Viêm gan B là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay với tỷ lệ mắc cao. Ở Việt nam, viêm gan virus là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong. Trong đó viêm gan B chiếm tỉ lệ cao nhất. Biến chứng của viêm gan B đang đặt ra nhiều thách thức cho nền y tế Việt Nam.
Các biến chứng viêm gan B
Sau cùng, người bệnh viêm gan B không có biện pháp can thiệp, không có chế độ chăm sóc đặc biệt thì bệnh sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe.
Biến chứng của viêm gan B gây xơ gan
Xơ gan là biến chứng thường gặp khi viêm gan B mạn tính tiếp tục phát triển. Virus liên tục tấn công các tế bào gan, khiến mô gan dần được thay thế bằng sẹo, mô xơ và làm xơ hóa gan. Hậu quả, các sẹo và mô xơ sẽ làm suy giảm dần chức năng gan dẫn tới tình trạng người mệt mỏi, dễ bị nhiễm khuẩn.
Tuy nhiên, các triệu chứng của xơ gan cũng rất khó phát hiện, khiến cho sức khỏe người bệnh càng gặp nguy hiểm. Đa phần người bệnh phát hiện ra bị xơ gan đã ở giai đoạn cuối và không còn khả năng phục hồi.
Suy gan cấp
Suy gan cấp cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm gan B. Người bệnh sẽ có những dấu hiệu như buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, vàng da (có thể kèm theo vàng niêm mạc mắt), rối loạn chức năng đông máu và bệnh lý não do gan.
Nếu bệnh diễn biến nặng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận, suy đa tạng và bệnh nhân có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu, xử lý kịp thời.
Viêm gan D
Hầu hết các trường hợp nhiễm virus viêm gan siêu vi B cũng dễ nhiễm chủng virus viêm gan khác là viêm gan D. Bệnh nhân không thể mắc viêm gan D nếu không nhiễm virus HBV. Lúc này, cả viêm gan B và viêm gan D sẽ cùng nhau hủy hoại tế bào nặng nề hơn.
Bệnh não do gan
Bệnh não do gan thường ít xảy ra, tuy nhiên mức độ nguy hiểm lại rất cao. Triệu chứng viêm gan b ban đầu, bệnh nhân cảm thấy bứt rứt, khó chịu, khó ngủ, nằm không yên rồi sau đó là trạng thái tâm thần không ổn định. Từ đó chuyển sang biến chứng viêm gan b, bệnh nhân dễ kích thích, mất định hướng thời gian và không gian. Tiếp đó, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái rối loạn tâm thần cấp tính, mê sảng rồi đi vào hôn mê dần.
Viêm cầu thận
Bệnh nhân mắc viêm gan B cũng có khả năng gặp biến chứng là viêm cầu thận, tuy nhiên trường hợp này nằm ở mức thấp. Trẻ em có nhiều khả năng phục hồi từ những vấn đề thận hơn là người lớn.
Ở giai đoạn đầu sẽ vẫn chưa xảy ra triệu chứng gì, người bệnh vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường. Khi bệnh tiến triển lên biến chứng viêm gan b, hiện tượng phù rất rõ: phù ở mặt, dưới da quanh mắt cá trước xương chày, vùng cùng cụt, dưới da đầu và nguy hiểm hơn là dẫn tới suy cầu thận, hư thận.
Tăng áp suất mạch môn
Như chúng ta đã biết, một trong những chức năng quan trọng của gan là lọc máu. Tuy nhiên, khi virus siêu vi viêm gan B tấn công lá gan, tạo nên các mô xơ mọc xung quanh tĩnh mạch gan, sẽ khiến các mạch máu bị xiết lại làm tăng áp suất mạch môn. Từ đó, gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khác như giãn tĩnh mạch thực quản, tích tụ dịch trong xoang phúc mạc và có thể khiến bệnh nhân tử vong.
Biến chứng của viêm gan B nguy hiểm nhất là gây ung thư gan
Người mắc bệnh viêm gan B mạn tính có nguy cơ ung thư gan cao hơn gấp 20 lần so với người thường, biến chứng này rất dễ dẫn tới tử vong.
Các triệu chứng thường gặp của ung thư gan là phù, đau bụng, cường lách, sốt và sụt cân. Ung thư gan là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm và rất khó điều trị, nguy cơ tử vong lại cao. Bởi vậy, cần chủ động thăm khám và điều trị bệnh trước khi diễn biến trầm trọng hơn. Từ viêm gan B mạn tính dẫn tới xơ gan, nặng hơn là phát triển thành ung thư.
Cách phòng ngừa các biến chứng viêm gan b
Điều trị thuốc kháng virus là một quá trình kéo dài liên tục. Những bệnh nhân đã bị xơ gan hoặc ung thư cần được dùng thuốc kháng vi rút cả đời, những bệnh nhân khác các bác sĩ sẽ dựa vào các kết quả xét nghiệm trong quá trình điều trị để quyết định thời gian điều trị.
Trong quá trình điều trị, cứ 6 tháng – 1 năm, bệnh nhân được kiểm tra nồng độ vi rút viêm gan B, men gan và một số xét nghiệm khác để theo dõi kết quả điều trị.
Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa biến chứng viêm gan b
Khi điều trị thuốc kháng vi rút viêm gan B, điều quan trọng nhất là bệnh nhân cần tuân thủ điều trị, uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng, và cần tuyệt đối bỏ rượu, bia. Với các trường hợp bà mẹ nhiễm viêm gan B khi mang thai, trong 3 tháng cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ virus viêm gan B của bà mẹ để có chỉ định dùng thuốc kháng virus nhằm giảm khả năng lây truyền cho con.
Các trường hợp mẹ đã nhiễm HBV, sau sinh em bé cần được tiêm huyết thanh và vaccine viêm gan B sớm trong 24h.
Khi mắc bệnh, cần tăng cường đề kháng của cơ thể bằng cách nghỉ ngơi, ăn các loại thực phẩm có lợi cho gan, hạn chế uống rượu, bia. Cẩn trọng với các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có thể gây hại cho gan (đặc biệt là thuốc Bắc thuốc Nam không rõ nguồn gốc).
Do chưa thể loại trừ triệt để được virus viêm gan B ra khỏi cơ thể nên việc phòng ngừa biến chứng viêm gan b là rất quan trọng. Bởi vậy, tiêm vắc xin phòng viêm gan B được coi là phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.
Cách sinh hoạt phòng ngừa biến chứng viêm gan B
Cần tiêm vắc xin đầu tiên càng sớm càng tốt sau khi sinh (trong vòng 24 giờ đầu), tiếp theo là liều thứ 2, thứ 3 với khoảng thời gian cách nhau tối thiểu là 4 tuần, và tiêm vắc xin nhắc lại sau 1 năm, 5 năm.
Bên cạnh đó nên phòng biến chứng viêm gan b bằng cách sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm. Nên đi khám sức khỏe định kỳ để chắc chắn không bị nhiễm bệnh. Tuyệt đối không dùng chung bơm kim tiêm. Không tiếp xúc trực tiếp với máu, các vết thương hở, chất dịch của người khác nếu không sử dụng dụng cụ bảo vệ.
Không xăm hình, làm răng, châm cứu, xăm mắt, xăm môi… tại những cơ sở không uy tín, an toàn. Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác như: Bàn chải đánh răng, dao cạo râu…