườm lạnh. Chườm lạnh vào chân và bàn chân 15 phút/ngày có thể giảm sưng, giảm tê chân do dây thần kinh bị chèn ép.
Chườm nóng. Những người bị tê chân do dây thần kinh bị chèn ép cũng có thể áp dụng chườm nhiệt.
Xoa bóp chân và bàn chân giúp cải thiện lưu lượng máu và có thể làm giảm các triệu chứng tê chân.
Tập thể dục. Những bài tập thể dục như yoga, Pilates, aerobic có thể thúc đẩy lưu lượng máu và giảm viêm, đau, giảm tê chân.
Tắm muối Epsom. Để giảm tê chân người bệnh có thể tắm nước muối Epsom chứa magie giúp tăng lưu lượng máu và lưu thông.
Ngủ đủ giấc. Những người bị tê chân có thể do thiếu ngủ cho nên cần ngủ đủ giấc.
Chế độ ăn uống lành mạnh: ăn uống đầy đủ những dưỡng chất, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu nhằm tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa viêm nhiễm như: vitamin nhóm B, vitamin C, Glucosamin,… Đặc biệt, vitamin C và protein giúp sản sinh collagen tăng cường sự đàn hồi da, sự vững chắc của thành mạch, phòng ngừa xơ vữa động mạch.
Do nguyên nhân bệnh lý
Đối với tình trạng tê tay chân do bệnh lý, cần phải điều trị triệt để căn nguyên gây ra vấn đề. Ví dụ như:
Bệnh tiểu đường: cần kiểm soát tốt đường huyết bằng cách dùng thuốc, duy trì chế độ ăn uống khoa học và chế độ tập luyện hàng ngày.
Bị thiếu vitamin: bổ sung vitamin.
Nhiễm độc: điều trị nhiễm độc
Rối loạn chuyển hóa lipid máu: kiểm soát lipid máu ngưỡng an toàn
Điều trị các bệnh lý thoái hóa cột sống, viêm khớp
Cách phòng chống bệnh đau nhức xương khớp tê bì chân tay
Để có một hệ thống xương khớp khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp và dây thần kinh khiến tê dại chân tay, bạn có thể lưu ý một số cách phòng chống bệnh sau:
Hạn chế giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, nên đứng dậy đi lại vận động sau khoảng 30-45 phút ngồi hoặc đứng liên tục.
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên với các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình, tránh tập quá nặng khiến bệnh tình trầm trọng thêm.
Áp dụng một số phương pháp dân gian giúp giảm đau nhức như xoa bóp massage thường xuyên, ngâm chân trước khi đi ngủ với các loại cây thảo dược như gừng và lá lốt…
Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học với nhiều rau xanh và hoa quả sạch, các thực phẩm giàu Omega 3, giúp chắc khỏe xương như chuối, cá hồi, đậu nành… Hạn chế sử dụng các món nhiều dầu mỡ, chiên xào hay các thức uống có ga, rượu, bia, thuốc lá…
Chú ý:
Việc điều trị tê bì chân tay bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc.
Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.
Các sản phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.
Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.
Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị tê bì đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ. Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm nổi tiếng do các đơn vị uy tín sản xuất.
Bovensanfo
Sanfo là công ty dược của USA có nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Bovensanfo là liệu pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch, chuột rút, tê bì chân tay hiệu quả. Tăng độ bền độ dẻo dai của các cặp van đảm bảo các van hoạt động đúng,Bổ khí, thông huyết , Mở rộng các thành mạch bị chèn ép.
Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới. Nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.