Bệnh đường hô hấp lúc giao mùa và cách phòng ngừa như thế nào?

Lúc thời tiết giao mùa cũng là lúc xuất hiện nhiều loại bệnh, trong đó bệnh thuộc đường hô hấp là dễ gặp nhất, đặc biệt là bệnh có liên quan đến nhiễm khuẩn. Mọi đối tượng đều có thể mắc bệnh hô hấp lúc giao mùa nhưng người cao tuổi (NCT) thì càng cần lưu ý hơn. Vì vậy, phòng bệnh hô hấp cho NCT vào thời điểm này là hết sức cần thiết.

Bệnh đường hô hấp ở người cao tuổi lúc giao mùa thế nào?

Người cao tuổi nên giữ ấm cơ thể khi ra ngoài trời.

Một số bệnh đường hô hấp thường gặp

Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải khi thời tiết giao mùa, đặc biệt từ nóng sang lạnh thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất. Đường hô hấp gồm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Đường hô hấp trên có mũi, họng, hầu, thanh quản và các xoang. Đường hô hấp dưới gồm có khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phế quản tận cùng và phế nang.

Viêm mũi họng là một bệnh có thể gặp quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh thì NCT hay gặp nhất. Người bệnh thường hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi. Với bệnh viêm họng, có thể là cấp tính hoặc mạn tính.

Khi thời tiết chuyển mùa, NCT dễ mắc viêm họng cấp tính và nếu không được điều trị sẽ chuyển thành mạn tính. Viêm họng mạn tính sẽ có biểu hiện đau rát họng, ho, ngứa họng, đôi khi có cảm giác nuốt vướng rất khó chịu. Có thể ho khan hoặc ho có đờm. Đờm có thể là màu trắng, vàng, đặc quánh hoặc lỏng, đôi khi có thể có lẫn một ít máu do có tổn thương một số mạch máu nhỏ ở đường hô hấp trên gây ra.

bệnh thuộc đường hô hấp
bệnh thuộc đường hô hấp

Dự phòng

Nếu viêm họng kéo dài, cơn ho sẽ làm cho NCT rất khó chịu, nhất là gây đau thượng vị và kẽ liên sườn do cơ hoành bị kích thích nhiều gây co kéo. Viêm họng mạn tính hoặc viêm mũi mạn tính rất dễ gây nên viêm xoang (có thể viêm một xoang hay nhiều xoang).

Viêm đường hô hấp dưới ở NCT vào lúc thời tiết chuyển mùa là viêm phế quản, viêm phổi. Một điều cần lưu ý là viêm phế quản, viêm phổi cấp tính ở NCT do lạnh thì thân nhiệt (nhiệt độ) thông thường không tăng cao như người trẻ tuổi nên dễ nhầm là bệnh nhẹ, ít được người nhà quan tâm do đó khi vào bệnh viện thì bệnh đã rất nặng.

Một số NCT có bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (CODP) hoặc tâm phế mạn thì vào mùa lạnh, bệnh rất dễ tái phát gây khó thở và do đường hô hấp xuất tiết nhiều nên rất dễ gây nguy kịch cho người bệnh. Vì vậy, khi NCT mắc một trong các bệnh đường hô hấp, phải cấp cứu khẩn trương, nếu để muộn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh đường hô hấp ở trẻ em

Bệnh đường hô hấp là bệnh thường gặp, chiếm tỷ lệ lớn trong bệnh lý ở trẻ em, khoảng từ 30% – 55%. Trung bình trẻ em dưới 3 tuổi, một năm sẽ mắc khoảng từ 3-10 lượt nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính.

Nếu không được khám và điều trị tốt sẽ dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi. Bệnh đường hô hấp ở trẻ em thường xảy ra khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là từ thu sang đông và từ đông sang xuân, môi trường nóng, lạnh đột ngột.

Các bệnh về đường hô hấp bao gồm bệnh đường hô hấp trên và bệnh đường hô hấp dưới. Ở bệnh đường hô hấp trên gồm: Viêm mũi cấp; viêm VA cấp tính; viêm VA mãn tính; viêm A mi đan cấp tính; viêm A mi đan mãn tính; viêm họng đỏ. Ở bệnh đường hô hấp dưới gồm: Viêm phế quản, viêm phổi.

Những trường hợp dễ mắc bệnh

Trẻ em hay bị mắc nhiễm khuẩn hô hấp là do đặc điểm về cấu tạo giải phẫu vùng mũi họng của trẻ em: họng là ngã tư của đường ăn uống và đường hô hấp; mũi họng thông nhau. Vì thế viêm mũi và viêm họng thường hay đi kèm với nhau. Niêm mạc mũi là niêm mạc tiết nhầy, nhờ có chất nhầy đó mà không khí thở qua mũi được lọc sạch bụi và vi khuẩn, có độ ấm và ẩm cần thiết.

Trẻ càng nhỏ thì hốc mũi càng hẹp, khi bị viêm nhiễm chất nhầy sẽ càng tăng tiết hơn, càng làm hốc mũi hẹp hơn, trẻ phải thở bằng miệng.

Vì vậy chức năng lọc và sưởi không khí của niêm mạc mũi không có nữa, không khí trẻ hít vào phổi sẽ không được “lọc sạch” bụi và vi khuẩn.

Điều đó lý giải tại sao khi bị viêm mũi họng thì trẻ rất dễ có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản, viêm phổi.

Phòng ngừa bệnh đường hô hấp

Bệnh đường hô hấp diễn biến thường nặng và khó lường trước. Để dự phòng bệnh đường hô hấp về mùa đông cần phải đảm bảo cơ thể luôn được giữ ấm, mặc áo ấm, đi giầy tất, đội mũ quàng khăn. Phòng ngủ nơi kín gió, tránh bị gió lùa.

Vào mùa hè, chú ý ăn mặc những loại quần áo thông thoáng, tránh để mồ hôi ngấm lạnh vào người, không trực tiếp ngủ dưới quạt máy.

Hầu hết các bệnh đường hô hấp đều lây qua đường hô hấp, nên việc hạn chế tiếp xúc với những người đang bị bệnh cũng là một cách phòng ngừa bệnh.

cần phải đảm bảo cơ thể luôn được giữ ấm
cần phải đảm bảo cơ thể luôn được giữ ấm

Những việc cần làm

Ngoài ra, tăng sức đề kháng cũng là một cách phòng ngừa bệnh, dưới đây là một số cách tăng sức đề kháng, phòng tránh bệnh tái phát:

Súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày. Đây là một cách giúp diệt khuẩn, virus gây bệnh cúm, viêm đường hô hấp và các bệnh răng miệng….

Uống nước ấm. Uống nước ấm vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy cũng là cách để cổ họng không bị khô rát.

Không nên mở rộng ngay cửa sổ cửa phòng lúc sáng sớm. Vì lúc này gió sáng rất lạnh và vẫn còn độc, dễ bị ho, viêm họng.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh chứa nhiều vitamin A, C, chất khoáng. Uống nhiều nước mỗi ngày để bù nước. Đảm bảo vệ sinh thân thể và vệ sinh nơi sống hạn chế sự xuất hiện của các vi khuẩn gây bệnh.

Hạn chế ra ngoài trời nắng gắt. Nếu buộc phải ra ngoài nên trang bị đủ để tránh nắng chiếu trực tiếp vào người.

Không cho quạt quay trực tiếp vào người, vào mặt kể cả ban ngày lẫn ban đêm.

Hạn chế uống nước đá, ăn kem nhiều vì dễ gây viêm họng.

Hạn chế tiếp xúc chỗ đông người ngột ngạt, có khói thuốc lá.

Chú ý:

Việc điều trị bệnh viêm đường hô hấp bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc.

Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.

Các sản phẩm chiết xuất 100% từ thiên nhiên với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị viêm đường hô hấp đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ. Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm nổi tiếng do các đơn vị uy tín sản xuất. 

Thông bổ khí

Đây là sản phẩm nổi tiếng dẫn đầu trên thị trường về điều trị viêm đường hô hấp, khàn tiếng mất tiếng.

Thông bổ khí điều trị viêm đường hô hấp,viêm thanh quản viêm họng hạt khản tiếng. Sản phẩm Thông Bổ Khí có tác dụng hạn chế và ngăn ngừa các triệu chứng liên quan đến bệnh viêm đường hô hấp trên mạn tính như: viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng….
Có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản, làm trong sáng giọng nói. Thông Bổ Khí hỗ trợ ngăn chặn các dấu hiệu của bệnh viêm amidan, cảm cúm.


Mua ngay

Để đặt mua sản phẩm quý khách sử dụng nút đặt mua ngay bên dưới hoặc nếu có thắc mắc thì liên hệ đến số điện thoại 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Bài viết cùng chuyên mục

  • Logo Avado
    Tất cả
  • Logo Avado
    Chưa phân loại