Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng một phần não bộ đột ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị tắc (nhồi máu não) hoặc bị vỡ (xuất huyết não). Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất về Đột quỵ não.
1. Sự nguy hiểm của đột quỵ não như thế nào?
Đột quỵ làm cho phần não bị thiếu oxy, tế bào não bị chết chỉ sau vài phút. Sau khi đột quỵ xảy ra, mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết và làm người bệnh già hơn khoảng 3 tuần tuổi. Chính vì vậy, “thời gian chính là Não”.
Người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt và biện pháp điều trị duy nhất đó chính là “Tái tưới máu cho não” càng nhanh càng tốt.
Người bệnh bị đột quỵ não có thể bị liệt, hôn mê và thậm chí tử vong. Tại Việt Nam, đột quỵ không những là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu mà còn gây tàn phế cho người bệnh, là gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội.
Theo số liệu của Hội Đột quỵ Thế giới, cứ 6 người sẽ có 1 người bị đột quỵ. Ở Việt Nam, mỗi năm có 200.000 người bị đột quỵ, tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở nam giới là 18% và ở nữ giới là 23%
2. Nguyên nhân gây đột quỵ não
Nguyên nhân từ não gây đột quỵ bao gồm:
Phình động mạch:Phình mạch có thể gây rò rỉ hoặc vỡ, gây ra xuất huyết. AVM/dị dạng động – tĩnh mạch não – đây là dị dạng nhóm mạch máu nối với nhau, thường chứa động mạch và tĩnh mạch. AVM có thể vỡ hoặc tạo thành cục máu đông, gây xuất huyết hoặc gây chứng đột quỵ do thiếu máu.
Co thắt mạch:đây là chứng co giật động mạch đột ngột, cản trở dòng máu và gây ra thiếu máu cục bộ ngay cả khi không có cục máu đông.
Nguyên nhân về tim gây nên đột quỵ bao gồm
Loạn nhịp tim – nhịp tim bất thường và nhịp tim khác thường như rung nhĩ có thể làm hình thành máu đông và làm gây tắc nghẽn động mạch đến não.
Nhồi máu cơ tim – có thể gây ra nhồi máu hoặc có thể tạo ra cục máu đông làm nghẽn mạch đến não.
Bệnh động mạch cảnh – nguyên do là có mảng xơ vữa trong động mạch làm giảm lưu lượng máu lên não. Huyết tắc có thể chạy từ động mạch cảnh lên não gây tắc mạch não hoặc làm tắc nghẽn động mạch cảnh có thể gây đột quỵ.
Huyết áp cao – góp phần làm mắc bệnh mạch máu não, bệnh động mạch cảnh và bệnh tim. Ngoài ra, cơn tăng huyết áp có thể làm co thắt mạch não hoặc vỡ phình mạch gây đột quỵ.
Nguyên nhân của cơ thể gây đột quỵ bao gồm:
Huyết áp thấp – có thể xảy ra vì mất máu nhiều hoặc mất nước, gây ra rối loạn ở não và gây ra đột quỵ vùng giáp ranh.
Thuốc – thuốc uống ảnh hưởng đến đông máu, xuất huyết hoặc huyết áp có thể dẫn đến đột quỵ.
Thuốc phiện – ma túy như cocaine, methamphetamine và chất kích thích mạnh khác có thể gây co thắt mạch ở bất kỳ động mạch nào trong cơ thể. Điều này có thể gây ra cơn đau tim, đột quỵ do co thắt mạch của động mạch não, hoặc khiến cục máu đông có thể đến não, gây đột quỵ.
Bệnh đông máu – có thể gây tăng việc hình thành máu đông hoặc gia tăng xuất huyết.
Nhiễm trùng – có thể làm thay đổi quá trình đông máu trong cơ thể hoặc xuất huyết, dẫn đến cục máu đông, làm nghẽn mạch hoặc bị xuất huyết. Trong một số trường hợp hiếm gặp, người bị nhiễm trùng có thể tắc nghẽn mạch máu, gây thiếu máu cục bộ.
Viêm – có thể góp phần tạo nên việc tạo cục máu đông.
Những bọt khí trong mạch máu co thể di chuyển đến não làm tắc mạch và gây ra đột quỵ.
3. Cách phòng tránh đột quỵ não như thế nào?
Mặc dù đột quỵ là bệnh gây tử vong và tàn phế cao nhưng chúng ta có thể phòng ngừa được. Phòng bệnh đột quỵ não tốt nhất bằng cách:
Tránh các yếu tố nguy cơ bằng thói quen sống tích cực: Không lạm dụng bia rượu. Không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích.
Tránh tình trạng béo phì bằng cách tập thể dục hàng ngày.
Tránh tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài. Chế độ ăn nên có nhiều rau, hoa quả. Hạn chế ăn quá mặn, quá nhiều mỡ động vật.
Kiểm soát và điều trị tốt các bệnh: Đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ, bệnh lý tim mạch…bằng cách đo huyết áp hằng ngày, kiểm soát tốt đường máu, lượng mỡ trong máu…
4. Các biểu hiện nào báo hiệu bạn có thể bị đột quỵ não?
Các triệu chứng của một cơn đột quỵ thường diễn tiến nhanh, tuy nhiên cũng có khi phải mất vài giờ hay vài ngày bạn mới phát hiện ra điều bất thường. Nếu bạn đang gặp phải bất kì triệu chứng nào được liệt kê dưới đây, bạn tuyệt đối đừng xem nhẹ, dù một số triệu chứng có vẻ chẳng đáng lo ngại.
Huyết áp cao
Huyết áp cao có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như đột quỵ bằng cách hủy hoại các dây thần kinh não hoặc làm yếu các mạch máu và dẫn đến rách hoặc vỡ mạch máu.
Huyết áp cao là nguyên nhân gây ra đột quỵ Bên cạnh đó, huyết áp cao là nguyên nhân hình thành cục máu đông trong dòng lưu thông máu và đưa chúng đến não bộ, gây ra đột quỵ.
Các vấn đề về thị lực
Đột quỵ có thể gây ra ảo ảnh kép, mất thị lực một bên mắt, hoặc thị lực mờ ảo. Một cuộc khảo sát 1.300 người ở Anh, họ đều cho rằng đột quỵ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực.
Đột quỵ có thể gây ra ảo ảnh kép, mất thị lực một bên mắt, khiến thị lực bị mờ.
Tê liệt nửa người
Một triệu chứng thường thấy là cảm giác tê liệt ở một bên mặt, tay hoặc chân. Trong một số trường hợp, sự tê liệt cũng có thể xuất hiện ở bên còn lại khi cơn đột quỵ diễn ra.
Chóng mặt và mệt mỏi không rõ nguyên nhân
Một nghiên cứu đã cho thấy chóng mặt và hoa mắt cũng là triệu chứng phổ biến ở những người mắc đột quỵ. Tình trạng choáng váng này có thể bị gây ra bởi phần não bị ảnh hưởng.
Một cơn đau nửa đầu bất chợt hoặc cơn đau đầu dữ dội
Trong cơn đột quỵ, máu lưu thông đến não hoặc bị chặn hoặc bị ngắt hoàn toàn do một sự gián đoạn trong mạch máu. Điều này có thể gây rách hoặc hủy hoại mạch máu, dẫn đến một cơn đau nửa đầu hoặc đau đầu đột ngột.
Đau cổ hoặc đau vai
Một mạch máu bị rách trong não có thể gây đau cổ hoặc vai.
Nếu bạn không thể chạm cằm vào ngực (với điều kiện bạn không béo phì hoặc có bệnh lí nào khác), hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời
5. Làm gì khi người thân có dấu hiệu đột quỵ?
Đỡ người thân để họ không bị té ngã
Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì cần để bệnh nhân nằm yên và nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ gần nhất.
Nếu bệnh nhân hôn mê: Cần xem bệnh nhân thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hoặc ngưng thở. Nếu ngưng thở thì cần hô hấp nhân tạo nhằm kịp thời cung cấp oxy cho não.
6. Những điều không được làm khi người thân bị đột quỵ
Không được tự ý điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị.
Không cho bệnh nhân ăn uống và đề phòng nôn trào ngược, bệnh nhân hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẻ rất nguy hiểm.
Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp > 220/120 mmHg và không dùng thuốc hạ huyết áp nhỏ dưới lưỡi.
7. Đột quỵ ngày nay được điều trị ra sao?
Mục tiêu là tái thông mạch máu càng sớm càng tốt: Bằng liệu pháp tan cục máu đông (rTPA) cho những bệnh nhân đến bệnh viện sớm trong giờ vàng (dưới 4.5 giờ sau khi bị đột quỵ) và lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học (dưới 6 giờ sau khi bị đột quỵ).
Năm 2018, Hiệp hội Đột quỵ Mỹ (ASA) khuyến cáo có thể thực hiện phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học ở một số bệnh nhân bị tắc mạch máu lớn trong não đến bệnh viện với thời gian muộn hơn, cụ thể là từ 6 – 16h hoặc 16 – 24h với một số tiêu chuẩn riêng, trong đó có tiêu chuẩn bắt buộc là lõi nhồi máu dưới 50-70ml, được đánh giá qua chụp CTSCAN tưới máu não (CTP) mà chỉ có thể thực hiện được ở các thế hệ máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy như CT 640 và phần mềm chuyên dụng.
Các mục tiêu tiếp theo là hạn chế biến chứng, tìm kiếm nguyên nhân đột quỵ não để dự phòng đột quỵ tái phát và phục hồi thần kinh bằng tập phục hồi chức năng.
Trong quá trình phục hồi cần sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để tăng cường tuần hoàn máu là phương pháp điều trị đột quỵ não hiện đại khoa học, được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
8. Đột quỵ có tái phát không và phải làm sao để phòng ngừa tái phát?
Tỷ lệ tái phát đột quỵ trong 5 năm đầu tiên là 25%, nghĩa là cứ 4 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ sẽ có 1 bệnh nhân từng đột quỵ bị tái phát. Do đó, phải chú ý điều trị tích cực để phòng ngừa.
Thay đổi lối sống tích cực, có chế độ ăn thích hợp, tăng cường tập thể dục, tập vận động cũng như kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ: Đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn mỡ và hút thuốc lá….là cách tốt nhất để phòng ngừa Đột quỵ não tái phát.
Sử dụng các sản phẩm thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ não hiệu quả là xu hướng tương lai.
Việc phục hồi sau đột quỵ cần có phác đồ điều trị chuẩn xác để ngăn bệnh tái phát trở lại. Trong đó việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chiết xuất 100% từ thiên nhiên mang tính an toàn cao hiệu quả mà không cần lo lắng về tác dụng phụ.
S-wellmind được chiết xuất từ nguồn thảo dược thiên nhiên theo công nghệ hiện đại, đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của Mỹ. Sản phẩm giúp tăng cường sự tập trung và trí nhớ, hỗ trợ điều trị thiểu năng não, tăng cường lưu lượng máu não và vi tuần hoàn, cải thiện các di chứng sau tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não.
S-Wellmind được khuyên dùng nhằm hỗ trợ, ngăn ngừa chứng:cải thiện các di chứng sau tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não, suy tuần hoàn não – suy giảm trí nhớ, Tai biến và sau tai biến mạch máu não, rối loạn thần kinh thị giác và tuần hoàn thần kinh. Sản phẩm được sử dụng rộng rãi tại USA và hiện tại đã có mặt tại cửa hàng Avado. Quý khách đặt mua sử dụng nút mua ngay bên dưới hoặc gọi điện thoại đến số 0966602957 để được tư vấn miễn phí bởi dược sĩ nhiều kinh nghiệm