Quả nhàu là một trái cây đặc biệt với bề ngoài hình thù xấu xí nhưng chúng chứa đựng tất cả các công dụng quý của cây nhàu. Trái nhàu có vỏ ngoài màu xanh, vỏ ngoài sần sùi, nhiều mắt khi còn xanh. Vỏ trái nhàu chín thường nhẵn, có màu trắng đục, có mùi khai đặc trưng của quả nhàu, khi nếm có vị cay nồng. Tuy mùi vị của quả nhàu này không phải ai cũng ưa sử dụng nhưng chúng tốt cho sức khỏe, mang lại những công dụng trị bệnh tuyệt vời.
Cây nhàu thuộc họ Cà phê, có tên khoa học là Morinda Citrifolia L., thường mọc ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Ở Việt Nam, nhàu mọc nhiều ở những vùng ẩm thấp dọc theo bờ sông bờ suối, ao hồ hoặc mương rạch ở khắp các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung.

Trái nhàu có hình giống quả trứng có da sần sùi, dài khoảng 5 – 7 cm, lúc còn non có màu xanh nhạt, khi chín có màu mỡ gà, mùi nồng và cay. Quả nhàu khi chín rất mềm và ăn được, chính giữa có một nhân cứng.
Cây nhàu mọc ở đâu?
Cây nhàu (sinh ra quả nhàu) có đôi nét tương đồng với cây xanh, cây si về hình dáng. Cây nhàu mọc chủ yếu ở miền Nam và một số tỉnh miền Trung. Miền Bắc rất hiếm do điều kiện về đất đai và khí hậu. Nơi dễ bắt gặp cây nhàu là xung quanh con kênh, con rạch. Cây nhàu thường mọc tập trung, ở miền Nam có một số vùng được coi là rừng nhàu. Một cây nhàu có thể cho hàng yến quả nhàu tươi nếu ở độ tuổi trưởng thành.

Tác dụng của quả nhàu trong Đông y
Trái nhàu còn có tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ, làm đẹp da, tốt cho tiêu hóa, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, căng thẳng thần kinh…
Quả nhàu là bài thuốc rất nổi tiếng trong dân gian trị đau lưng, phong thấp, nhức mỏi xương khớp
Ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị cao huyết áp, hạ huyết áp kéo dài.
Hạ và đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường
Làm đẹp da, tóc, chống lão hóa
Lợi tiểu, nhuận trường , nâng cao hệ miễn dịch, giải độc
Có thể dùng hàng ngày như một loại thuốc bổ giúp tăng cường sức khỏe
Trái nhàu có thể sử dụng ngâm rượu hoặc sắc nước uống hàng ngày.
Người ta uống quả nhàu để điều trị đau bụng, co giật, ho, tiểu đường, tiểu tiện, kích thích dòng chảy kinh nguyệt, sốt, bệnh gan, táo bón, xuất huyết âm đạo khi mang thai, sốt rét và buồn nôn.
Quả nhàu cũng được sử dụng điều trị bệnh đậu mùa, lách to, sưng, hen, viêm khớp và các vấn đề xương và khớp khác, ung thư, đục thủy tinh thể, cảm lạnh, trầm cảm, tiêu hóa và loét dạ dày.
Các tác dụng chữa bệnh của quả nhàu
Các tác dụng khác của quả nhàu bao gồm điều trị huyết áp cao, nhiễm trùng, rối loạn thận, nhức đầu, hội chứng tiền kinh nguyệt, đột quỵ, đau đớn và an thần.
Nước ép trái nhàu được sử dụng điều trị viêm khớp, tiểu đường, huyết áp cao, đau nhức bắp thịt, nhức đầu, bệnh tim, AIDS, ung thư, loét dạ dày, nhức mỏi, trầm cảm, lão hóa, tiêu hóa kém, xơ vữa động mạch.
Lá nhàu đã được sử dụng trong các loại thuốc chữa đau khớp và sưng khớp, đau dạ dày, kiết lỵ và bệnh giun lươn.
Quả nhàu đôi khi được áp dụng cho da để giữ ẩm và làm giảm dấu hiệu lão hóa. Lá thảo dược này được sử dụng điều trị viêm khớp (bằng cách thoa xung quanh khớp bị ảnh hưởng); đau đầu (bằng cách áp vào trán); vết bỏng, vết loét và vết thương (bằng cách thoa trực tiếp). Hỗn hợp của lá và quả nhàu được dùng để trị áp xe, các chế phẩm của rễ được sử dụng để điều trị các vết cắt và bệnh đậu mùa.
Quả nhàu có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.
Cơ chế hoạt động của quả nhàu là gì?
Quả nhàu chứa nhiều chất, bao gồm kali. Một số chất này có thể giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương trong cơ thể, kích hoạt hệ thống miễn dịch và các hoạt động khác.
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Liều dùng thông thường của quả nhàu là gì?
Liều dùng của quả nhàu có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Quả nhàu có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của quả nhàu là gì?
Quả nhàu có các dạng bào chế:
Nước ép
Viên nang
Bột
Trà.
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng quả nhàu?
Trà nhàu hoặc nước ép có thể gây tổn thương gan ở một số người. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết liệu quả nhàu có phải là nguyên nhân hay không.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Trước khi dùng quả nhàu bạn nên biết những gì?
Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:
Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của nhàu hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.
Bạn nên cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng quả nhàu với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của trái nhàu như thế nào?
Quả nhàu có thể an toàn khi được sử dụng như thức ăn. Tuy nhiên, có một lo ngại rằng việc dùng nhàu với lượng có trong thuốc sẽ không an toàn.
Phụ nữ mang thai và cho con bú: Đừng uống nhàu nếu bạn đang mang thai. Về mặt lịch sử, nhàu đã được sử dụng để phá thai. Bạn cũng nên tránh dùng nhàu nếu đang trong thời kì cho con bú. Không đủ thông tin về sự an toàn của việc sử dụng nhàu trong thời gian cho con bú.
Các vấn đề về thận: Nhàu chứa một lượng kali lớn. Đây có thể là vấn đề , đặc biệt đối với những người bị bệnh thận. Vì vậy, không sử dụng nhàu nếu bạn có vấn đề về thận.
Mức kali cao: Uống nước ép trái nhàu có thể làm tăng mức kali và làm cho kali cao hơn ở những người có quá nhiều kali trong cơ thể.
Bệnh gan: nhàu có liên quan đến một vài trường hợp tổn thương gan. Tránh sử dụng quả nhàu nếu bạn có bệnh gan.
Trái nhàu có thể tương tác với những gì?
Quả nhàu có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng nhàu.
Các sản phẩm có thể tương tác với quả nhàu bao gồm:
Thuốc trị cao huyết áp (thuốc ức chế ACE)
Một số loại thuốc điều trị huyết áp cao có thể làm tăng mức kali trong máu. Tiêu thụ nước trái nhàu cùng với những thuốc này đối với người bị huyết áp cao có thể gây ra quá nhiều kali trong máu.
Một số thuốc điều trị huyết áp cao bao gồm captopril (Capoten®), enalapril (Vasotec®), lisinopril (Prinivil®, Zestril®), ramipril (Altace®) và các loại khác.
Thuốc trị cao huyết áp (thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARBs))
Một số loại thuốc điều trị huyết áp cao có thể làm tăng mức kali trong máu. Dùng nước trái nhàu cùng với các thuốc này đối với huyết áp cao có thể gây ra quá nhiều kali trong máu.
Một số loại thuốc cho huyết áp cao bao gồm losartan (Cozaar®), valsartan (Diovan®), irbesartan (Avapro®), candesartan (Atacand®), telmisartan (micardis®), eprosartan (Teveten®) và các loại khác.
Các loại thuốc có thể gây hại cho gan (thuốc gây độc gan)
Quả nhàu có thể gây hại cho gan. Việc uống nhàu cùng với thuốc gây độc gan có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan. Đừng uống quả nhàu nếu bạn đang dùng thuốc có thể gây hại cho gan.
Một số loại thuốc có thể gây hại cho gan bao gồm acetaminophen (Tylenol® và những loại khác), amiodarone (Cordarone®), carbamazepine (Tegretol®), isoniazid (INH), methotrexate (Rheumatrex®), methyldopa (Aldomet®), fluconazole (Diflucan®), itraconazole (Sporanox®) erythromycin (Erythrocin®, Ilosone®, các loại khác), phenytoin (Dilantin®), lovastatin (Mevacor®), pravastatin (Pravachol®), simvastatin (Zocor®) và nhiều sản phẩm khác.
Warfarin (Coumadin®)
Warfarin (Coumadin®) được sử dụng để làm chậm đông máu. Dùng nước ép nhàu có thể làm giảm tác dụng của warfarin (Coumadin®).
Thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali
Quả nhàu chứa lượng kali lớn. Một số thuốc lợi tiểu có thể làm tăng mức kali trong cơ thể. Dùng thuốc lợi tiểu cùng với quả nhàu có thể gây ra quá nhiều kali trong cơ thể.
Một số thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali bao gồm amiloride (Midamor®), spironolactone (Aldactone®) và triamterene (Dyrenium®).
Cùng tác giả trên:
Lộc nhung nhung hươu có tác dụng gì và sử dụng như thế nào?Thận hải cẩu cho nam giới có tác dụng và cách dùng như thế nào?
Giềng giềng là cây gì công dụng hiệu quả và cách dùng như thế nào?
Đẳng sâm là loại sâm gì? Chức năng và sử dụng như thế nào?
Cây vòi voi là thảo dược gì? Chức năng và sử dụng thế nào cho đúng?
Kim giao là thảo dược gì? Tác dụng dược lý và sử dụng như thế nào?
Cát cánh là thảo dược gì? Tác dụng dược lý và sử dụng như thế nào?
Bối mẫu là thảo dược gì? Công dụng và thành phần dược lý như thế nào?
Beta glucan là gì? Tác dụng và sử dụng như thế nào?
Bách bộ là cây thảo dược gì? Công dụng và sử dụng như thế nào?
Bài viết cùng chuyên mục
Lộc nhung nhung hươu có tác dụng gì và sử dụng như thế nào?
Th8
Thận hải cẩu cho nam giới có tác dụng và cách dùng như thế nào?
Th8
Giềng giềng là cây gì công dụng hiệu quả và cách dùng như thế nào?
Th8
Đẳng sâm là loại sâm gì? Chức năng và sử dụng như thế nào?
Th9
Cây vòi voi là thảo dược gì? Chức năng và sử dụng thế nào cho đúng?
Th9
Kim giao là thảo dược gì? Tác dụng dược lý và sử dụng như thế nào?
Th9